Tia Cực Tím Có Tác Hại Gì? 5 Sự Thật Về Tia Cực Tím Bạn Cần Biết

Mục lục

  • 1. Tác hại của tia cực tím đối với sức khỏe con người?
    • 1.1. Tác hại của tia cực tím gây ung thư da
    • 1.2. Tia cực tím có tác hại làm gây cháy nắng
    • 1.3. Tia cực tím gây tổn thương mắt như thế nào?
  • 2. Cách phòng tránh tia cực tím hiệu quả
  • 3. Tia cực tím được ứng dụng vào nhiều thiết bị công nghệ
  • 4. Bật Mí 5 Sự Thật Về Tia Cực Tím Có Thể Bạn Chưa Biết
    • 4.1.     Tia cực tím giúp diệt khuẩn trong không khí
    • 4.2.     Tia cực tím xuất hiện khi nào giúp tổng hợp Vitamin D
    • 4.3. Làm chậm quá trình phát triển của tế bào da
    • 4.4. Tia UV có tác dụng khử trùng
    • 4.5. Đèn tia cực tím khử khuẩn UV-C Kenkodo có khả năng diệt trừ virus

Sau khi đã cùng Kenkodo tìm hiểu về tia cực tím là gì chắc hẳn điều bạn quan tâm là tia cực tím có tác hại gì và ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe. Chúng ta nên tìm đặc biệt quan tâm đến vấn đề nào để chủ động phòng tránh. Đừng quên tia cực tím UV còn chứa đựng 5 sự thật bất ngờ có thể bạn chưa

1. Tác hại của tia cực tím đối với sức khỏe con người?

Do biến đổi khí hậu, tầng khí quyển trái đất bị thủng nghiêm trọng, làm tác động đến tình trạng tia cực tím tác động xuống bề mặt đất. Nếu bạn không có những biện pháp kịp thời để tránh tiếp xúc với cường độ ánh nắng mặt trời lớn. Thì tia cực tím có tác hại gì cho sức khỏe và mắt của ban?

1.1. Tác hại của tia cực tím gây ung thư da

Tia cực tím xuất hiện khi nào sẽ ảnh hưởng xấu đến da của bạn? Thông thường, nếu bạn tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời sẽ gây nên bệnh ung thư biểu mô tế bào đáy, khối u ác tính.

tia-cuc-tim-co-hai-cho-da
Tia cực tím có hại cho da

Theo nghiên cứu cho thấy tia cực tím là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư nổi bật và phổ biến trong môi trường. Có đến 905 người bị bệnh ung thu do đều do bức xạ của tia cực tím gây nên.

1.2. Tia cực tím có tác hại làm gây cháy nắng

Cháy nắng là vết bị bỏng xảy ra khiến cho các tế bào da của bạn bị tổn thương. Tình trạng này xảy ra là do bạn đã hấp thụ năng lượng từ tia cực tím. Lúc này máu sẽ được chảy thêm vào vùng da bị tổn thương để chữa lành. Vì vậy, đó cũng là lý do da của bạn sẽ chuyển sang màu đỏ khi bị cháy nắng.

Tia cực tím có tác hại gì đối với sức khỏe
Tia cực tím có tác hại gì đối với sức khỏe

1.3. Tia cực tím gây tổn thương mắt như thế nào?

Khi bạn tiếp xúc với cường độ quá lớn sẽ làm hỏng các mô. Điều này dẫn đến bị bỏng trên bề mặt của bắt hoặc bị viêm giác mạc ánh nắng. Theo báo cáo của tạp chí Y khoa Hoa Kỳ cho biết ngay cả khi lượng ánh sáng mặt trời thấp cũng có nguy cơ gây tổn thương cho mắt như đực thủy tinh thể, mông thịt, mộng mỡ mắt.

2. Cách phòng tránh tia cực tím hiệu quả

cach-phong-tranh-tia-cuc-tim-hieu-qua
Cách phòng tránh tia cực tím hiệu quả

Khi bạn biết tia cực tím có tác hại gì, gây ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe. Thì chắc chắn điều bạn muốn là tìm cách phòng tránh hiệu quả những tác hại của nó. Dưới đây là một số cách phòng ngừa tác hại của tia cực tím hữu hiệu.

  • Mặc quần áo dày: Bạn hãy nên chọn lựa những bộ quần áo dày để giảm bớt ánh nắng mặt trời. Hãy thử đặt bàn tay của bạn dưới lớp áo hoặc quần. Nếu như bạn vẫn có thể nhìn thấy bàn tay của mình qua lớp áo đó. Điều đó chắc chắn vẫn chưa đủ khả năng bảo vệ bạn khỏi những tia cực tím
  • Sử dụng kem chống nắng: Việc bạn sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài sẽ giúp bạn chống tia UVA và UVB khỏi những tổn thương về da. Các chỉ số trong kem chống nắng là yếu tố giúp bạn tránh khỏi những hư tổn do tia UVB gây ra. Bạn nên chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 15 trở lên nhé
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng: Tia cực tím xuất hiện mạnh nhất trong khoảng từ 10 giờ trưa cho đến 4 giờ chiều. Đây là thời gian bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng. Khi ra đường, bạn có thể sử dụng kính chống tia UV để bảo vệ cho đôi mắt. Và tránh các tác hại của tia UV đến đôi mắt của bạn như giác mạc, võng mạc.

3. Tia cực tím được ứng dụng vào nhiều thiết bị công nghệ

Mặc dù có nhiều tác hại nhưng tia UV lại là phương pháp cực kỳ hiệu quả. Chúng được các nhà khoa học, kỹ thuật sử dụng để chế tạo các sản phẩm có ích cho cuộc sống. Cụ thể, tia UV được ứng dụng để chế tạo đèn khử khuẩn. Do chúng có tác dụng diệt trừ virus, vi khuẩn hiệu quả trong đó có cả virus Corona.

Ngoài ra, tia cực tím còn đạt tiêu chuẩn Châu Âu trong việc ứng dụng diệt khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn sản sinh, bất hoạt các virus có hại. Khi đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn, mọi người có thể yên tâm tin dùng sản phẩm hữu hiệu đã được khoa học chứng minh. Từ đó, giúp gia đình bạn luôn được bảo vệ khỏi vi khuẩn, bụi bẩn trong không gian sống.

4. Bật Mí 5 Sự Thật Về Tia Cực Tím Có Thể Bạn Chưa Biết

Bạn thường biết đến tia cực tím là những tác nhân gây hại. Và tia cực tím xuất hiện khi nào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên bên cạnh việc tia cực tím có tác hại gì cho sức khỏe. Chúng cũng đem đến nhiều lợi ích cho chúng ta. Vậy tia cực tím có tác dụng gì?

4.1.     Tia cực tím giúp diệt khuẩn trong không khí

Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng, tia cực tím nếu sử dụng ở cường độ thấp. Và trong một thời gian ngắn sẽ không gây hại cho sức khỏe mà còn đem lại những tác dụng.

Vậy câu hỏi tia cực tím có tác dụng gì đã được các nhà khoa học chứng minh đó là tia cực tím có tác động rất nhiều đến ADN của vi khuẩn. Chúng giúp làm giảm khả năng lây lan hay tiêu diệt vi khuẩn rất lớn. Do vậy thường được sử dụng để khử trùng nước, không khí, các bề mặt đồ dùng, thiết bị

4.2.     Tia cực tím xuất hiện khi nào giúp tổng hợp Vitamin D

Bạn thường nghe thấy tia cực tím có tác hại gì đối với sức khỏe, ảnh hưởng xấu của nó. Tuy nhiên nếu bạn biết cách tận dụng tia cực tím. Nó còn có tác dụng tổng hợp Vitamin D bổ sung cho xương của bạn rất nhiều. Bạn có thể phơi nắng vào buổi sáng để thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời có tác dụng thúc đẩy tổng hợp Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, làm xương và răng của bạn chắc khỏe. Bởi vì tia UV vào buổi sáng trong ánh nắng còn yêu, sẽ không gây hại cho da và mắt.

Tia cực tím có tác dụng tổng hợp Vitamin D
Tia cực tím có tác dụng tổng hợp Vitamin D

4.3. Làm chậm quá trình phát triển của tế bào da

Tia cực tím được ứng dụng phổ biến trong ngành da liễu để điều trị các bệnh vẩy. Bởi vì nó có khả năng làm chậm quá trình phát triển của tế bào da, ngăn cản không cho tế bào da phát triển quá mức

4.4. Tia UV có tác dụng khử trùng

Hiện nay tia cực tím được ứng dụng khử trùng nhiều trong đèn. Đèn tia cực tím là một trong những sản phẩm mà được các gia đình sử dụng trong đời sống hiện nay. Nó gần như được sử dụng ở hầu hết các ứng dụng khử trùng công nghệ bằng tia cực tím như là máy lọc nước, máy sấy đĩa … Vì đây là nguồn phát ra tia cực cực tím.

Không giống với Clo, khử trùng bằng tia cực tím không giết chết các loại vi khuẩn, các vi trùng có hại. Thay vào đó, đèn tia cực tím có bước sóng 254 nm sẽ làm bất hoạt chúng.

Ngoài ra, bóng đèn tia cực tím cũng được ứng dụng để sát trùng các thiết bị y tế, khử trùng phòng phẫu thuật… Một số loại đèn có bước sóng 365nm có thu hút được côn trùng với hiệu quả cao nên thường được áp dụng dùng để bắt muỗi, côn trùng.

4.5. Đèn tia cực tím khử khuẩn UV-C Kenkodo có khả năng diệt trừ virus

Đèn tia cực tím khử khuẩn UVC Kenkodo
Đèn tia cực tím khử khuẩn UV-C Kenkodo

Đèn tia cực tím khử khuẩn UV-C đã được Kenkodo chế tạo thành công thông qua việc sử dụng nguồn ánh sáng UV-C. Giúp cho quá trình diệt khuẩn, khử trùng có hiệu quả vượt trội.

Đây là loại đèn chứa một lượng nhỏ thủy ngân. Khi được kết nối với nguồn điện, thủy ngân sẽ đưa về trạng thái kích thích. Đồng thời phát ra tia UV-C để cản trở sự bất hoạt của virus, vi khuẩn hay động vật nguyên sinh

Ưu điểm đèn tia cực tím khử khuẩn UV-C của Kenkodo:

  • Đèn khử khuẩn UV-C Kenkodo có khả năng tiêu diệt 99,9% vi khuẩn.
  • Đèn khử trùng UV-C giúp làm sạch không khí và khử trùng nơi ở một cách hiệu quả.
  • Ánh sáng UV-C từ đèn giúp giảm các mùi hôi khó chịu, giảm chi phí điện năng…

Sau khi tìm hiểu tia cực tím có tác dụng gì và tia cực tím có tác hại gì đối với sức khỏe Kenkodo mong rằng bạn đã có đầy đủ thông tin để chủ động bảo vệ mình. Đồng thời bảo vệ gia đình khỏi những tác hại xấu của tia cực tím.

>> Xem thêm: Những điều cần biết về tia UVC

Kenkodo

Từ khóa » Tác Hại Của đèn Tia Cực Tím