Đền Dầm - Ngôi đền Thờ Mẫu Linh Thiêng Tại Hà Nội

Table of Contents

Toggle
  • Vị trí địa lý
  • Lịch sử đền Dầm
  • Truyền thuyết gắn liền với đền Dầm
  • Địa điểm du lịch tâm linh tại Hà Nội

Vị trí địa lý

Đền Dầm tọa lạc tại thôn Xâm Dương, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín. Từ đê Hữu Hồng, bạn rẽ vào khoảng 300 m là tới nơi. Ngôi đền được ban tới 6 sắc phong, từ đời vua Lê Thần Tông đến đời vua Khải Định.

Đền Dầm thờ Thủy Cung Thánh Mẫu, hay còn được hiểu là Mẫu Thoải – vị Thánh Mẫu cai quản miền sông nước. Vì đức độ, bà được tôn phong là Đệ Tam Thánh Mẫu trong đức thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Tương truyền, vị thánh mẫu này là con gái Long Vương, có công phù vua Trần Nhân Tông đánh quân Nguyên. Chiến thắng trở về, ngài cho xây đền Xâm Dương (còn gọi là Đền Dầm) và đền Xâm Thị, đều thờ Mẫu Thoải.

Đền Dầm nằm trong cụm di tích tâm linh bao gồm: Chùa Công Minh, đền Mẫu Cửu, đền Dầm nằm sát tường nhau và đền Đại Lộ cách đó tầm 200 mét mà lát nữa chúng ta sẽ ghé qua thăm quan sau.

Đền Dầm thờ Mẫu Đệ Tam – Mẫu Thoải (hay còn gọi Thoải Cung), một trong Tam Tòa Thánh Mẫu theo tâm thức của người Việt, bên cạnh Mẫu Đệ Nhất – Thượng Thiên và Mẫu Đệ Nhị – Thượng Ngàn.

Lịch sử đền Dầm

Quan niệm dân gian cho rằng, Mẫu Thượng Thiên cai quản chung, Mẫu Thượng Ngàn cai quản miền rừng núi và Mẫu Thoải cai quản vùng sông nước. Dân gian cũng cho rằng, sông nước gắn liền với sự sinh sôi, nảy nở. Nếu muốn cầu cho mùa màng bội thu, cây cối tươi tốt, tài lộc đầy nhà thì họ thường cầu lên Mẫu Thoải.

Đối với những người theo Đạo Mẫu, đầu xuân, họ hành hương đến các đền thờ chính của các vị Thánh Mẫu. Họ sẽ đến những đền, phủ chính thờ Mẫu Thượng Thiên (Mẫu Liễu Hạnh), Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải. Nơi thờ chính Mẫu Liễu là Phủ Tây Hồ (Hà Nội) và Phủ Giầy (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Mẫu Thượng Ngàn được thờ chính ở Đền Cô, xã Tân An, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai và Mẫu Thoải ở Tuyên Quang (ngoài ra còn có các nơi phối thờ như đền Cờn (Nghệ An), đền Dầm (thường Tín)….

Có thể nói Đền Dầm là một ngôi đền thiêng có từ thời nhà Trần. Đây là một trong những ngôi đền có số lượng sắc Phong lớn nhất Việt Nam dưới các triều Trần, Lê, Nguyễn sắc phong đến 28 lần (Trần triều 7 đạo, Lê triều 13 đạo, Nguyễn triều 8 đạo) – một kỷ lục về sắc phong, khó có đền phủ nào được như vậy. Số lượng sắc phong này ngang với Phủ Tiên Hương – Nơi thờ của Mẫu Liễu Hạnh tại Phủ Dày (Nam Định).

Truyền thuyết gắn liền với đền Dầm

Đền Dầm gắn liền truyền thuyết “Hoàng Long công chúa bị đày vì làm vỡ chén ngọc được chàng Liễu Nghị giải oan. Để trả ơn, nàng đã hiện lên báo mộng giúp Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đánh thắng giặc ngoại xâm”.

Khi thắng trận trở về, ông dâng biểu lên vua báo công và nêu rõ việc Ngọc Dung báo mộng. Vua sai sứ giả về Xâm Miện vào miếu (nay là đền Dầm) bái tạ, và ban tặng sắc phong. Rồi lệnh cho nhân dân Xâm Miện đến kinh thành rước sắc về để dân làng thờ phụng.

Các triều vua kế tiếp đều có sắc phong cho đền. Sau này để tưởng nhớ công ơn của Hưng Đạo Vương đã trình tấu lên vua ban sắc phong cho đền Dầm, nhân dân địa phương đã xây dựng một ngôi đền bên cạnh để thờ Hưng Đạo Vương. Vì thế mà trong khuôn viên đền Trần bên cạnh đền chính, không chỉ có miếu cô, miếu cậu mà còn có cả đền thờ Trần Hưng Đạo.

Ngoài ra, nếu chúng ta đến thăm đền Dầm các bạn cũng có thể tìm hiểu và khám phá thêm một ngôi đền khác cũng thờ Mẫu Thoải đó là đền Xâm Thị chỉ cách đền Dầm chỉ chừng 2km. Đền Xâm Thị có cùng tích về Mẫu Thoải tương tự như đền Dầm. Đây được coi là hai đền chính của Mẫu Thoải gắn với tích Mẫu Thoải hiển linh phù vua Trân Nhân Tông đánh giặc Nguyên.

Địa điểm du lịch tâm linh tại Hà Nội

Đền Dầm có kiến trúc cổ, không gian thoáng đãng, hiện tại vẫn giữ những nét xưa cũ. Trong khuôn viên của đền có một hồ nước và trồng nhiều cây cổ thụ. Đền chia thành các khu khác nhau, ngoài gian chính là đền thờ Mẫu Đệ Tam còn có cung Trần triều thờ Hưng Đạo vương, động Sơn Trang, Lầu Cô, Lầu Cậu. Nổi bật là Lầu Cô nằm ngay trên hồ, là một cổ lầu hai tầng, có mái hình lục giác, nghinh môn với 6 trụ bề thế, uy nghiêm.

Lễ hội chính của Đền Dầm kéo dài hai ngày từ mùng 5 đến mùng 7 tháng 2 âm lịch, nhưng thực tế lễ hội kéo dài mười ngày từ mùng 1 đến hết ngày 10 tháng 2 hàng năm . Ngoài phần lễ thì phần hội có rước nước, múa rồng, múa sư tử, kéo chữ, cờ người, hát quan họ, chọi gà.

Đền nằm ngay ven sông Hồng, chính vì thế mà ngày nay, thường có tour du lịch bằng thuyền qua các Đền dọc theo sông Hồng như: Chữ Đồng Tử (Hưng yên), đền Dầm, đền Đại Lộ (gần đền Dầm), làng gốm Bát Tràng.

Từ khóa » Tiệc Mẫu đền Dầm