Khám Phá đền Dầm Và Thần Tích Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ Hiển Linh
Có thể bạn quan tâm
Đền Dầm nằm tại địa phận thôn Xâm Dương, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội. Ngôi đền này thuộc cụm di tích tâm linh gồm: Chùa Công Minh, Đền Dầm, Đền Mẫu Cửu nằm sát nhau cùng đền Đại Lộ cách đó 200m. Ngôi đền Dầm nổi tiếng gắn liền với truyền thuyết Mẫu Đệ Tam hiển linh báo mộng giúp Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn dẹp giặc ngoại xâm.
NỘI DUNG
Thần tích Mẫu Đệ Tam liên quan tới sự tích đền Dầm
Đền Dầm thờ Tam Tòa Thánh Mẫu theo tâm thức người Việt. Trong đó, ngôi đền nổi tiếng về việc gắn liền với thần tích Mẫu Đệ Tam Thủy Cung – một trong ba vị Thánh Mẫu. Nơi đây gắn liền truyền thuyết sau:
Mẫu Đệ Tam là con gái út của Vua Cha Bát Hải Động Đình, được gả cho Kinh Xuyên là vị thần ốc trên núi. Khi Kinh Xuyên lấy tiểu thiếp là Thảo Mai, Tiên Chúa bị ả giáo dở vu oan và bị đày vào chốn rừng sâu núi thẳm. Tại đây, Tiên chúa gặp được Liễu Nghị trên đường lai kinh ứng thí đi ngang qua. Ngài viết chúc thư kèm một kim thoa trao cho Liễu Nghị, nhờ chàng đem tới Thủy cung để tâu trình lên Vua Thoải Quốc. Liễu Nghị giữ lời hứa, gắng sức lên đường đến cửa biển Đông Hải. Tại đây, chàng bỗng thấy cây ngô đồng cổ thụ, liền làm đúng lời người con gái cặn dặn: tay cầm kim thoa gõ vào gốc cây ngô đồng. Bỗng, một con rắn trắng nổi lên khỏi mặt nước. Ông đem sự việc trên nói với thần rắn và được thần rắn đưa về thủy phủ báo Vua. Sau đó, Tiên Chúa được hồi cung và kết nhân duyên với Liễu Nghị.
Từ khi công chúa về Thủy quốc, tất cả dân hai bên bờ sông Hồng khi đó là Trang Xâm Miện, xã Xâm Thị, huyện Thanh Đàm đều mắc bệnh dịch. Cứ vào nửa đêm, dân làng đều nghe thấy tiếng chó sủa liên hồi và mơ thấy một người con gái mình mặc áo trắng, mang đai ngọc lưu ly, cưỡi rồng vàng bay lên từ mặt nước nói rằng:
“Nay dân các ngươi gặp tai họa, ta đến đây để cứu giúp, sau này bình yên nhớ sẽ lập đền thờ, viết thần hiệu để thờ phụng ta thì sẽ được dân khang vật thịnh”.
Ngày hôm sau, các phu lão dân làng ai cũng nói cùng có giấc mộng như thế và bệnh tình dần dần tiêu tan hết. Từ đấy, dân làng dựng một ngôi miếu thờ, ngày đêm hương khói nghiêm cẩn.
Sau này vào thời vua Trần Nhân Tông, khi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đem quân đánh giặc đi qua bến sông làng Xâm Miện, Ngài cũng đã hiện lên báo mộng giúp tướng đánh thắng giặc ngoại xâm. Khi thắng trận trở về, ông dâng biểu lên vua báo công và nêu rõ việc Ngọc Dung Thủy Tinh công chúa báo mộng. Vua sai sứ giả về Xâm Miện vào miếu (nay là đền Dầm) bái tạ, và ban tặng sắc phong. Rồi lệnh nhân dân Xâm Miện đến kinh thành rước sắc về để dân làng thờ phụng.
Xem thêm: Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên và sự tích 3 lần giáng hạ trần thế – Kinh nghiệm lễ đền thờ Thánh Mẫu.
Các sắc phong được ban tại đền Dầm
Các triều vua kế tiếp đều có sắc phong cho đền. Theo bảng thống kê lưu giữ ở Đền Dầm, hiện có các Sắc phong qua các triều đại như sau:
Năm 1633, vua Lê Thần Tông sắc phong Đức long Ngũ niên
Năm 1857 – 1880, vua Hoàng đế Tự Đức sắc phong Tự đức Thập niên
Năm 1886, vua Kiến Giang Quận Công sắc phong Đồng Khánh Nhị niên
Năm 1909, vua Nguyễn Duy Tân sắc phong Duy Tân Tam niên
Năm 1924, vua Hoàng Thân Phụng Hóa sắc phong Khải Định Cửu niên.
Các sắc phong ghi trong thần phả gồm: Năm 1633 vua Lê Thần Tông, 1647 – 1649 vua Lê Chân Tông, 1650 – 1660 vua Lê Thần Tông, 1670 vua Lê Huyền Tông,1674 vua Lê Gia Tông, 1685 vua Lê Huy Tông, 1711 vua Lê Dụ Tông, 1730 vua Hôn Đức Tông, 1740 – 1767 – 1783 vua Lê Hiến Tông.
Kiến trúc đền Dầm
Nằm ven đê sông Hồng, ngôi miểu nay đã được tu tạo thành đền thờ. Nơi này vẫn giữ được lối kiến trúc cổ xưa với cột gỗ và mái ngói, cùng khuôn viên thoáng đãng đã được lát gạch bằng phẳng.
Cổng Đền cao rộng, có ba cửa vào, sáu trụ xây, trên đắp nghê chầu, hoa văn, câu đối tỉ mỉ, tường đắp long mã. Bên trái chánh điện có gốc đa cổ thụ, theo tài liệu đã 800 năm. Gốc đa có nhiều rễ phụ biến thành gốc như cây đa Tây Thiên. Chánh điện là một nếp nhà dài, mái ngói vảy cá thô dày (vảy cá xưa mỏng thanh hơn), cột gỗ sơn nâu, năm bậc cấp lên chánh điện láng xi măng. Trong Đền các hương án, bàn thờ đều chạm trổ rất công phu và đều sơn son thếp vàng.
Bên cạnh chính điện là miếu thờ các Thánh cô, Thánh cậu và đền thờ Hưng Đạo Vương. Miếu cô tọa lạc tại khuôn viên rộng nằm giữa hồ, còn miếu cậu thì đặt ngay sân chùa.
Ngày hội đền Dầm vào ngày nào?
Vào tháng 2 ÂL mỗi năm, đền Dầm lại tổ chức tiệc hội long trọng. Lễ hội đền Dầm được tổ chức trong nhiều ngày, bắt đầu từ ngày mùng 1 và kết thúc vào ngày mùng 10. Lúc này, đền tiếp đón hàng ngàn du khách hành hương tới tham quan, chiêm bái những giá trị tâm linh. Trong đó, ngày hội chính của đền diễn ra vào mùng 5.
Dâng lễ đền Dầm
Vào ngày rằm, mùng 1 hàng tháng hay gần đến ngày hội đền Dầm, khách hành hương và con nhang, đệ tử thập phương lại rủ nhau tụ về đây bái yết nơi cửa đền. Trước là để bày tỏ lòng biết ơn và làm tròn đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, sau là mong cầu bình an, may mắn đến với gia khuyến. Oản lễ là thứ vật lễ thích hợp để dâng lên Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ cũng như các vị thần linh khác. Bởi vì, đây là thứ bánh linh thiêng lâu đời gắn bó với dân tộc, luôn song hành với sự hình thành và phát triển của nhiều tín ngưỡng tâm linh từ xa xưa. Ngày nay, các nghệ nhân nhiều nơi đã sáng tạo ra những mẫu oản được thiết kế, tạo hình độc lạ và sang trọng, được nhiều khách hàng lựa chọn làm đồ lễ dâng thần Tứ Phủ.
Xem thêm: Dâng lễ Oản Tài Lộc thắp hương Gia Tiên – Tứ Phủ – Thần Tài – Phật thành tâm nhất
Oản Cô Tâm – đơn vị chuyên cung cấp sỉ lẻ Oản và phụ kiện làm Oản
Khi lựa chọn oản dâng lễ đền Dầm, quý khách nên lựa chọn những quanh oản được trang trí tỉ mỉ, tinh xảo từng chi tiết mà vẫn mang trọn vẹn ý nghĩa tâm linh. Mỗi vị Thánh Mẫu hay thần linh đều sẽ có màu sắc đại diện. Bạn nên sắm 3 quanh oản với 3 màu đỏ, trắng, xanh dâng Tam Tòa Thánh Mẫu đền Dầm. Hiểu được những giá trị tâm linh như vậy, Oản cô Tâm là địa chỉ tin cậy của nhiều quý khách hàng muốn đặt mua những mẫu oản thiết kế độc đáo, trang trí thẩm mỹ và phù hợp như mẫu oản lễ sau:
Những quanh Oản Tài Lộc Cô Tâm được sáng tạo bởi đôi bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân làm oản am hiểu về hệ thống tâm linh tín ngưỡng của người Việt. Ngoài ra, Oản cô Tâm cũng cung cấp cả những phụ kiện làm oản cam kết chất lượng tốt nhất như con công, hoa lụa, quạt kim sa vàng giả kim,… Do đó, khi chọn mua lễ Oản tại Oản Cô Tâm, khách hàng sẽ hoàn toàn an tâm về chất lượng, mẫu mã và giá cả.
Lộ trình di chuyển tới đền Dầm
Chúng tôi xin được cung cấp một số thông tin về lộ trình di chuyển từ trung tâm Hà Nội tới đền Dầm để quý khách tham khảo.
Đền Dầm cách nội thành Hà Nội khoảng 20km. Vì vậy, quý khách đi từ trung tâm Hà Nội sẽ có nhiều sự lựa chọn để di chuyển như:
- Xe máy: Thời gian di chuyển dự kiến là 30’ với lộ trình tối ưu nhất là: đường Giải Phóng – cầu Vượt ngã tư Vọng – rẽ trái vào QL1A – rẽ phải vào đường Trần Thủ Độ – tại vòng xuyến đi theo lỗi ra thứ 3 vào ngõ 15 Ngọc Hồi – rẽ trái vào 02/Cầu Chui – đê Hữu Hồng – đền Dầm
- Ô tô: Thời gian di chuyển dự kiến 30’ với lộ trình tối ưu nhất là: Giải Phóng – cầu Vượt ngã tư Vọng – Nguyễn Bồ – rẽ phải vào đường Nguyễn Bặc băng qua cầu Trần Thủ Độ – rẽ trái vào 02/Tứ Hiệp – đê Hữu Hồng – đền Dầm.
Từ khóa » Tiệc Mẫu đền Dầm
-
Đền Dầm - Đền Thờ Mẫu Thoải - ĐẠO MẪU VIỆT NAM
-
Đền Dầm Thờ Mẫu Thoải ở Thường Tín, Hà Nội - Văn Hóa Tâm Linh
-
Đền Xâm Thị - Đền Thờ Mẫu Thoải Và Mẫu Địa - Trầm Tâm Linh
-
Lễ Hội Đền Xâm Thị - Mẫu Thoải Tại Xã Hồng Vân
-
Đền Dầm - Hoàng Hôn
-
+ Ngày 10/6: Tiệc Mẫu Đệ Tam ( Mẫu... - Tứ Phủ Thánh Mẫu
-
Đền Dầm - Ngôi đền Thờ Mẫu Linh Thiêng Tại Hà Nội
-
Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ đền Thờ Và Văn Khấn Mẫu Thoải
-
Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ (Tứ Phủ Thánh Mẫu) - Chốn Thiêng
-
Mẫu Thoải Phủ: đền Thờ Và Văn Khấn - CungDayThang.Com
-
Top #10 Văn Khấn Mẫu Thoải Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 7/2022 ...
-
Top 12 Hội đền Dầm 2022
-
Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ - Wiki Index | | Fandom