Đền Hạ Tuyên Quang - ĐẠO MẪU VIỆT NAM
Có thể bạn quan tâm
Trang
- TRANG CHỦ
- TAM TÒA THÁNH MẪU
- NGŨ VỊ TÔN QUAN
- TỨ PHỦ CHẦU BÀ
- TỨ PHỦ QUAN HOÀNG
- TỨ PHỦ THÁNH CÔ
- TỨ PHỦ THÁNH CẬU
- VĂN KHẤN TỨ PHỦ
- CÁC NGÀY TIỆC
- KHU DU LỊCH TÂM LINH
- VIDEOS VĂN HẦU
- NHÀ NGOẠI CẢM VIỆT NAM
- NHÀ NGOẠI CẢM NGUYỄN THỊ NGHI
Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017
Đền Hạ Tuyên Quang
Đền Hạ Tuyên Quang thờ Mẫu Thoải, nằm ở 53, phố Lý Nam Đế, phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang. Địa danh nơi đây còn gọi là Tam Cờ nên đền thường được gọi là Đền Mẫu Tam Cờ. Ngôi đền này nằm trên vùng đất ngày xưa có tên là Hiệp Thuận, nên đôi khi còn gọi là Đền Hiệp Thuận. Đền Hạ Tuyên Quang, chính là nơi phát tích của Mẫu Thoải, tức Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ. Đền Hạ Tuyên Quang chính là khởi nguồn của Đền Dùm (Đền Thượng) và Đền Ỷ La. Đây là một cụm đền thờ Mẫu Thoải có chung một nguồn gốc.Lịch sử Đền Hạ, Đền Thượng và Đền Ỷ La Tuyên Quang
Theo sách Đại Nam nhất thống chí, truyền thuyết dân gian kể lại rằng: Xưa có hai nàng công chúa con vua Hùng là Phương Dung và Ngọc Lân, một hôm theo xa giá đến bên bờ sông Lô (thuộc thôn Hiệp Thuận) đỗ thuyền. Nửa đêm trời mưa to, gió lớn, hai nàng đều hoá, nhân dân trong vùng lấy làm linh dị bèn lập đền thờ. Ban đầu Đền Tam Cờ Tuyên Quang thờ cả hai chị em Công Chúa Phương Dung và Công Chúa Ngọc Lân. Sau này, Công chúa Ngọc Lân (cô em) được tách ra để lập thờ tại Đền Dùm. Vì vậy, Đền Tam Cờ được gọi là Đền Hạ, còn Đền Dùm được gọi là Đền Thượng. Sau này, khi giặc giã tràn vào Tuyên Quang, nhân dân đã vác tượng Mẫu từ Đền Tam Cờ vào Ỷ La và giấu vào một gốc đa. Mấy ngày sau, tại nơi giấu tượng Mẫu, tại chỗ giấu bức tượng một đống mối đùn lên che gần hết tượng. Dân chúng cho rằng đó là điềm ứng bèn cùng nhau góp công, góp của để xây đền. Đó chính là Đền Ỷ La ngày nay. Như vậy, sự hình thành Đền Mẫu Ỷ La và Đền Thượng đều bắt nguồn từ Đền Hiệp Thuận, cùng thờ Mẫu Thoải. Trong quan niệm dân gian, Đền Mẫu Ỷ La là nơi “lánh nạn” của Mẫu, là nơi có địa thế linh thiêng chở che Thánh Mẫu, là nơi có khả năng bảo toàn cái Thiện, cho nên lễ hội Đền Thượng và Đền Hạ không tách rời Đền Mẫu Ỷ La. Hai vị Thánh Mẫu đều được thờ phụng ở 3 ngôi đền. Nhưng Đền Mẫu Ỷ La được chọn là nơi khởi kiệu, Đền Hạ là nơi hợp tế đều có những nguyên do lịch sử và tín ngưỡng dân gian. Đền Tam Cờ được xây dựng từ lâu đời, từ lúc nào không rõ, nhưng được xây dựng quy mô vào năm 1738. Đền Ỷ La xây dựng năm 1747. Đền Dùm được xây dựng vào năm 1767. Nếu đây được coi là nơi phát tích của Mẫu Thoải thì hai chị em công chúa vua Hùng được coi là hai hiện thân của Mẫu.Kiến trúc Đền hạ Tuyên Quang
Đền Hạ có kiến trúc theo lối nội công ngoại quốc, hướng chính Đông nhìn thẳng ra sông Lô. Trước sân chầu là hệ thống cổng phụ gồm bốn trụ, trên mỗi đỉnh trụ là một con phượng đắp nổi. Cạnh sân chầu là hai miếu còn gọi là Lầu Cô. Tiếp đến là Lầu Tế, thờ Đệ nhị Thượng ngàn, sau là Tam phủ thờ Đệ nhất Thượng ngàn, gian chính bố trí hình chữ tam gồm ba cung. Trong cung, trên bệ thờ đặt một bộ đỉnh, cạnh bệ thờ treo chuông, khánh... Nghệ thuật kiến trúc cổ nổi bật của đền là chạm khắc gỗ công phu. Các cột, kèo, thượng lương, cửa võng, cửa xiếp đều được chạm trổ tinh xảo, với đề tài là tứ linh và tứ quý. Trên thân cột chạm hình Long Giáng thuỷ cung. Đặc biệt những hình cây, hoa trên cửa võng mềm mại như tranh vẽ. Giá trị nghệ thuật của các tượng thờ trong Đền Hạ Tuyên Quang cũng rất đáng chú ý. Nét mặt các pho tượng toát lên vẻ thanh tao mà uy nghiêm. Các tư thế của tay, các nếp khăn áo, các hình trang trí trên đồ thờ đều được bàn tay khéo léo của người thợ thể hiện rất sinh động. Trong Đền Hạ Tuyên Quang còn giữ được nhiều bảo vật lâu đời có giá trị nghệ thuật cao, nổi bật là quả chuông đồng, khánh cỡ lớn được đúc vào thời Lê, 3 pho tượng cổ cùng 20 đạo sắc phong của các triều Lê, Nguyễn. Nội dung các sắc phong vừa mang dấu ấn lịch sử vừa mang tính chất văn chương, ca ngợi phẩm chất cao quý và sự linh thiêng của các nương thần, phù trợ cho dân cho nước.Sự tích về Mẫu Thoải tại Tuyên Quang
"Mẫu Đệ Tam vốn là con gái Vua Thủy Tề, ở chốn Long Cung. Bà kết duyên cùng Kính Xuyên (là con Vua Đất). Khi Kính Xuyên đi vắng, bà ở nhà khâu vá, chẳng may kim đâm vào tay chảy máu, lấy tấm vải lụa trắng để thấm máu. Thảo Mai, tiểu thiếp của Kinh Xuyên, vốn đã sinh lòng đố kị từ lâu, nhân cơ hội đó giấu tấm lụa đi, đến khi Kính Xuyên về, Thảo Mai lấy ra rồi vu oan cho bà ở nhà đã cắt máu thề nguyền để tư thông cùng kẻ khác. Kính Xuyên không nghe lời thanh minh, ghen tuông mù quáng, một mực bắt đóng cũi bỏ bà lên rừng cho thú dữ ăn thịt. Ở nơi rừng núi, bà được muôn loài quý mến, dâng hoa quả nước uống cho bà. Đến một ngày kia thì bà gặp được Liễu Nghị, vốn là thư sinh quê đất Thanh Miện nhờ tập ấm cha mẹ để lại nên đèn sách chuyên cần. Hôm đó trên đường đi thi thì chẳng may bị lạc vào nơi bà bị đày ải. Thấy bà vậy, Liễu Nghị đến hỏi han, sau khi biết rõ sự tình, Liễu Nghị nhận giúp đỡ bà. Bà đã viết thư nhờ Liễu Nghị mang về đến chốn Long Cung để vua cha thấu hêt sự tình rồi sẽ định liệu sau. Theo lời bà, Liễu Nghị ra đến sông Ngân Hán, là mái Long Giai ngoài biển Đông, thấy có cây ngô đồng, Liễu Nghị rút cây kim thoa, gõ vào cây ba lần. Tức thì gió giật mưa sa, biển động ầm ầm, giữa dòng thấy hiện lên đôi bạch xà, Liễu Nghị bèn trình bày mọi việc, đôi bạch xà vâng lệnh đưa Liễu Nghị xuống Thủy Cung. Tại đây, Liễu Nghị trao cho Vua Thủy Tề bức thư và kể hết mọi chuyện. Vua cha tức giận, sai người đi bắt Kính Xuyên và Thảo Mai, còn truyền cho Trưởng Tử Xích Lân lên đón bà về. Sau đó bà được rước về Thoải Phủ, kết duyên cùng Liễu Nghị, người được giao cho chức Quốc Tế Thủy Quan. ( Theo Bodetam.vn)" Theo truyền thuyết này thì Mẫu Thoải đã được phát tích ở vùng đất Tuyên Quang linh thiêng. Đền Hạ, Đền Thượng và Đền Ỷ La đã trở thành một trong các nơi thờ chính của Mẫu Thoải. Mẫu Thoải rất có công phù trợ cho các đời vua trước đây. Tại vùng Thường Tín, Hà Nội có hai đền: Đền Xâm Thị và Đền Dầm là nơi dấu tích Mẫu hiển linh phù vua Trần Nhân Tông đánh giặc Nguyên. Tại Thanh Hóa có Đền Mẫu Thác Hàn nơi dấu tích Mẫu Thoải hiển linh giúp vua Lê Hợi chống quân Minh.Lễ hội Đền Hạ Tuyên Quang
Lễ hội Đền Hạ Tuyên Quang hàng năm kéo dài 6 ngày từ ngày 11 đến hết 16 tháng 2 âm lịch. Lễ chính là ngày 11 và ngày 12. Sáng sớm ngày 11, người dân và khách thập phương tập trung tại đền Ỷ La Tuyên Quang để rước bà Phương Dung công chúa ra Đền Hạ Tuyên Quang. Ngày 12, mọi người lại tề tựu đông đủ tại đền Thượng Tuyên Quang để rước bà Ngọc Lân công chúa về Đền Hạ. Hai bà sẽ gặp nhau tại Đền Hạ để cùng hợp tế. Sau phần lễ là phần hội với rất nhiều trò chơi dân gian như đánh tổ tôm, tam cúc, cờ tướng, ô ăn quan, chọi gà, kéo co, hát văn... kéo dài suốt ba ngày 13, 14, và 15. Đến ngày 16, mọi người cùng làm lễ hoàn cung đưa Mẫu trở về đền thờ riêng của mình, và kết thúc lễ hội Đền Hạ Tuyên Quang. Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủCÁC BẠN LƯU Ý
Để có thể tìm hiểu được thân thế, sự nghiệp hay nơi thờ của các vị thánh trong Tứ Phủ mời các bạn lựa chọn click vào tên vị thánh, hay tên đền ở phần MỤC LỤC ở ngay bên dưới. Để xem đầy đủ nội dung bài viết bạn cần click (nhấp chuột ) vào chữ Đọc thêm ở cuối mỗi bài viết. Đọc xong bài viết, bạn chu ý cuối bài viết có BÀI MỚI HƠN, TRANG CHỦ, BÀI CŨ HƠN. bạn click vào đó để tiếp tục, hoặc quay về phần MỤC LỤC. Sau khi xem bài, bạn nên chia sẻ lên Facebook hay nhấn nút G+1 phía dưới để thông tin được đến với nhiều người hơn. Đó cũng là cách tăng phúc lộc cho mình và gia đình bạn à. Xin cảm ơn các bạn đã đến với Blog, xin chúc bạn và gia đình luôn may mắn, tràn đầy hạnh phúc, tài lộc như ý.MỤC LỤC
- "Thánh nhập" chuyện đó có đúng hay không
- Am Ngọa Vân
- Am Tiên
- Bài cúng vong thai nhi tại nhà cho linh hồn siêu thoát
- Bài khấn lễ cho gia đình hiếm muộn con
- Bàn về chữ HẦU trong HẦU ĐỒNG
- Bàn về nghi lễ DI CUNG HOÁN SỐ
- Các ban trong đền thờ Tứ Phủ
- Cách chữa bệnh người âm - Phần hai
- Cảnh giác với chiêu trò của đồng thầy
- Cậu Bé Đồi Ngang
- Cậu bé Lệch
- Chầu Bé Bắc Lệ
- Chầu Mười Đồng Mỏ
- Chầu Năm Suối Lân
- cho tốt
- Chọn Thầy
- Chúa Cà Phê
- Chùa Hà - Ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất Hà Nội
- Chùa Hàm Long - Ngôi chùa đặc biệt
- Chùa Hương Tích Hà Tính - Ngôi chùa linh thiêng
- Chúa Năm Phương
- Chúa Nguyệt Hồ là ai
- Chùa Tam Chúc - Khu chùa lớn nhất thế giới.
- Chúa Thác Bờ
- Chùa Tứ Kỳ - Ngôi chùa linh thiêng
- Chuyện người lính biết mình sẽ hy sinh
- Chữa bệnh người âm bám theo
- Có nên đốt vàng mã hay không
- Có nên hầu đồng
- Cô Ba Thoải Cung
- Cô Bảy Mỏ Bạch
- Cô bé cây xanh - Tuyên Quang
- Cô Bé Cây Xanh Bắc Giang
- Cô bé Chí Mìu Bắc Giang
- Cô bé Đông Cuông
- Cô bé Minh Lương Tuyên quang
- Cô bé Mỏ than Tuyên Quang
- Cô Bé Suối Ngang
- Cô bé thượng ngàn
- Cô Chín Sòng Sơn
- Cô Đôi Cam Đường
- Cô Mười Đồng Mỏ
- Cô Năm Suối Lân
- Cô Sáu Lục Cung
- Cô Tám Đồi Chè
- Cô Tư Ỷ La
- Công đồng Trần Triều
- Di cung hoán số thế nào cho đúng
- Đền An Sinh
- Đền Bà Chúa Kho
- Đền Bà Chúa Ong
- Đền Bà Chúa Thượng Ngàn Tam Đảo
- Đền Bà Đế Đồ Sơn
- Đền Bạch Mã
- Đền Bồng Lai Hòa Bình
- Đền Bồng Lai Ninh Bình thờ Cô Đôi Thượng Ngàn
- Đền Cấm Tuyên Quang
- Đền Cậu Tây Thiên
- Đền Chầu Lục
- Đền Chúa Thác Bờ
- Đền Cô Bé Xương Rồng
- Đền Cô Bơ Bông
- Đền Cô Chín Hà Nội
- Đền Cô Chín Suối Rồng
- Đền Cô Chín Tây Thiên
- Đền Cô Chín Thượng Bắc Giang
- Đền Cô Đôi Thượng Ngàn
- Đền Cô Tân An
- Đền Cô Tây Thiên
- Đền Công Đồng Bắc Lệ
- Đền Công Đồng Bắc Lệ - phát hiện động trời.
- Đền Cờn Nghệ An
- Đền Cửa Ông
- Đền Dầm - Đền thờ Mẫu Thoải
- Đền Dinh Đô Quan Hoàng Mười
- Đền Đại Lộ - Đền thờ Tứ Vị Thánh Nương
- Đền Độc Cước Sầm Sơn
- Đền Đôi Cô Tuyên Quang
- Đền Đồng Bằng
- Đền Hạ Tuyên Quang
- Đền Kiếp Bạc Tuyên Quang
- Đền Mẫu Đông Cuông
- Đền Mẫu Đồng Đăng
- Đền Mẫu Hưng Yên
- Đền Mẫu Lào Cai
- Đền Mẫu Sòng Sơn
- Đền Mẫu Thượng Tuyên Quang
- Đền Mẫu Ỷ La Tuyên Quang
- Đền Ngọc Lan với nhiều điều kỳ bí
- Đền Nưa Am Tiên
- Đền Phủ Vàng - Thanh Hóa
- Đền Quán Cháo
- Đền Quan Đệ Tứ và sự linh thiêng
- Đền Quan Giám Sát Lạng Sơn
- Đền Quan Hoàng Mười
- Đền Quan Lớn Phủ Dầy
- Đền Quan Lớn Tuần Tranh
- Đền Quán Thánh - Ngôi đền linh thiêng
- Đền Rõm
- Đền Rồng- Đền Nước
- Đền Sinh - Ngôi đền kỳ lạ - Ngôi đền cầu con
- Đền Thỏng Tây Thiên
- Đền Thượng Ba Vì
- Đền Thượng Lao Cai
- Đền Trung Tả Khâm Thiên
- Đền Và thờ Tản Viên Sơn Thánh
- Đền Vạn Ngang Đồ Sơn
- Đền Voi Phục
- Đình Đền Chùa Cầu Muối
- đồng ma thế nào
- Động sơn trang thờ ai
- đồng tà có phân biệt được không
- Đồng tiền có gai mà thánh có mắt
- Đức Chúa Ông trong chùa là ai
- Đừng biến Phật thành kẻ hám lợi
- Đừng vội nghe lời thầy dọa
- hám danh
- Hàu đồng - Một món hời
- Hầu đồng ơi hầu đồng
- Hầu đồng sao cho có lộc
- Hầu đồng thế nào cho đúng
- Hầu đồng: Đồng đua đồng đú
- Hầu đồng: Đồng ma
- Hầu Đồng: Lênh đênh qua cửa Thần Phù
- Hầu đồng: Loạn mở phủ
- Hầu đồng: Lý do xoay khăn sau khi ra hầu
- Hầu đồng: Mẫu là con của Phật
- Hầu đồng: Nghĩa vụ của Đồng Thầy
- Hầu đồng: Nước mắt đạo mẫu
- Hầu Đồng: Phân biệt đồng tà
- Hầu đồng: Sự linh ứng hay buôn thần bán thánh
- Hầu đồng: Tác động của gia tiên đến mở phủ
- Hầu đồng: Trình đồng mở phủ để làm gì
- Hầu đồng: Ý nghĩa của hầu đồng
- Hầu Đồng:Bàn về chuyện xoay khăn
- Khóa lễ thế nào thì đắc lễ
- Khu du lịch tâm linh Hàn Sơn
- Làm sao để yên căn yên mệnh
- Lễ chùa thế nào đẻ có lộc tài.
- Lễ hội đền Xâm Thị
- Liên Phái
- Mẫu Cửu Trùng Thiên
- Mẫu không phải là quỷ
- Mẫu Kỳ Anh
- Mẫu Liễu Hạnh và sự tích
- Mẫu Thoải là ai
- Mẫu Thượng Ngàn là ai
- miễn hầu
- Mỗi năm hầu mấy vấn là đủ.
- Một góc nhìn khác về chuyện “ma nhập”.
- Một tâm tình của con nhà thánh
- Nghiệp làm thầy tứ phủ
- ngôi chùa chuyên xem TRÙNG TANG
- Nhân ngày tiệc Mẫu kể chuyện về Mẫu
- Nỗi lòng một đồng thảy về Đạo Mẫu
- Nỗi lòng một thanh đồng
- Nỗi niềm đồng thày thời bùng phát
- Phủ bóng Nguyệt Du Cung
- Phủ Đồi Ngang
- Phủ Giầy và Thánh Mẫu Liễu Hạnh
- Phủ Quảng Cung
- Phủ Tây Hồ
- Phủ Tây Mỗ - Nơi giáng sinh lần thứ ba của Mẫu Liễu
- Phủ Tiên Hương
- Phủ Tổ thờ ai
- Phủ Vân Cát
- Quan Điều Thất
- Quan Hoàng Bẩy
- Quan Hoàng Bơ
- Quan Hoàng Chín
- Quan Hoàng Đôi Triệu Tường
- Quan Hoàng Mười là ai
- Quan Hoàng Năm
- Quan Hoàng Tám
- Quan Hoàng Tư là ai
- Quan Lớn Đệ Nhất
- Quan Lớn Đệ Nhị
- Quan Lớn Đệ Tam
- Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai
- Quan Lớn Tuần Tranh
- Quần thể Đền Suối Mỡ
- Quần thể tâm linh Tây Thiên
- Sẽ còn nhiều "hiện tượng lạ" trong hầu đồng
- Sự biến tướng trong ngôi nhà mẫu
- Sự ngộ nhận trong hầu đồng
- Sự tích Cô bé Cửa suốt
- Sự tích đền Ghềnh Gia Lâm
- sự tích ông Hoàng Bảy
- Sự tu của đồng
- tam phủ là gì
- Tâm sự của một đồng nghèo
- Thanh đồng cần phải làm gì.
- Thanh đồng làm gì để vẹn đường tu
- Thánh không phải là ma
- Thần tích về Mẫu Liễu Hạnh
- Thầy và lòng tham
- Thực hành đúng về hầu đồng
- Tìm Thầy
- trình đồng
- Trường hợp nào được khất hầu
- Tứ Đền - Một khu đền linh thiêng
- Tứ phủ là gì
- Tứ phủ Thánh Cậu
- Văn Khấn Đền Phủ
- Vua Cha Bát Hải Động Đình là ai
TỰ BẠCH
Với tất cả lòng thành kính và ngưỡng mộ Đạo Mẫu - một nét truyền thống văn hóa đặc sắc chỉ có riêng ở Việt Nam. Bằng công sức sưu tầm, tìm hiểu, lượm lặt của mình, tôi tâm huyết viết nên Blog này như lời cảm tạ chân thành nhất của tôi kính dâng lên Đạo Mẫu. Rất hân hạnh và cảm ơn các bạn đã đến với Blog. Chúc các bạn và gia đình luôn may mắn, bình an! Qua Blog này tôi cũng chân thành cảm ơn các tác giả của trang tr hatvan.vn, dongaphu.vn, và các trang khác ...đã giúp tư liệu cho tôi viết nên trang blog này.Bài đăng phổ biến
- Đền Đại Lộ - Đền thờ Tứ Vị Thánh Nương Đền Đại Lộ hay thường gọi là đền Lộ, thuộc thôn Đại Lộ, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội. Đền Đại Lộ thờ Tứ Vị Thánh Nương chín...
- Đền Nưa, Am Tiên - Chốn tâm linh bồng lai tiên cảnh Đền Nưa - Am Tiên là một khu tâm linh nổi tiếng của xứ Thanh thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa. Nơi đây là một trong ba h...
- Đền Bà Chúa Thượng Ngàn Tam Đảo Đền Bà Chúa Thượng Ngàn Tam Đảo là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của du lịch Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài Đền ...
- Đền Lảnh Giang, Đền Xích Đằng thờ Quan Lớn Đệ Tam Quan Lớn Đệ Tam hay còn gọi là Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ. Đền thờ chính của Quan Lớn Đệ Tam là Đền Lảnh Giang, Đền Xích Đằng.
- Đền Mẫu Đồng Đăng Đền Mẫu Đồng Đăng nằm ở trung tâm thị trấn Đồng Đăng thuộc huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn, cách cửa khẩu Hữu Nghị 4 km. Đền Mẫu Đồ...
- Đền Và thờ Tản Viên Sơn Thánh Đền Và toạ lạc trên đồi Và thuộc xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây. Đền Và thờ thần Tản Viên, vị thần đứng đầu trong tứ bất tử của Việt Na...
- Phủ Dầy và Thánh Mẫu Liễu Hạnh Phủ Dầy là một quần thể di tích tâm linh gắn liền đến sự giáng sinh lần thứ hai của mẫu Liễu Hạnh. Quần thể di tích tâm l...
- Đền Bồng Lai Ninh Bình thờ Cô Đôi Thượng Ngàn Cô Đôi Thượng Ngàn là thánh cô nổi tiếng trong Tứ Phủ Thánh Cô. Đền thờ Cô ở mọi miền đất nước, nhưng nổi lên trên cả là hai ngôi đ...
- Đền Công Đồng Bắc Lệ Đền Công Đồng Bắc Lệ thuộc xã Tân Thành Huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đền Công Đồng Bắc Lệ nơi thờ Mẫu Thượng Ngàn – một trong ba ...
- Đền Mẫu Lào Cai Đền Mẫu Lào Cai thuộc tổ 4, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai. Nơi đây cũng là cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Vân ...
ĐỀN ĐỒNG BẰNG
ĐỀN THỜ CÔ CHÍN SÒNG SƠN
LIÊN HỆ
Nếu bạn thấy cần có sự trao đổi về bài viết xin bạn gọi: Mr. Lê Hồng Thái 0913.588.960. Xin trân trọng cảm ơn.MỘT LỜI NHẮN NHỦ
Thiếu sót lớn nhất là khi đi lễ đền phủ là chúng ta không biết thân thế và quyền năng vị thánh ngự tại bản đền. Để việc đi lễ đem lại phúc lộc cho mình và gia đình được hiệu quả nhất, trước khi đi chúng ta nên tìm hiểu lịch sử đền và thân thế vị thánh bản đền mà ta cần đến lễ. Giống như đời trần mà con cái không biết bố mẹ mình là ai đó là sự bất nghĩa. Việc tìm hiểu này cần thiết hơn rất nhiều so với việc dâng mâm cao cỗ đầy. Các bạn hãy nhớ rằng nhà thánh luôn" Chứng Tâm không chứng lễ". Chỉ cần các bạn đọc và tìm hiểu về nhà Ngài thì cũng đã được các Ngài chứng tâm rồi đó. Vậy há chi mà cứ phải đi lễ với mâm cao cỗ đầy. Rất mong, các bạn đến với Đạo Mẫu với tâm bồ đề để toại nguyện hoan hỷ, an lạc.Tổng số lượt xem trang
Translate
Giới thiệu về tôi
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôiDANH SÁCH BÀI VIẾT
- ► 2013 (11)
- ► tháng 8 (8)
- ► tháng 9 (2)
- ► tháng 12 (1)
- ► 2014 (1)
- ► tháng 10 (1)
- ► 2015 (1)
- ► tháng 7 (1)
- ► 2016 (85)
- ► tháng 4 (16)
- ► tháng 5 (52)
- ► tháng 6 (5)
- ► tháng 7 (1)
- ► tháng 8 (4)
- ► tháng 9 (4)
- ► tháng 10 (2)
- ► tháng 12 (1)
- ► 2018 (20)
- ► tháng 1 (3)
- ► tháng 2 (2)
- ► tháng 3 (1)
- ► tháng 4 (4)
- ► tháng 5 (6)
- ► tháng 6 (3)
- ► tháng 8 (1)
- ► 2019 (8)
- ► tháng 2 (2)
- ► tháng 8 (6)
Danh sách Blog của Tôi
- XỬ LÝ KHÍ THẢI Giới thiệu hệ thống lọc bụi cyclon - *Công ty Cổ phần Composite và Công nghệ Ánh Dương - chuyên về xử lý môi trường xin giới thiệu với các bạn nguyên lý hệ thống cylcone lọc bụi trong...
- Xử lý nước thải sinh hoạt Ưu điểm của các hệ thống XLNT bằng bồn composite - So với các hệ thống xử lý nước thải bê tông cốt thép Hệ thống xử lý nước thải bằng composite nổi trội hơn bởi: • Thời gian thi công lắp ...
- Bồn composite Bồn composite cốt thép - Bồn composite cốt thép * (Để xem chi tiết mời bạn click vào **"đọc thêm" dưới đây để xem thêm).* Hiện tại các bồn bể chị lực lớn cần chứa axit ...
- Website chính -
Bài đăng nổi bật
Quần thể Du lịch tâm linh Đền Suối Mỡ
Đền Suối Mỡ bao gồm đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, nằm dọc theo dòng suối Mỡ đều thờ Công chúa Quế Mỵ Nương, con gái vua Hùng V...
ĐỀN MẪU ĐÔNG CUÔNG
ĐỀN MẪU KỲ ANH
ĐỀN CÔ CHÍN SÒNG SƠN
ĐỀN MẪU SÒNG
Từ khóa » đền Mẫu Hạ Tuyên Quang
-
Đền Hạ Tuyên Quang - Du Lịch Tuyên Quang
-
Đền Hạ ở Tuyên Quang - Tứ Phủ Thánh Mẫu
-
Đền Hạ Tuyên Quang - Ngôi đền Lâu đời Linh Thiêng Nhất ...
-
Đền Mẫu Tam Cờ – Đền Hạ (Tuyên Quang) [Khám Phá Vẻ Đẹp]
-
Lễ Hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La
-
Tuyên Quang: Đền Mẫu Thượng - Nơi Sinh Hoạt Văn Hóa Tín Ngưỡng
-
Đền Hạ Tuyên Quang
-
[Tuyên Quang] Đền Mẫu Tam Cờ (Đền Hạ Tuyên Quang)
-
Lễ Hội Rước Mẫu đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La - Du Lịch
-
Du Lịch Tuyên Quang: Đền Mẫu Tam Cờ - Cô Bé Mỏ Than
-
Tour đầu Năm Lễ đền Chùa Tuyên Quang Rẻ Giảm Ngay 40%
-
Tam Cờ - Phố Của đền đài Miếu Mạo - Báo Tuyên Quang
-
Đền Hạ Tuyên Quang - Diễn đàn Quê Hương - Con Người Việt Nam
-
Lễ Hội Rước Mẫu - Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh Tuyên Quang
-
(TTV) Lễ Hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La Nét Văn Hóa đặc Sắc ...
-
“Tam Tòa Thánh Mẫu” Có Một Vị ở Tuyên Quang