Đền Kỳ Cùng - Lạng Sơn Và Những Thông Tin Du Lịch Hữu ích

Không biết là từ khi nào, chỉ biết là đã từ rất lâu tại bến đá bên tả ngạn con sông Kỳ Cùng đã tồn tại một ngôi đền vô cùng linh thiêng gọi là đền Kỳ Cùng hay còn gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh.

Giới thiệu chung đền Kỳ Cùng - Lạng Sơn

Đền Kỳ Cùng là một ngôi đền linh thiêng vốn thờ thần Giao Long, theo tín ngưỡng của người dân địa phương đây là một vị Thuỷ Thần. Thần có nhiệm vụ giúp cho mưa thuận gió hoà. Nhưng sau nay, đền thờ ông Tuần Tranh một vị quan tài giỏi dưới thời nhà Trần, trấn giữ biên ải lập nhiều công lớn. Vì bị đổ oan nên sau khi ông bị đuổi giết đến sông Kỳ Cùng đã nhảy xuống sông để chứng minh trong sạch của mình. Do tấm lòng trong sạch ông Tuần Tranh đã được thần linh hóa thành đôi rắn ông Cộc-ông Dài trở thành vị thần ngự tại tại sông này. Tích kể rằng ông đã nhiều lần hiển linh thay dân trừ hại cái ác bảo vệ cuộc sống an bình. Được người đời biết ơn lập đền thờ phụng. Theo sử sách ghi lại, ngày xưa bất kỳ cuộc hành quân nào các sứ thần Việt Nam sang Trung Quốc cũng đều dừng chân tại đây sửa soạn lễ vật, quần áo thắm nắn nhan cầu cho chuyến đi bình anh công thành danh toại.

Đền Kỳ Cùng

Đền Kỳ Cùng

Trải Nghiệm khi đến với đền Kỳ Cùng - Lạng Sơn?

Đền Kỳ Cùng luôn là cái tên thường được nhắc đến khi người ta nói về văn hoá tín ngưỡng của xứ Lạng. Khi đến đây bạn sẽ có cơ hội được cảm nhận đời sống tâm linh, phong phú cũng nhưng hiểu thêm về bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam ta.

Vãn cảnh đền Kỳ Cùng

Năm 1993, đền Kỳ Cùng được công nhận là di sản lịch sử cấp quốc gia. Đền nằm bên bờ đá tả ngạn con sông Kỳ Cùng. Khúc sông này có nhiều tảng đá lớn nhấp nhô ẩn hiện, chặn dòng nước bị sóng đập vào tung bọt trắng xóa trông vô cùng ngoạn mục. Nhờ đó trở thành một trong tám cảnh đẹp của xứ Lạng được ghi trong “Trấn Doanh Bát Cảnh” mà Ngô Thì Sỹ gọi là Kỳ Cùng Thạch Độ.

Vãn cảnh đền Kỳ Cùng

Vãn Cảnh đền Kỳ Cùng

Kiến trúc đền mang đậm văn hoá tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Trên cổng và mái đền cong vút là cặp Lưỡng Long Chầu Nguyệt. Trước cửa có cặp sư tử đá uy nghiêm, phía ngoài điện là hai tháp chuông. Ngoài ra đèn còn lưu giữ bức hoàng phi, tự đại có niên đại từ thờ nhà Lê, nhà Nguyễn.

Lễ hội Kỳ Cùng - Tả Phủ

Từ ngày 22-27 tháng Giêng âm lịch lễ hội Kỳ Cùng-Tả Phủ được tổ chức. Là dịp cho người dân hội tụ, vui chơi, ca hát thực hiện các nghi lễ cầu phúc, cầu mong một năm an lành phát đạt. Đây được xem là một trong những lễ hội lớn nhộp nhip, điểm hình nhất của người dân Lạng Sơn. Theo tích, ông Tuần Tranh vì bị đỗ oan phải thả mình xuống sông để chứng minh trong sạch. Được Tả đô đốc Hán quận công Thân Công Tài nhà Lê hóa giải. Vì vậy có tục lệ vào ngày lễ hội đền Kỳ Cùng giống như đền Tả Phủ, phải có lễ rước kiệu ông lớn Tuần Tranh lên đền Tả Phủ để tạ ơn và hầu chuyện Thân Công Tài.

Lễ hội Kỳ Cùng - Tả Phủ

Chợ Kỳ Lừa

Trong thi ca có câu “Đồng Văn có phố kỳ Lừa, có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh..” Chợ Kỳ Lừa là khu mua sắm sầm uất nhất nằm ở trung tâm thành phố Lạng Sơn. Trải qua hàng trăm năm lịch sử phiên chợ nổi tiếng này đã đi vào thi ca. Đây là nơi giao lưu văn hoá của các đồng bào dân tộc ít người, đến đây bạn không chỉ có thể mua cho mình những món đặc sản nổi tiếng mà còn có thể tìm hiểu thêm những nét văn hoá độc đáo nơi đây.

Di chuyển đến đền Kỳ Cùng - Lạng Sơn

Đền Kỳ Cung nằm cách trung tâm thành phố Lạng Sơn chưa đến 1km đi xem. Bạn có thể dễ dàng di chuyển đến đền bằng nhiều cách mà không mất thời gian. Bạn nên đi đường Lê Lợi, đây là tuyến đường thuận tiện nhất để di chuyển.

Di chuyển từ trùng tâm thành phố đến Đền Kỳ Cùng

Di chuyển từ trung tâm thành phố Lạng Sơn đến đền Cùng Kỳ

Kinh nghiệm khi đến đền Kỳ Cùng - Lạng Sơn

Đến thăm quan đền Cùng Kỳ - Lạng Sơn cân lưu ý những gì?

- Lễ hội Kỳ Cùng - Tả Phủ là một trong những lễ hội lớn nhất của người dân Lạng Sơn kéo dài trong 5 ngày. Nếu có thể, khi bạn ghé thăm Lạng Sơn nên đi vào dịp 22-27 tháng Giêng âm lịch để có cơ hội được chiêm ngưỡng, cảm nhận sự đa dạng trong văn hoá đậm bản sắc dân tộc.

- Tham gia phiên chợ Kỳ Lừa trong phần hội của lễ hội Kỳ cùng để có thể mua sắm những món đồ đặc trưng của văn hoá các dân tộc tại Lạng Sơn.

- Khi đến chiêm bái đền bạn nên mặc trang phục lịch sự, đi nhẹ nói khẽ để giữ gìn không gian linh thiên.

Nếu bạn đang có ý định đến với đền Cùng Kỳ để có cơ hội chiêm bái ngôi đền nổi tiếng này nhưng lại chưa biết bắt đầu lên kê hoạch du lịch như thế nào thì hãy đến với BestPrice. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp của chúng tội hân hạnh đượi hỗ trợ Quý Khách để có một chuyến đi trọn vẹn nhất.

Quỳnh Như

Nguồn ảnh: Internet

Từ khóa » Sự Tích đền Kỳ Cùng Lạng Sơn