TÌM HIỂU ĐỀN KỲ CÙNG THÀNH PHỐ LẠNG SƠN - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Văn Hóa - Nghệ Thuật
  4. >>
  5. Du lịch
TÌM HIỂU ĐỀN KỲ CÙNG THÀNH PHỐ LẠNG SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 38 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠNTRƯỜNG THPT VIỆT BẮCBÁO CÁONGHIÊN CỨU KHOA HỌCĐỀ TÀIBƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU ĐỀN KỲ CÙNGTHÀNH PHỐ LẠNG SƠNLĩnh vực: 02 - Khoa học xã hội và hành viNGƯỜI THỰC HIỆN: Lý Văn ViênNGƯỜI HƯỚNG DẪN: Đỗ Viết CườngLạng Sơn, 12/20151MỤC LỤCI. PHẦN MỞ ĐẦU31. Lý do chọn đề tài32. Mục đích nghiên cứu43. Đối tượng nghiên cứu44. Phạm vi nghiên cứu45. Phương pháp nghiên cứu5II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU61. Đặc điểm đền Kỳ Cùng61.1. Từ huyền thoại và tục thờ Ông Dài, Ông Cộc61.2. Đến quá trình lịch sử hóa và truyền thuyết Quan lớn Tuần 9Tranh2. Lễ hội đền Kỳ Cùng3. Sự biến đổi của đền Kỳ Cùng và lễ hội Kỳ Cùng3.1 Biến đổi về không gian di tích và lễ hội3.2 Biến đổi về đối tượng thờ cúng – sự hỗn dung tín ngưỡng3.3 Sự biến đổi về các lễ thức, trò diễn trong lễ hội4. Học sinh trường THPT Việt Bắc với đền Kỳ CùngII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận2. Kiến nghịPhụ Lục1. Một số hình ảnh2. Một số video2101414161822252526282836I. PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiTrong chương trình Ngữ văn, chúng em được nghiên cứu bài học "Tìmhiểu thêm về thể loại truyền thuyết" trong văn học dân gian Việt Nam (Tự chọnNgữ Văn 10), một trong những thể loại tự sự dân gian kể lại truyện tích các nhânvật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểmcủa nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại,đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư cấu, thần kỳ. Thiết nghĩ, bất kỳ vùng miềnnào trên mảnh đất hình chữ S cũng đều gắn với truyện tích về nhân vật lịch sửvà phong vật địa phương. Vì vậy em cũng luôn đặt câu hỏi: mảnh đất xứ Lạng,nơi địa đầu Tổ quốc có truyền thuyết nào gắn với nhân vật lịch sử nào? Cóphong vật đặc trưng nào của quê hương?Trong buổi Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, bài "Thanh niên vớiviệc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc" chúng em cũng đã hiểu được nội dungcũng như ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, hiểu được nhữngchính sách chủ yếu về phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước. Vậy cần cónhững hành vi ứng xử văn hóa như thế nào để giữ gìn và phát huy truyền thốngvăn hóa tốt đẹp của dân tộc, của quê hương mình?Là người con được sinh ra, lớn lên và học tập tại thành phố Lạng Sơn,một vùng đất có truyền thống văn hóa phong phú và đa dạng, đậm đà bản sắcdân tộc, em biết ơn và tự hào về thế hệ đi trước đã để lại những di sản văn hóacho thế hệ sau để từ đó có nhiều tri thức bổ ích về bề dày truyền thống của quêhương xứ Lạng. Hàng năm (tập trung vào mùa xuân) ở Lạng Sơn có trên 365 lễhội dân gian gắn với miếu, đền, cùng các truyền thuyết về các nhân vật lịch sử[2]. Và đền Kỳ Cùng với lễ hội Kỳ Cùng là điểm đến có tầm ảnh hưởng lớn đốivới đời sống văn hóa tinh thần của người dân xứ Lạng. Vậy tại sao đền Kỳ Cùngvà lễ hội của nó lại thu hút và có tầm ảnh hưởng như vậy?Đặc biệt, trong quá trình học tập tại trường THPT Việt Bắc, thực hiện vàhưởng ứng phong trào xây dựng "trường học thân thiện - học sinh tích cực","ngày về nguồn" bản thên em được nhà trường chọn cử tham gia chăm sóc đền3Kỳ Cùng và tham dự đội rước kiệu trong lễ hội của đền, đây là dịp để em có thểgóp phần nhỏ vào việc tìm hiểu, giữ gìn và phát huy vốn tri thức dân gian của ditích. Tuy nhiên em luôn trăn trở làm thế nào để tất các bạn học sinh trong trườngđều được tham gia và hiểu sâu sắc ý nghĩa di tích đền Kỳ Cùng và lễ hội đền KỳCùng?Qua những năm được tham dự, bản thân em cũng nhận thấy sự biến đổicủa đền Kỳ Cùng nói chung và lễ hội đền Kỳ Cùng nói riêng. Bên cạnh nhữngyếu tố có tác động tích cực thì vẫn còn tồn tại những vẫn đề cho thấy sự thiếubản sắc, thiếu tính bền vững. Vậy làm thế nào để giữ được bản sắc của lễ hội?Thiết nghĩ cần có một tài liệu chính thống để không chỉ tầng lớp học sinh, thanhniên mà người dân địa phương tham khảo và hiểu được bản sắc của nó.Vì vậy em đã mạnh dạn chọn đề tài: Bước đầu tìm hiểu đền Kỳ Cùngthành phố Lạng Sơn để nghiên cứu.2. Mục đích nghiên cứu- Thông qua đề tài Bước đầu tìm hiểu đền Kỳ Cùng thành phố LạngSơn, chúng em nhằm khái quát đặc điểm của đền Kỳ Cùng và sự biến đổi của lễhội Kỳ Cùng từ đó hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huynhững giá trị truyền thống của của nó.- Nghiên cứu về đền Kỳ Cùng và lễ hội đền Kỳ Cùng cũng sẽ góp phầnquan trọng trong việc định hướng giáo dục tình yêu quê hương xứ Lạng, tinhthần đoàn kết, tính cộng đồng cũng như truyền thống uống nước nhớ nguồn đốivới học sinh khi tham gia lễ hội.3. Đối tượng nghiên cứu- Đặc điểm đền Kỳ Cùng và sự biến đổi của lễ Hội đền Kỳ Cùng, thànhphố Lạng Sơn.- Hoạt động tham gia lễ hội đền Kỳ Cùng của học sinh trường THPT ViệtBắc và người tham dự.4. Phạm vi nghiên cứuĐề tài nghiên cứu dựa trên những đặc điểm của lễ hội đền Kỳ Cùng vàquá trình thực hiện, tổ chức của lễ hội hàng năm. Đồng thời đề tài sử dụng các4tư liệu ghi chép và ghi hình lại trong quá trình tham gia chăm sóc đền Kỳ Cùngvà phục vụ lễ hội đền Kỳ Cùng.Sự nhận thức của học sinh trường THPT Việt Bắc khi tham gia phục vụ lễhội hàng năm.5. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp thu thập, phân loại và nghiên cứu tài liệu- Phương pháp điền dã.- Phương pháp phân tích, tổng hợp tư liệu, tài liệu.- Phương pháp quan sát - ghi hình.5II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU1. Đặc điểm đền Kỳ CùngĐền Kỳ Cùng nằm ở phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn, tỉnh LạngSơn là một di tích có từ lâu đời và mang nhiều dấn ấn văn hóa, tín ngưỡng củadân bản địa. Theo danh nhân Ngô Thì Sỹ (1779) thì đây là một trong tám cảnhđẹp của xứ Lạng [8]. Hiện nay đền Kỳ Cùng là điểm đến của nhân dân trong vàngoài tỉnh, đặc biệt là mùng 1 và ngày rằm hàng tháng thì đền thu hút lượngkhách rất đông đến để dâng hương. Hàng năm, đền tổ chức lễ hội vào ngày 22đến ngày 27 tháng giêng, đây là lễ hội lớn nhất không chỉ của Thành phố LạngSơn mà còn là của toàn tỉnh, thu hút đông đảo du khách thập phương về hànhhương.Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội củađịa phương, đền Kỳ Cùng có sự "chuyển mình" về cả quy mô và lễ thức của lễhội. Hiện nay đền Kỳ Cùng thờ Quan lớn Tuần Tranh (một nhân vật lịch sử), tuynhiên nếu căn cứ theo tên gọi của di tích là “Kỳ Cùng đại vương từ” và tấm đạitự do triều Cảnh Hưng năm thứ 44 (1783) ban tặng thì đền là nơi thờ Ông Cộc,Ông Dài – hai vị thần sông của sông Kỳ Cùng. Ngoài ra, đền còn phối thờ mộtsố nhân vật khác (sẽ được cụ thể hóa ở phần sau). Điều này đặt ra một vấn đề làmối quan hệ giữa Ông Dài, ông Cộc (thủy thần) và Quan lớn Tuần Tranh (nhânvật lịch sử).1.1. Từ huyền thoại và tục thờ Ông Dài, Ông CộcTrong truyện kể dân gian Việt Nam, truyện về Ông Cộc, Ông Dài phổbiến ở nhiều địa phương, từ vùng núi Tây Bắc đến vùng châu thổ sông Hồng vàvào đến miền Trung. Theo Nguyễn Từ Chi, nội dung quan trọng nhất của truyềnthuyết này là “hai anh em rắn được vợ chồng một lão nông nuôi từ tấm bé, lớnlên, chiếm lĩnh một bến đò hay một khúc sông và trả nghĩa cho bố mẹ nuôi. Cặpthần rắn này được thờ hoặc tại đình, với tư cách là những thần phụ, cạnh Thànhhoàng làng, hoặc tại đền riêng” [4, trang 54]. Theo thống kê bước đầu của em, ởLạng Sơn hiện nay có khoảng 10 bản kể và 6 điểm thờ Ông Dài, Ông Cộc.6Ngoài truyện Ông Dài, Ông Cộc hay sự tích sông Kỳ Cùng với điểm thờ là đềnKỳ Cùng, có thể kể đến một số bản kể và điểm thờ tiêu biểu như:Tại Đền Khắc Uyên ở xã Vân Mộng, huyện Lộc Bình một di tích ở bêncạnh dòng sông Kỳ Cùng, đền được xây dựng từ thời Lê, thờ ông Cộc và đượcban tặng 6 đạo sắc phong có niên đại từ triều Lê đến Nguyễn (đạo sắc có niênđại cổ nhất là vào năm Cảnh Hưng thứ 28 - 1767). Theo tiếng địa phương(Nùng), đền này được nhân dân gọi là Vằng Khắc (có nghĩa là Thằng Cụt) chỉcon rắn thần bị một ông già ở địa phương chém đứt khúc đuôi. Theo Trung Bắctân văn (1924), một dị bản khác lưu hành ở bản Moòng thì rắn không phải nở từmột quả trứng lạ do ông lão bắt được mà do bà lão chiêm bao thấy một đứa bécó một con rắn cuốn quanh người rồi biến vào bụng bà. Từ đó bà có mang sinhmột trai và một con rắn. Rắn sau đó cũng thả ra sông, lớn lên nó cũng cướp chịdâu làm vợ, cũng bị ông lão chém đứt khúc đuôi [8].Tại làng Nà Lình, xã Quốc Việt, huyện Tràng Định, nơi thượng lưu sôngKỳ Cùng chảy sang đất Trung Quốc có miếu thờ Ông Dài với truyền thuyết: cóông họ Hoàng ra sông Thà Bó đánh cá, ông kéo lưới vớt được một quả trứng lạđem về nhà cho gà ấp sau nở ra một con rắn, ông đặt tên là Củm. Ông cho vàochum nuôi, sau rắn lớn ông cho vào bồ đựng thóc, rắn lớn nhanh như thổithường bò lên xà nhà khiến cho mọi người sợ hãi, ông bà đem rắn ra sông thả.Khi thấy người qua sông rắn thường nổi lên làm mọi người sợ hãi. Ông giàkhuyên giải mãi từ đó rắn mới không quấy nhiễu nữa, cho đến bây giờ thỉnhthoảng đoạn sông đó nước đục ngầu, dân làng cho rằng rắn về tắm cho nên nướcđục như vậy và con rắn này là con trai của vị thần ở miếu Nà Lình. Về sau đúngngày 4 tháng 4 âm lịch là ngày cúng lễ của di tích, hôm đó có hội đua thuyền, cótrò làm lật thuyền để gọi rắn lên cùng đua thuyền với trai làng.Đền Cửa Đông (tên chữ Tam Phủ linh từ) ở phường Chi Lăng thành phốLạng Sơn thờ thần Bạch Đế đã được triều vua Thành Thái năm thứ nhất (1889)ban tặng một đạo sắc phong. Từ xưa, nhân dân Lạng Sơn cho rằng đây là đềnthờ con rắn trắng - vị thần ở khúc sông Kỳ Cùng đoạn chảy qua đây. Trong cácthần tích, truyền thuyết gia phả ở Lạng Sơn có ghi rất nhiều về truyện rắn thần.7Thần tích về Khai Nguyên đại vương ở xã Vân Mộng, huyện Điềm He (nay làhuyện Văn Quan) kể truyện một ông lão bắt được một con rắn nuôi làm con, đặttên là Đinh Khai Nguyên. Rắn cho bố một hạt minh châu có thể đi xuống cõithủy phủ. Thần tích về Xích Long Vương xã Hoàng Đồng huyện Cao Lộc kể vềthần sông lên cướp vợ của người trần, bị kiện và đoạn kết tương tự như truyệncon rắn thần ở sách Truyền kì mạn lục.Người Tày Lạng Sơn ven sông Kỳ Cùng thì kể lại như sau: đời Lý NhânTông niên hiệu Long Phù, ở bản Chúng có một thổ ty họ Bế, nhà giàu, có haingười con: một trai là Trần Sinh đã có vợ và một gái là Ngọc Quyên xinh đẹp.Một ngày mùa xuân, anh em đi thăm mộ, chiều về họ gặp một chàng trai tuấn túđến nhà xin với người bố nghỉ trọ một đêm. Hỏi tên họ thì đáp: tôi thuộc họ rồngtên Hải Sinh, định về kinh ứng thi, đầy tớ đã đi trước, còn mình vì đường xa mệtnhọc phải nghỉ lại. Thổ ty bằng lòng cho nghỉ lại. Đêm ấy, Hải Sinh được sựưng thuận của Ngọc Quyên, lẻn vào buồng ân ái, từ đó cứ gà gáy ra đi nhưngđêm thì lại mò tới. Đến đêm thứ năm Hải Sinh nói mình là con vua Thủy có lệnhphải về, hẹn đến tết đoan ngọ sẽ gọi nàng xuống thủy phủ. Ngọc Quyên từ đấycó mang. Người bố biết rõ chuyện của con, muốn giết, nhưng bị bà mẹ cản lại.Đến lúc nàng sắp sinh bố lại mài dao nhọn chực giết vì không muốn thấy cónhững đứa cháu thuộc nòi thuồng luồng. Đến ngày đoan ngọ, Ngọc Quyên sinhra được hai con rắn, một con trườn đi thoát còn một con bị ông chém đứt khúcđuôi (sau này gọi là ông Cộc). Gia nhân đuổi theo thì trời bỗng nổi cơn mưa togió lớn, đất chuyển ầm ầm, nứt thành lỗ cho hai con chui vào. Ở nhà, NgọcQuyên cũng tắt thở. Sau đó ông Cộc ngự trị ở chỗ thác nước trước làng, người tagọi là Khuổi Ngù (thác rắn). Nay còn có đền thờ trên đường từ thành phố LạngSơn đi huyện Lộc Bình (bản kể này giống với bản kể của Nguyễn Đổng Chi)[3].Như vậy, qua các bản kể ta có thể thấy, tục thờ rắn là một trong những tínngưỡng nguyên thủy, xuất phát từ môi trường tự nhiên gắn với điều kiện sôngnước, đầm lầy, hình tượng rắn đã được đồng hóa với nước, thủy thần nhằm cầumong sông nước hiền hòa, mùa màng tươi tốt, đánh bắt được nhiều sản vật dưới8sông, muôn vật và con người sinh sống, đi lại thuận lợi và là chỗ dựa tinh thầnvào đấng tối cao, mong ngài che chở trước thiên nhiên tác động.1.2. Đến quá trình lịch sử hóa và truyền thuyết Quan lớn Tuần TranhTruyện về Ông Cộc Ông Dài ở đền Kỳ Cùng Lạng Sơn gắn với truyềnthuyết ông Tuần Tranh là một quan tướng nhà Trần được nhận chức Tuần ởhuyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương sau đó được bổ nhiệm lên Lạng Sơn để trấnyên giặc phương Bắc. Tính tình của ông vui vẻ, cởi mở thường mỗi chiều đánhcờ trước sông Kỳ Cùng. Trong thời gian ở đây, trong một trận đánh do ông chỉhuy, không may bị thua, quân lính thiệt mạng nhiều lại bị vu cáo phạm tội dâmô. Để giữ thanh danh cho mình, ông đã nhảy xuống bến sông Kỳ Cùng tự vẫn:nay thà thác trong còn hơn sống đục, nước sông Kỳ Cùng tấm ngọc khôn dung...Do tấm lòng trong sạch ông được thần linh hóa thành đôi rắn (Ông Cộc, ÔngDài) làm vị thần ngự tại đền Kỳ Cùng: nỗi oan nay thấu tận trời cao, dây oankết lại thành đôi long xà. Nỗi oan này về sau được Đô đốc phủ Đô đốc Đồng triHán Quận công Thân Công Tài minh oan. Việc này dẫn đến sự liên quan tronglễ hội truyền thống giữa hai di tích đền Kỳ Cùng và đền Tả Phủ.Từ một truyền thuyết và tục thờ thần tự nhiên (thần rắn), trải qua nhữngbiến thiên và yêu cầu của lịch sử, những vị nhiên thần như các thần núi thầnsông, thần rắn... bắt đầu được “khoác thêm chiếc áo lịch sử” nhằm thể hiện cảmhứng tôn vinh các vị anh hùng trong thời kỳ mới. Về điều này, Tạ Chí ĐạiTrường đã có nhận định rất thú vị: “Chúng ta không rõ trước khi các thần đó(chỉ thần rắn, thần sông) được Hán hóa dưới các tên: Long Quân, Hà Bá… thìhọ được gọi là gì. Có lẽ chỉ giản dị với những tên: thần nước, thần sông, thầnđầm lầy… với lờ mờ một bộ mặt người… chứ không đường bệ, oai nghiêm nhưkhi họ hiện ra báo mộng cho các ông thái thú, ông quan, ông vua” [5]. Từ đâythần rắn được cung cấp những lí lịch cụ thể khác nhau mang tên người tên đấtkhác nhau. Trần Thị An gọi đây là bước “lịch sử hóa, văn bản hóa, với chủtrương của chính quyền”. Giải thích về điều này, tác giả cho rằng, người ghichép muốn “dùng tục thờ lâu đời và phổ biến này để đề cao uy thế của vươngquyền và khẳng định tính chính thống của triều đại mình” [6]. Bằng cách này,9giới cầm quyền đã gắn niềm tin về tính thiêng của thần sông trong đời sống dândã với niềm tin tưởng vào tính chính thống của vương triều.2. Lễ hội đền Kỳ CùngLễ hội đền Kỳ cùng được xem là lớn nhất của tỉnh Lạng Sơn. Trongnhững năm gần đây, lễ hội đã thu hút một lượng du khách rất lớn về hànhhương. Theo ước tính của Ban tổ chức, riêng các năm 2012-2013-2014, mỗinăm ước tính có khoảng hàng trăm ngàn người tham dự lễ hội.Hình 2.1 Rước kiệu trong lễ hội đền Kỳ Cùng (Nguồn tác giả)Lễ hội diễn ra trong 6 ngày (từ 22-27 tháng giêng) gồm các nội dung cơbản sau:Ngày 22 tháng Giêng, khai mạc lễ hội:Vào lúc 8h00, tại sân đền Kỳ Cùng: CLB Lân, Sư tử, Rồng của võ đườngSơn Đông và đội Sư tử Mèo xã Gia Cát, đội Sư tử Nhí trường tiểu học KimĐồng phối hợp trình diễn. 9h00 Khai mạc lễ hội: ổn định tổ chức, tuyên bố lýdo giới thiệu đại biểu, khai mạc lễ hội. Từ 9h45 đến 11h00, tế dâng hương vàđón tiếp đoàn rước kiệu đền Tả Phủ xuống. Từ 11h đến 12h là một số trò chơidân gian như kéo co, cờ người, đánh vật, thi bày mâm ngũ quả kèm theo tiếtmục hát sli, lượn. 12h00 (chính Ngọ) từ đền Kỳ Cùng đền Tả Phủ, thứ tự sắpxếp đội hình rước kiệu: Rồng, Sư tử -> Thanh Đồng Đạo Quan -> Bát Bửu +10Chấp Kích -> trống lệnh + chiêng -> Kiệu Bát Cống -> Kiệu Võng Mẫu -> cácđội tế + du khách. Đội hình rước kiệu xuất phát từ đền Kỳ Cùng theo đường17/10 -> đường Nguyễn Tri Phương -> Nguyễn Du -> Phai Vệ -> Bà Triệu ->Lê Lợi -> Bắc Sơn tới Đình Mười -> Lương Văn Chi -> Thân Cảnh Phúc ->Thân Công Tài về đền Tả Phủ. Trong lễ rước này, các nhà mặt phố mang mâmcúng ra để trước cửa (chủ yếu là lợn quay cả con) để đón đoàn rước đi cầu mongcho một năm làm ăn may mắn.Trong những ngày 23, 24, 25, 26 tháng Giêng, đến dự hội không chỉ cóngười dân địa phương, mà đông hơn, còn là khách thập phương, họ đến thăm cảhai đền Kỳ Cùng và Tả Phủ, cùng tham gia một số trò chơi dân gian như kéo co,đẩy gậy, đi cà kheo, cướp Đầu pháo, hát Sli, Lượn...Điểm mới, rất đáng chú ý trong những năm gần đây là sự phối hợp củangành Giáo dục địa phương cùng tham gia các hoạt động của lễ hội. Cụ thể là:Việc rước kiệu giữa hai đền Kỳ Cùng - Tả Phủ và vòng qua các khu phố chínhcủa thành phố là phần đảm nhiệm của khoảng gần 100 học sinh trường THPTViệt Bắc. Các em nam sinh khiêng kiệu Quan lớn Tuần Tranh, các em nữ sinhkhiêng kiệu Mẫu cùng với thanh niên xã Gia Cát (huyện Cao Lộc).Hình 2.2 Ảnh học sinh trường THPT Việt Bắc tham gia lễ hội đền Kỳ Cùng(Nguồn tác giả)11Hình 2.3 Nam sinh trường THPT Việt Bắc rước kiệu Quan Lớn Tuần Tranh(Nguồn tác giả)12Hình 2.4 Nữ sinh trường THPT Việt Bắc rước kiệu Mẫu(Nguồn tác giả)Ngoài ra, để giúp cho lễ hội thêm phần đa dạng và náo nhiệt còn có nhữngtiết mục văn nghệ do các em học sinh trường tiểu học Vĩnh Trại cùng đội múalân sư rồng của câu lạc bộ Võ Đường Sơn Đông cùng phối hợp biểu diễn. Trongthời gian này còn có sự tham gia của đội múa sư tử Mèo xã Gia Cát và đội sư tửnhí trường tiểu học Kim Đồng. Các nhà tổ chức mong muốn qua sự phối hợpnày để vừa đưa hoạt động của nhà trường vươn ra ngoài phạm vi hạn hẹp củakhuôn viên học đường, đã tự lúc nào trở nên chật chội với lứa tuổi trẻ đang lớn,để học sinh của họ có thời cơ tập dượt hoạt động xã hội, sâu xa hơn nữa, cũngvừa để những lễ hội truyền thống và ẩn sâu trong đó là văn hóa truyền thống củadân gian - dân tộc liên tục trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.Ngày 27 tháng Giêng: đây là ngày kết thúc lễ hội Kỳ Cùng, Tả Phủ đồngthời cũng là ngày phiên chợ Kỳ Lừa (phiên chợ là ngày hai và bảy). Đến hẹn lạilên nhân dân các dân tộc Xứ Lạng xa gần lại náo nức quy tụ về thành phố LạngSơn để trẩy hội. Ngay từ sáng sớm cả thành phố đã tràn ngập không khí lễ hội,cờ quạt, nghi trượng rợp trời, các kiệu bày ra lộng lẫy, người đến chen chânnhau, hương khói nghi ngút. Với đồng bào các dân tộc ở xa thì họ đến lễ hội vớimục đích tham dự vui chơi là chính và đặc biệt lễ hội gắn với yếu tố tín ngưỡngMẫu đậm nét của đền Kỳ Cùng là một điều mới mẻ thu hút họ. Chương trìnhquan trọng nhất trong ngày kết thúc lễ hội ở đền Kỳ Cùng là tổ chức đoàn kiệulên đền Tả Phủ rước bát hương quan Tuần Tranh hồi đền và sau đó làm lễ tế yênvị (tế tạ), trong lễ rước kiệu hồi này, các nhà mặt phố cũng mang mâm cúng rađể trước cửa để đón đoàn rước hồi cầu mong cho một năm làm ăn may mắn.Phần lễ vật dâng lên các bàn thờ cũng phải chuẩn bị thịnh soạn, chỉnh tề: một13mâm xôi trắng đầy đặn và một con gà luộc, bánh dầy, khẩu sli, bánh khảo cùnghương hoa quả.Qua những mô tả khái quát về các hoạt động lễ hội đền Kỳ Cùng như vừanêu, có thể nhận thấy:Lễ hội đền Kỳ Cùng là một lễ hội cộng đồng, mang những đặc trưng củalễ hội truyền thống, mang đậm chất văn hóa của cư dân nông nghiệp. Lễ hộiđược tổ chức vào mùa xuân, lúc nông nhàn, đất trời giao hòa, thiên nhiên tươitốt, lòng người hân hoan. Lễ hội không chỉ là không gian thiêng, nơi người dânbày tỏ niềm tin, sự ngưỡng vọng đối với thần linh, các bậc anh hùng có công vớidân với nước mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa truyền thống, thỏa mãn các nhucầu giao lưu, giải trí của người dân địa phương. Sự thu hút một lượng lớn dukhách hành hương cùng nhiều tầng lớp nhân dân từ trẻ em, học sinh đến ngườigià tham gia là một minh chứng cho tính cộng đồng trong lễ hội.Căn cứ vào nội dung thờ tự của di tích này và những tìm hiểu bước đầucủa em, thì di tích và lễ hội Kỳ Cùng là sản phẩm của đồng bào Kinh (có thể làkết quả của quá trình di dân cách đây trên 300 năm)[1]. Sự xuất hiện những loạihình nghệ thuật như hát Sli (hát giao duyên) của đồng bào Nùng, hát Lượn (mộtloại hình dân ca) của người Tày, các vật phẩm cúng tế… đã cho thấy mối quanhệ giao lưu văn hóa và sự cố kết cộng đồng của lễ hội. Đây cũng là đặc điểmmang tính địa phương về sự phân bố dân cư và các dân tộc của Xứ Lạng.Trải qua quá trình hình thành và phát triển, lễ hội đền Kỳ Cùng đã trởthành một nhu cầu sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của các dân tộc ở LạngSơn. Thông qua lễ hội, mọi người cùng tôn thờ và cùng hướng tâm hồn đến sựlinh thiêng cao đẹp, hướng về niềm tin, niềm vui và hi vọng tương lai tốt đẹp,hướng con người đến cái Chân - Thiện - Mỹ.3. Sự biến đổi của đền Kỳ Cùng và lễ hội Kỳ Cùng trong những năm gầnđây3.1 Biến đổi về không gian di tích và lễ hộiTheo những tư liệu mà chúng tôi ghi nhận được, đền Kỳ Cùng đã đượctrùng tu, nâng cấp qua các lần sau: theo văn bia chùa Thành (1796) một di tích14cổ nằm đối diện với đền Kỳ Cùng ghi chép:“... xây lại hai gian đền Kỳ Cùng,lợp ngói, tôn cao đền theo kiểu mới".Hình 3.1.1 Đền Kỳ Cùng xưa (Nguồn Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn)Đến cuối thế kỉ XVIII đền Kỳ Cùng đã được trùng tu với quy mô lớn. Lầntrùng tu kế tiếp vào năm 1928, do ông Trần Xuân Vinh đứng ra hưng công. Đếnnăm 1932 đền được dựng bia ghi lại quá trình xây dựng, tôn tạo đền và tên tuổinhững người có công đóng góp. Trong những năm chiến tranh, năm 1967 đền bịbom Mỹ phá hoại chỉ còn xót lại hai gác mái xiêu đổ. Đến 1979 trong cuộcchiến tranh bảo vệ biên giới những phần còn lại của di tích hầu như bị phá hủychỉ còn lại mặt bằng.Ngày 7 tháng 6 năm 1989, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ra quyết định182/UB-QĐ cho phép tu tạo lại đền Kỳ Cùng tại địa điểm cũ theo kiểu dáng quymô như cũ và khôi phục lễ hội truyền thống do hòa thương Thích Xuân Lôi - trụtrì chùa Thành cùng một số cụ cao tuổi địa phương điều hành (kinh phí chủ yếudo vận động nhân dân trong và ngoài tỉnh). Từ đó đến nay đền tiếp tục đượccủng cố và xây mới thêm những công trình khác như: tam quan, mở rộng sânđền, xây mới sân bàn cờ, đường dẫn xuống sông, sơn quét vôi ve, đắp câu đối,các họa tiết trang trí như rồng, cá, hoa... mua sắm thêm các kiệu, hoành phi, cửavõng... trồng nhiều loại hoa cây cảnh tạo.15Hình 3.1.2 Đường dẫn xuống sông Kỳ Cùng (Nguồn tác giả)Hiện nay, tổng thể không gian của đền ước tính khoảng khoảng 1500m2.Đền kiến trúc theo kiểu hình chữ Đinh. Đền không được làm nghinh môn,nghinh môn ở đây được gắn liền với không gian chính gồm 3 cửa xây vòm cuốnvới 2 trụ xây gạch vuông bờ gờ soi, phía trên được đắp nối các hồi văn, mặt bênngoài các cột đắp nổi hai đôi câu đối [8].Như vậy, xét về mặt không gian di tích và lễ hội, đền Kỳ Cùng hiện naychỉ mở rộng về quy mô, diện tích chứ không thay đổi vị trí so với vị trí nguyênthủy ban đầu (như trong mô tả của truyện kể dân gian và thần tích). Đây là mộtđiểm rất thú vị, bởi sau rất nhiều biến thiên của lịch sử, biến đổi của thời gian vàcả địa chất, rất nhiều di tích, đặc biệt là các di tích có nguồn gốc gắn với tục thờthủy thần đều biến đổi về mặt vị trí. Sở dĩ đền Kỳ Cùng vẫn giữ được vị trí nhưhiện tại, theo chúng tôi là do nguyên nhân: thoạt kỳ thủy, đền Kỳ Cùng là mộtđền thờ thủy thần, nằm sát bờ sông Kỳ Cùng. Những đền thờ thủy thần bao giờcũng có một điểm chung là nằm ở các ngã ba sông hoặc các vị trí phù hợp vớichức năng trấn thủy. Tại điểm đền Kỳ Cùng hiện tại là một khúc ngoặt của sôngKỳ Cùng, có ghềnh đá nhô ra (bến đá).16Hình 3.1.3 Bến đá Kỳ Cùng (Nguồn Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn)Có lẽ đây là nguyên nhân chính khiến cho dòng sông Kỳ Cùng qua đoạnnày không bị xói lở, biến đổi dòng chảy.3.2 Biến đổi về đối tượng thờ cúng - sự hỗn dung tín ngưỡngNhư chúng tôi đã xác định ban đầu, đối tượng thờ cúng đầu tiên tại đềnKỳ Cùng là thủy thần (Ông Dài, Ông Cộc). Phỏng vấn một số cụ cao tuổi tại địaphương, chúng tôi được biết: trước đây đền để thờ cúng thần sông mong Ngàiche chở giúp đỡ, không gây hại cho dân lành (tư duy của cư dân vùng thunglũng làm nông nghiệp liên quan đến nguồn nước). Vì linh ứng như vậy nên nhândân đã lập một miếu nhỏ mái lợp cỏ để thờ cúng và trở thành chốn linh thiêng kìlạ đối với nhân dân trong vùng và thập phương.Nếu việc thờ đôi rắn thần (Ông Dài, Ông Cộc) và Quan lớn Tuần Tranh làdo quá trình lịch sử hóa, văn bản hóa truyền thuyết, dẫn đến các vị thần tự nhiênđược nhập vào các nhân vật lịch sử có công với cộng đồng như chúng tôi đãtrình bày ở phần trước thì việc thờ Đức Thánh Trần lại bắt nguồn từ mối liên hệgiữa Quan lớn Tuần Tranh và Trần Hưng Đạo. Theo Trần Xuân Sinh trong cuốnThuyết Trần thì Quan lớn Tuần Tranh chính là con trai trưởng của Trần HưngĐạo, tức Hưng Võ Vương Trần Quốc Nghiễn, ông từng lãnh trách nhiệm tuầnphòng vùng sông nước Lục Đầu và Ninh Giang [7]. Nói cách khác. sự hỗn dung17giữa tín ngưỡng thờ tự nhiên và thờ các nhân vật anh hùng là kết quả của xuhướng nhân hóa, lịch sử hóa và địa phương hóa; đây cũng là việc giải thíchnguồn gốc thần, nguồn gốc sự phụng thờ và hình tượng đặc biệt của thần. Một vịthần của cư dân làm nông nghiệp gắn với yếu tố nước vùng thung lũng rẻo cao.Những truyền thuyết về vị thần sông Kỳ Cùng (Ông Cộc, Ông Dài) cho đến sựhóa thân của Quan Tuần Tranh là sự bồi đắp của thời gian, lịch sử hóa nhân vậthuyền thoại, làm chỗ dựa tinh thần vào một đấng tối cao che chở trước hiệntượng thiên nhiên tác động.Sự phối thờ tại điện đền Kỳ Cùng hôm nay còn là sự hỗn dung tín ngưỡnggiữa thờ thần tự nhiên và Đạo giáo, Đạo mẫu và cả Phật giáo. Tại đền Kỳ Cùnghiện nay, ngoài thờ hai con Giao long, Quan lớn Tuần Tranh còn thờ Đức thánhTrần Hưng Đạo, Phật bà Quan Âm, Ngũ vị Tôn Ông, Cô Đệ Nhất, Vương CôĐệ Nhị, Chầu Năm, Ngũ Dinh, Cửu trùng thiên, thổ thần và thờ ông HoàngMười, thờ vua cha Ngọc Hoàng, nam Tào Bắc Đẩu, Tam tòa thánh Mẫu (MẫuThiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải). Nhìn vào thần điện, có thể thấy cách bốtrí theo lối âm – dương cặp đôi, hài hòa, cân đối. Đây cũng là một đặc điểmtrong tư duy tín ngưỡng của người Việt.3.3 Sự biến đổi về các lễ thức, trò diễn trong lễ hộiNhư một sự tất yếu, sự hỗn dung tín ngưỡng như chúng tôi đã nói ở trênsẽ dẫn đến những biến đổi về lễ thức trong lễ hội. Nói đúng hơn, những lễ thứcphải biến đổi theo để phù hợp với những đối tượng thờ cúng mới được dungnạp.Trong những năm gần đây các nghi thức diễn ra trong lễ hội truyền thốngđền Kỳ Cùng đã được khôi phục lại đúng trình tự quy cách của lễ hội tổ chứctrước kia. Tuy ở đây không có lễ Mộc dục với những nghi thức như các di tích lễhội khác nhưng ở đền có một lễ gọi là lễ Bao sái thường được tổ chức từ 25tháng Chạp: Ban Quản lý đền cử ra một cụ có uy tín, đức độ làm lễ cầu cúng xinphép các vị thánh thần sau đó dùng khăn và nước sạch lau rửa bụi bẩn bám chocác tượng, ngai, bài vị thờ, nhang án và các bức cửa võng, các đồ thờ bằng đồng18được đánh rửa bằng chanh, dấm. Đến 20 tháng Giêng Ban quản lý lại cử mộtngười lau chùi lại một lần nữa để chuẩn bị cho lễ hội chính của đền.Ban tế của đền trước đây là Ban tế nam gồm những cụ rất cao tuổi lànhững người đã tham gia và chứng kiến những nghi thức tế lễ và hội của di tíchnhưng những năm gần đây được thay thế bằng Ban tế nữ của đền, một số cụ ởban tế cũ tham gia với vai trò cố vấn, chỉ đạo. Ngoài ra ban tổ chức còn mới bantế nữ ở xã Ninh Giang, Hải Dương.Hình 3.3.1 Ban tế đền Kỳ Cùng (Nguồn tác giả)19Hình 3.3.2 Ban tế xã Ninh Giang Hải Dương (Nguồn tác giả)Trong lễ hội Ban tế sẽ thực hiện hai lần tế: lần đầu vào sáng ngày 22tháng Giêng (âm lịch) gọi là tế khai hội và lần cuối là chiều ngày 27 thángGiêng (âm lịch) gọi là tế tạ - hai buổi tế này cơ bản thực hiện nghi thức giốngnhau chỉ khác phần nội dung chúc văn. Trong thời gian trước và trong lễ hộidiễn ra các thành viên trong ban tế đều phải tuân thủ những quy định kiêng kị:phải ăn chay, giữ mình thanh tịnh, không làm điều thái quá. Lễ vật trong buổi tếgồm những sản vật mang đậm nét văn hóa ẩm thực của xứ Lạng: lợn quay cảcon, mâm xôi, gà luộc, rượu, hương, bánh dầy, khẩu sli, bánh khảo, chè lam...Nhưng hiện nay thì Ban tổ chức lễ hội mời đội tế Ninh Giang, Hải Dương (quêhương của Quan lớn tuần tranh)Một lễ thức mới xuất hiện những năm gần đây là việc từ ngày 18 thánggiêng, các bộ kiệu bát cống và kiệu võng mang ra lau chùi và lắp đặt theo từngbộ. Các bộ cờ quạt như cờ tổ quốc, cờ thần, cờ lệnh, cờ lá chuối, đuôi nheo...được cắm xung quanh đền.20Trong những năm gần đây với sự khởi sắc về kinh tế, văn hóa đời sốngnhân dân xứ Lạng có nhiều thay đổi, lễ hội đền Kỳ Cùng cũng có những nét thayđổi về các hoạt động trò diễn như: Các trò chơi dân gian như múa sư tử, múarồng, tổ chức thi cờ tướng, cờ người, thi kéo co, bày mâm ngũ quả được khôiphục. Đặc biệt là sự xuất hiện của đoàn quan họ mời từ Bắc Ninh và đoàn nghệthuật dân tộc của Lạng Sơn biểu diễn trong lễ hội. Ngoài ra, sự xuất hiện củahọc sinh các trường Tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn thành phố Lạng Sơnvào trong các hoạt động trò diễn đã làm cho lễ hội Kỳ Cùng vừa mang tínhtruyền thống nhưng cũng có dáng dấp và sự thâm nhập của những yếu tố hiệnđại.Hình 3.3.3 Đoàn quan họ Bắc Ninh tham gia lễ hội (Nguồn tác giả)Nếu như trước đây, lễ hội truyền thống thường diễn ra trong thời gian mộtphiên chợ (từ ngày 22 tháng Giêng đến 27 tháng Giêng) thì trong những năm trởlại đây lễ hội được tổ chức quy mô to hơn với nhiều nghi thức và tiết mục bổsung nên nghi thức tế tạ chuyển sang sáng ngày 28.Bên cạnh những yếu tố mới được bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnh vàđiều kiện mới thì một số loại hình diễn xướng dân gian hiện nay đã không cònnhư: chọi chim, đẩy gậy, hát giao duyên Sli, Lượn, đua thuyền trên sông, đuổibắt vịt trên sông...Và cùng với sự hỗn dung tín ngưỡng, nghi thức hầu đồng tại khu thờ Ngũvị Tôn ông đã xuất hiện và thu hút được sự quan tâm của quần chúng nhân dân.21Nghi thức hầu đồng xuất hiện tại các đền thờ Mẫu không có gì lạ, song điềuđáng nói ở đây là tính tự phát của nghi thức này tại đền Kỳ Cùng.Trao đổi với Ban quản lý khu di tích em được biết, các cơ quan chức năng ở đâykhông có văn bản nào chỉ đạo hay công nhận nghi thức này, nhưng cũng khôngcó văn bản nào chính thức cấm đoán.Hình 3.3.4 Hoạt động Hầu đồng tại đền Kỳ Cùng (Nguồn tác giả)Ngoài ra, lễ hội còn thu hút đoàn cơ cánh bản hội cậu Hưng Chí Linh SaoĐỏ Hải Dương lên tham gia hàng năm (60 người) tự phát tham gia múa háttrong quá trình rước kiệu.Hình 3.3.5 Đoàn cơ cánh bản hội cậu Hưng Chí Linh Sao Đỏ Hải Dương(Nguồn tác giả)22Như vậy, các lễ thức và trò diễn của lễ hội cũng nẩy sinh cho phù hợp vớicác đối tượng thờ tự. Các trò diễn như chúng tôi vừa kể trên có mối quan hệ hữucơ với các đối tượng khác như vật phẩm cúng tế, các sự tích của những vị thầnđược thờ. Các yếu tố như âm nhạc, vũ đạo, lời ca, hay những làn điệu dân ca,các tiết mục đồng diễn, múa lân sư rồng hòa quyện vào nhau trong không gianvăn hóa tâm linh của lễ hội. Đây cũng là đặc điểm mang tính nguyên hợp, mộtđặc trưng mang tính loại hình của văn hóa dân gian. Rõ ràng, lễ hội Kỳ Cùngnói riêng và lễ hội truyền thống nói chung là “một hiện tượng văn hóa dân giantổng thể”, hội tụ nhiều yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Tại đây, ngườidân không chỉ là người thụ hưởng văn hóa mà còn là chủ thể sáng tạo văn hóa.4. Học sinh trường THPT Việt Bắc với đền Kỳ CùngTrong những năm gần đây phong trào “Xây dựng trường học thân thiệnhọc sinh tích cực” được phát động, thầy và trò trường THPT Việt Bắc không chỉhưởng ứng bằng những khẩu hiệu mà bằng cả những việc làm thiết thực. Cácthầy cô (môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân...) đưa vào bài giảngnhững nội dung hoặc yêu cầu bài tập gắn với các di tích lịch sử, văn hóa ở địaphương, đồng thời tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh chúng em đithực tế, điền dã tại các khu di tích trong và ngoài tỉnh.Thông qua hoạt động tìm hiểu giá trị các di tích lịch sử, văn hóa ở địaphương, việc học tập của chúng em trở nên sống động và hiệu quả hơn, học gắnvới thực tiễn chứ không chỉ qua sách vở. Để thực hiện tốt nội dung này, nhàtrường đã phối hợp chặt chẽ với ngành văn hóa ở địa phương để tạo điều kiệncho chúng em được chăm sóc công trình di tích lịch sử, văn hóa và điểm đến củachúng em là đền Kỳ Cùng, thành phố Lạng Sơn.Để đáp ứng được yêu cầu, ngay những ngày đầu năm học, nhà trường đãcó kế hoạch tổ chức hướng dẫn chúng em nắm được yêu cầu kĩ thuật và nhữnghiểu biết cần thiết về việc chăm sóc, bảo vệ di tích, đồng thời thường xuyênđánh giá và biểu dương những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp trong việc bảovệ và phát huy giá trị của di tích. Bên cạnh đó nhà trường phối hợp với các Đoànthể tổ chức cuộc thi tìm hiểu ý nghĩa, giá trị lịch sử, giá trị văn hóa của các di23tích đền Kỳ Cùng; cho học sinh chúng em đăng ký làm hướng dẫn viên tìnhnguyện cho di tích đền Kỳ Cùng.Hình 4.1 HS Trường THPT Việt Bắc dâng hương tại đền Kỳ CùngĐể hoạt động diễn ra thường xuyên và liên tục Đoàn trường luôn có kếhoạch phân công cụ thể, hàng tuần cử một chi đoàn quét dọn, chăm sóc câyxanh, bảo vệ khu di tích...Hình 4.2 Hoạt động chăm sóc đền Kỳ CùngTừ những hoạt động thiết thực như: dọn dẹp vệ sinh, trồng cây xanh,hướng dẫn khách đến thăm đền, đặc biệt trong lễ hội hàng năm của đền, nhàtrường chọn cử học sinh tham gia các hoạt động nghi lễ, diễn xướng dân gian...không chỉ giúp học sinh có thêm nhiều tri thức về hoạt động văn hóa dân gian24mà còn là những hình ảnh đẹp tạo ấn tượng tốt trong lòng du khách thậpphương, từ đó có ý thức trân trọng những giá trị ông cha để lại và gắn bó, thêmyêu quê hương xứ Lạng.Những việc làm này không chỉ là bài học sâu sắc để chúng em ngày mộttrưởng thành, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” mà còn tạo ra sự hàohứng, giảm bớt căng thẳng sau những giờ học, tạo tinh thần đoàn kết giữa cácthành viên trong lớp, chi đoàn, trong nhà trường; đồng thời chúng em cảm thấytự hào về truyền thống văn hóa mà cha ông đã để lại. Qua đó, hình thành nhâncách sống tốt đẹp, trau dồi phẩm chất và đạo đức cho các thế hệ học sinh nhàtrường.Hình 4.3 Tập thể 12C1 năm học 2015 - 2016 chăm sóc đền Kỳ Cùng25

Tài liệu liên quan

  • Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến chất lượng củ giống hoa lily socbonne và hoa layơn đỏ đô vụ đông xuân năm 2008-2009 tại thành phố lạng sơn.pdf Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến chất lượng củ giống hoa lily socbonne và hoa layơn đỏ đô vụ đông xuân năm 2008-2009 tại thành phố lạng sơn.pdf
    • 107
    • 698
    • 0
  • tìm hiểu các kỹ thuật trãi phổ trong hệ thống thông tin di động cdma tìm hiểu các kỹ thuật trãi phổ trong hệ thống thông tin di động cdma
    • 121
    • 541
    • 0
  • tìm hiểu về kỹ thuật trải phổ của mạng thông tin di động cdma tìm hiểu về kỹ thuật trải phổ của mạng thông tin di động cdma
    • 119
    • 605
    • 1
  • luận văn: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU CAO CẮT CÂY VÀ THỜI GIAN NUÔI CỦ ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦ GIỐNG HOA LILY SOCBONNE VÀ HOA LAYƠN ĐỎ ĐÔ VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2008 I THÀNH PHỐ LẠNG SƠN pot luận văn: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU CAO CẮT CÂY VÀ THỜI GIAN NUÔI CỦ ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦ GIỐNG HOA LILY SOCBONNE VÀ HOA LAYƠN ĐỎ ĐÔ VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2008 I THÀNH PHỐ LẠNG SƠN pot
    • 107
    • 663
    • 0
  • Báo cáo khoa học đặc điểm các đá PHUN TRÀO AXIT VÙNG THÀNH PHỐ LẠNG sơn và ý NGHĨA của CHÚNG đến KIẾN tạo KHU vực phần trình bày powerpoint Báo cáo khoa học đặc điểm các đá PHUN TRÀO AXIT VÙNG THÀNH PHỐ LẠNG sơn và ý NGHĨA của CHÚNG đến KIẾN tạo KHU vực phần trình bày powerpoint
    • 30
    • 1
    • 0
  • Báo cáo nghiên cứu khoa học đặc điểm các đá PHUN TRÀO AXIT VÙNG THÀNH PHỐ LẠNG sơn và ý NGHĨA của CHÚNG đến KIẾN tạo KHU vực Báo cáo nghiên cứu khoa học đặc điểm các đá PHUN TRÀO AXIT VÙNG THÀNH PHỐ LẠNG sơn và ý NGHĨA của CHÚNG đến KIẾN tạo KHU vực
    • 23
    • 627
    • 0
  • Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thành phố Lạng Sơn từ khi có luật đất đai năm 2003 đến nay Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thành phố Lạng Sơn từ khi có luật đất đai năm 2003 đến nay
    • 96
    • 800
    • 0
  • HOẠT ĐỘNG tân KIẾN tạo và HIỆN TRẠNG xói lở   bồi tụ TRONG THUNG LŨNG SÔNG kỳ CÙNG (đoạn THÀNH PHỐ LẠNG sơn) HOẠT ĐỘNG tân KIẾN tạo và HIỆN TRẠNG xói lở bồi tụ TRONG THUNG LŨNG SÔNG kỳ CÙNG (đoạn THÀNH PHỐ LẠNG sơn)
    • 7
    • 414
    • 0
  • Đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất đến năm 2020 thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn Đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất đến năm 2020 thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn
    • 127
    • 295
    • 0
  • Tìm hiểu di tích chùa Thành phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn Tìm hiểu di tích chùa Thành phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn
    • 8
    • 403
    • 2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(2.87 MB - 38 trang) - TÌM HIỂU ĐỀN KỲ CÙNG THÀNH PHỐ LẠNG SƠN Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Sự Tích đền Kỳ Cùng Lạng Sơn