Đền Kỳ Cùng Thờ Ai? Lịch Sử, Kiến Trúc Và Ngày Hội đền - Oản Cô Tâm
Có thể bạn quan tâm
Hành hương tới Lạng Sơn, người ta thường ghé tới đền Kỳ Cùng dâng lễ Quan Lớn Tuần Tranh, vị quan thứ năm trong Ngũ vị Tôn Quan thời nhà Trần và các thần linh Tứ Phủ. Tọa lạc ngay đầu cầu bên tả ngạn sông Kỳ Cùng thuộc thành phố Lạng Sơn, ngôi đền là địa điểm tâm linh nổi tiếng không chỉ với người dân địa phương mà còn với du khách mọi miền đất nước.
NỘI DUNG
Lịch sử đền Kỳ Cùng
Theo các bô lão địa phương, lịch sử đền Kỳ Cùng đã có từ rất lâu và không ai rõ về năm xây dựng. Ban đầu, đây là một ngôi đền nhỏ dựng bằng đất lợp ngói, thờ thần Giao Long, tức Quan Tuần Tranh – vị Thủy thần cai quản toàn vùng, với tâm niệm Ngài sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hòa. Sau này, chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử, ngôi đền xưa nay đã không còn. Người dân địa phương và các nhà hảo tâm đã xây dựng lại ngôi đền mới khang trang, bề thế hơn. Một số hình ảnh đền Kỳ Cùng:
Năm 1993, di tích đền Kỳ Cùng được nhà nước chứng nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Đến nay, ngôi đền đã trở thành địa điểm lưu giữ nhiều giá trị tâm linh lâu đời, biểu tượng thiêng liêng không thể thay thế của người dân Vĩnh Trại, Lạng Sơn.
Ngoài đền Kỳ Cùng, Quan Lớn Tuần Tranh cũng được thờ tại chính cung đền Tranh Hải Dương. Xem ngay kinh nghiệm dâng lễ đền Tranh không phải ai cũng biết.
Kiến trúc tại đền Kỳ Cùng
Đền Kỳ Cùng tọa lạc tại vị trí trung tâm buôn bán sầm uất của thành phố Lạng Sơn. Kiến trúc nơi đây xây dựng theo kiểu chữ Đinh giống các ngôi đền khác, gồm 3 cửa vòm cuốn với 2 trụ gạch vuông. Bên trên được đắp nổi các hoa văn, trên cùng là bộ tam khí gồm đỉnh và lọ hoa thờ hai bên. Mặt ngoài đền hướng ra sông Kỳ Cùng, mang hình dáng gạch tháp chồng diêm.
Bên trong đền gồm những hoành phi, đại tự có niên đại từ thời Lê – Nguyễn cùng nhiều đồ thờ tự có giá trị tâm linh như: chuông, ngai, tán, lọng, đỉnh đồng và các pho tượng cổ.
Xem thêm: Kinh nghiệm dâng lễ Ông Hoàng Bảy Bảo Hà, người làm ăn, buôn bán không thể không biết
Hiện nay, ngoài Quan Lớn Tuần Tranh được thờ chính thì đền còn có thêm gian thờ Mẫu Phật Quan Âm, Tam Tòa Thánh Mẫu. Ngoài ra, sân đền còn có bến đá, là 1 trong 8 cảnh đẹp của Lạng Sơn ghi trong “Trấn doanh bát cảnh”, được danh nhân Ngô Thì Sĩ gọi là Kỳ Cùng thạch độ. Theo lịch sử ghi lại, xưa kia bất cứ các sứ giả qua lại với Trung Quốc cũng đều phải đi qua bến đá này, sửa soạn lễ vật lên thắp hương cầu cho chuyến đi được bình an, công thành danh toại.
Hầu giá Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh
Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh là vị thần được nhân dân xa gần nghiêm cẩn tôn kính phụng thờ. Tại đền Kỳ Cùng, khi có tiệc, lễ Tứ Phủ, người ta hay thỉnh về ngự về đồng nhất. Khi ngự về đồng, ông mặc áo màu lam thêu rồng, mang hổ phù và làm lễ tấu hương, khai quang. Sau đó, ông chứng sớ tán đàn rồi múa thanh long đao. Còn tại nhiều đền điện khác, khi có đại đàn mở phủ hay bất cứ lễ tiệc nào, người ta đều phải đợi đến khi giá Quan Đệ Ngũ sau khi thỉnh các quan lớn về để chứng một lần hết tất cả các đàn mã sớ trạng rồi mới được đem đi hoá.
Ngày hội tại đền Kỳ Cùng có gì thú vị?
Vào ngày 22 đến ngày 27 tháng Giêng, dân địa phương lại tổ chức lễ hội đền Kỳ Cùng linh đình nhất xứ Lạng để tri ân công đức với các bậc tiền nhân và mở ra không gian văn hóa giao lưu. Vào giờ Ngọ ngày 22, phần lễ bắt đầu với lễ rước kiệu ông Tuần Tranh lên tạ nghĩa báo đáp với ông Thân Công Tài ở Đền Tả Phủ (thuộc phường Hoàng Văn Thụ). Nghi lễ này gợi tới sự tích ông Thân Công Tài (được thờ tại đền Tả Phủ) đã hóa giải nỗi oan khuất của Quan Tuần Tranh khi xưa. Đến giờ Ngọ ngày 27 tháng Giêng, nhân dân địa phương lại làm lễ tiễn biệt, rước kiệu ông Tuần Tranh trở lại đền Kỳ Cùng.
Phần hội cũng được nhân dân tham gia đông đảo với các màn múa lân, múa rồng, cướp đầu pháo,cờ người, kéo co…
Những lưu ý khi dâng lễ đền Kỳ Cùng
Vào đầu tháng, ngày rằm hay đặc biệt vào ngày lễ hội, đền Kỳ Cùng lại thu hút đông đảo du khách tới tham quan chiêm bái và giao lưu văn hóa với người dân bản địa. Khi hành hương tới đây, ai cũng sắm sửa lễ vật chỉn chu để dâng lễ cầu mong các Ngài phù hộ bình an, may mắn, năm mới ấm no, hạnh phúc.
Hiện nay, rất nhiều quý khách hàng đã đặt oản Nghệ Thuật làm vật phẩm dâng lễ khi hành hương tới đền Kỳ Cùng. Không chỉ là thứ bánh tâm linh của dân tộc mà bánh oản còn được thiết kế tượng trưng như núi lộc vô cùng ý nghĩa. Với sự phát triển của xã hội, những quanh oản lễ đã được các nghệ nhân thiết kế, tạo hình thẩm mỹ, sang trọng mà không kém phần ý nghĩa khi vẫn giữ nguyên được cái hồn của thứ bánh dân tộc.
Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn đồ lễ và dâng lễ Tứ Phủ, thắp hương Gia Tiên, Thần Tài, Phật chuẩn xác nhất
Mỗi vị thần linh Tứ Phủ thường sẽ đại diện bở màu sắc riêng biệt. Thấu hiểu được điều đó, Oản lễ Quan Lớn Tuần Tranh, Tam Tòa Thánh Mẫu,… tại đền Kỳ Cùng do Oản cô Tâm thiết kế sẽ được tạo bởi vật liệu có màu sắc tương ứng, thể hiện sự thành tâm kính cẩn nhất của con hương tới các Ngài. Quý khách có thể tham khảo các mẫu oản lễ khác và nhận được tư vấn tại Oản cô Tâm – Chuyên về oản lễ Tài Lộc dâng lễ Tứ Phủ.
Bản văn khấn Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh
VĂN QUAN ĐỆ NGŨ
Đệ tử con khấu đầu cung thủ
Tiến văn chầu đệ ngũ tuần tranh,
Uy gia lẫm liệt tung hoành
Trừ tà sát quỷ lên danh tướng tài.
Việt sử chép Hùng triều thập bát
Cảnh địa linh Bạch Hạc Phong Châu,
Dựng nền xã tắc dài lâu
Nhớ ơn tiên tổ đời sau giữ gìn.
Vừa gặp hội bể yên sóng lặng
Triệu bách thần gia tặng phong công,
Quan Tuần Tranh lẫm liệt oai hùng
Cứu dân hộ quốc nên công hàng đầu.
Giảo Long hầu khâm ban sắc tứ
Trấn Ninh Giang thuỷ bộ chư danh,
Bao phen đắp luỹ xây thành
Khắp miền duyên hải sông Tranh nức lòng.
Sông Tranh ơi hỡi sông Tranh
Non nước còn ghi trận tung hoành,
Lẫm liệt oai hùng gương tráng sĩ
Ngàn thu ghi nhớ dấu oai linh.
Ai về qua bến sông Tranh
Nhớ người tráng sĩ tài danh tuyệt vời.
Dẫu rằng nước chảy hoa trôi
Sông Tranh dù cạn, ơn người còn ghi.
Loa đồng hỏi nước sông Tranh,
Long đao cứu nước, anh hùng là ai?
Sông Tranh đáp tiếng trả lời,
Có Quan đệ ngũ, chính người Ninh Giang.
Tài cung kiếm sánh cùng võ tử
Đức kinh luân ví tựa Trương Tô
Phong lưu mã thượng giang hồ
Cung cầm dưới nguyệt con đò trên sông.
Chí đã quyết ngoài vòng cương toả
Hay đâu là duyên nợ ba sinh,
Buồng xuân thiếu bạn chung tình
Thoả lòng tráng sĩ tài anh phỉ nguyền.
Thề non nước nên duyên kì ngộ
Bỗng đâu ngờ mắc nợ oan khiên,
Tin đâu khẩn cấp ban truyền
Quan quân tầm nã khắp miền sông tranh.
Có ngờ đâu đất trời thay đổi
Người anh hùng cổ nặng xiềng gông,
Ngài bị bắt giam ở chốn Kỳ Cùng
Quan oan vì tuyết nguyệt, bởi lòng ái ân.
Trước cung điện, triều đình tra xét,
Bắt long hầu chuyển khắp mọi nơi.
Ngài oan vì ong bướm lả lơi,
Chiết hoa, đoạt phụ tội trời không dung.
Lệnh viễn xứ sơn cùng, thuỷ kiệt,
Nỗi oan này thấu tỏ hỡi cao minh.
Hoàng bào đã nhuôm chàm xanh
Tấm thân đành nhục vinh lẽ thường.
Đường thiên lý quan san bỡ ngỡ
Hỏi trăng già có tỏ cho ai,
Hỏi trăng hỏi gió hỏi trời
Hỏi rằng nguyệt lão trêu người vì đâu.
Hỏi cây cỏ sao mưa dầu nắng dãi,
Vẫn vươn mình há ngại phong ba.
Cỏ cây ơi có thấu tỏ lòng ta,
Sơn cùng thuỷ kiệt sương sa lạnh lùng.
Thà thác vinh còn hơn sống nhục,
Sông Kỳ Cùng tắm ngọc Côn Sơn
Kiệt cùng hiu hắt trăng non
Sông Cùng trong đục nước tuôn đôi dòng
Ngẫm cảnh vật lòng đau như cắt
Nợ trần hoàn quyết dứt cho xong,
Lòng riêng đã quyết với lòng
Mượn dây oan nghiệt cho xong tội trời..
Rừng hoa cỏ thương người đã khuất
Bỗng đùng đùng gió giật mưa sa,
Nỗi oan chuyển động đất trời
Dây oan kia biến thành đôi bạch xà.
Đất Ninh Giang tìm nhà có phúc
Thử lòng người trong lúc lánh thân,
Tháng hai vừa tiết trung tuần
Thử lòng ông lão mộng thần ứng ngay.
Tỉnh giấc mộng mới hay sự lạ
Đôi bạch xà tựa cửa hai bên
Long xà kì dị thảo hiền
Từ khi xuất hiện vui thêm cửa nhà.
Ba tháng sau đàn gà đã hết
Thương rắn hiền không biết lo sao
Khó Khăn âu cũng tính liều
Ông bà nông lão sớm chiều đông tây.
Bỗng một buổi tai bay hoạ rủi
Hai ông bà mắc tội cửa công
Lệnh nghiêm sấm sét đùng đùng
Tậu gà nuôi rắn không dung tội này.
Lệ nuốt lệ đắng cay xiết kể
Thương rắn thần tựa thể thương con
Khấu đầu tạ trước công môn
Xin đem đôi rắn thả luôn giữa dòng.
Cơn phong vũ ầm ầm nổi dậy
Sóng bạc đầu nước xoáy mênh mông
Long xà thoát xuống thuỷ cung
Nước rẽ đôi dòng cuồn cuộn chứa chan.
Khắp duyên hải sấm ran từ đấy
Bóng long hầu nổi dậy nơi nơi
những phường bán nước hại nòi
Gian tà quỷ quyệt tội trời không tha.
Dìm đáy nước về toà thuỷ tộc
Tội gia hình bõ lúc sai ngoa
Lẽ thường tội báo oan gia
Hại nhân nhân hại sự đà không sai.
Nước Văn Lang vào đời Thục Phán,
Giặc Triệu Đà có ý xâm lăng,
Triều đình ra lệnh tiến binh,
Thuyền bè qua bên sông Tranh rợp trời.
Bỗng nổi trận phong lôi bão táp
Ba quân đều sợ hãi khiếp kinh
Hỏi ra mới biết sự tình
Thiết bày hương án lễ trình bên sông.
Mời trưởng lão trong vùng thôn xóm
Khấn vừa xong gió lặng sóng yên
Uy linh sự đã hiển nhiên
Lệnh truyền dân xã lập đèn bên sông.
Công hộ quốc gia phong thượng đẳng,
Tước phong hầu truy tặng Đại vương,
Bảng vàng thánh thọ vô cương
Hiếu trung tiết nghĩa đôi đường vẹn hai.
Gương anh hùng muôn đời soi tỏ,
Đất Văn Lang thiên cổ anh linh,
Bao phen đắp luỹ xây thành,
Khắp miền duyên hải, sông Tranh nức lòng.
Từ khóa » Sự Tích đền Kỳ Cùng Lạng Sơn
-
Đền Kỳ Cùng - Điểm Khám Phá Văn Hóa Tâm Linh Xứ Lạng - Vinpearl
-
Đền Kỳ Cùng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đền Kỳ Cùng - Du Lịch Lạng Sơn
-
Đền Kỳ Cùng ở Xứ Lạng - Trang Tin điện Tử Của Ủy Ban Dân Tộc
-
Đền Kỳ Cùng - Lạng Sơn Và Những Thông Tin Du Lịch Hữu ích
-
Đền Kỳ Cùng - đền Quan Lớn Tuần Tranh - Tứ Phủ Thánh Mẫu
-
Đền Kỳ Cùng Lạng Sơn Và Sự Tích Quan đệ Ngũ Tuần Tranh
-
LỄ HỘI ĐỀN KỲ CÙNG – TẢ PHỦ - Bảo Tàng Lạng Sơn
-
Đền Kỳ Cùng Lạng Sơn
-
Review Tham Quan Đền Kỳ Cùng Lạng Sơn Thờ Ai,Lịch Sử,kiến ...
-
TÌM HIỂU ĐỀN KỲ CÙNG THÀNH PHỐ LẠNG SƠN - Tài Liệu Text
-
In Trang
-
Sông Kỳ Cùng Trong Hình ảnh Du Lịch Lạng Sơn