Đèn Led Nhấp Nháy Do đâu? 3 Cách Sửa đèn Led Chớp Nháy Liên Tục

Đèn LED luôn được đánh giá chất lượng cao khi được sử dụng phổ biến trong chiếu sáng. Tuy nhiên, đèn LED vẫn có một số những sự cố hỏng hóc, phổ biến nhất là hiện tượng đèn LED nhấp nháy. Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý đèn nhấp nháy ra sao? 

Nội dung chính

Toggle
  • 1. Các hiện tượng đèn LED nhấp nháy thường gặp
    • 1.1 Đèn LED nhấp nháy là gì?
    • 1.2 Bóng đèn LED bị nhấp nháy khi tắt
    • 1.3 Đèn LED nhấp nháy không sáng
    • 1.4 Bóng đèn tuýp LED bị nhấp nháy
    • 1.5 Đèn LED chớp nháy liên tục
  • 2. Ảnh hưởng của đèn LED bị nhấp nháy
    • 2.1 Ảnh hưởng đối với con người
    • 2.2 Ảnh hưởng đối với đèn LED
    • 2.3 Ảnh hưởng xấu tới thị lực
    • 2.4 Ảnh hưởng tinh thần người dùng
  • 3. Nguyên nhân tại sao đèn LED nhấp nháy?
    • 3.1 Bộ nguồn Driver kém chất lượng hoặc bị hỏng
    • 3.2 Dây điện bên trong đèn bị đứt
    • 3.3 Điện áp cung cấp không phù hợp
    • 3.4 Bộ tản nhiệt hoạt động không hiệu quả
    • 3.5 Đèn LED bị ẩm
    • 3.6 Sử dụng công tắc Dimmer kém chất lượng
    • 3.7 Đèn LED quá cũ hết tuổi thọ sử dụng
  • 4. Cách sửa bóng đèn LED bị nhấp nháy
    • 4.1 Biện pháp xử lý đèn LED bị nhấp nháy
    • 4.2 3 bước sửa chữa hiệu quả khi đèn bị nhấp nháy
  • 5. Phân biệt đèn LED bị nhấp nháy với đèn LED nhấp nháy trang trí
  • 6. Đèn LED chất lượng là giải pháp tối ưu nhất loại bỏ đèn LED bị nhấp nháy

1. Các hiện tượng đèn LED nhấp nháy thường gặp

1.1 Đèn LED nhấp nháy là gì?

  • Bóng đèn LED nhấp nháy là một hiện tượng đèn LED có năng lượng ánh sáng bị dao động, không ổn định.
  • Đối với mắt của con người không thích nghi kịp thời khi có sự thay đổi ánh sáng chính là hiện tượng nhấp nháy, chập chờn của đèn. 
Đèn led bị nhấp nháy làm ảnh hưởng đến chất lượng ánh sáng
Đèn LED bị nhấp nháy làm ảnh hưởng đến chất lượng ánh sáng

1.2 Bóng đèn LED bị nhấp nháy khi tắt

  • Sau một thời gian sử dụng, đèn LED thường gặp phải tình trạng bị nhấp nháy khi bật hoặc tắt.
  • Đây là hiện tượng chập chờn mỗi khi nhấn nút công tắc. Ánh sáng đèn không sáng luôn khi bật; hoặc không tối luôn khi tắt mà nhấp nháy.
  • Nếu không xử lý sớm, đèn có thể bị cháy dẫn đến tốn kém chi phí sửa chữa.

1.3 Đèn LED nhấp nháy không sáng

  • Khi đèn LED nhấp nháy không sáng nguyên nhân là do điện áp cung cấp không đủ, đèn bị hỏng chip,…
  • Đèn nhấp nháy không sáng do đường dây điện bị đứt hoặc hỏng, do kết nối sai cực…

1.4 Bóng đèn tuýp LED bị nhấp nháy

  • Bóng đèn LED 1m2 bị nhấp nháy là hiện tượng thường gặp của những người sử dụng đèn tuýp LED.
  • Sử dụng đèn kém chất lượng sẽ làm cho ánh sáng chập chờn, không đáp ứng đủ nhu cầu chiếu sáng.
  • Khi bị nhấp nháy, tuýp LED không sáng hoàn toàn, có thể sáng 1 nửa, tối 1 nửa đèn. Hoặc khi thì tối khi lại sáng.

1.5 Đèn LED chớp nháy liên tục

  • Đây là hiện tượng chập chờn liên tục, đèn bỗng dưng nhấp nháy liên tục khi đang sử dụng bình thường.
  • Chớp nháy liên tục là một hiện tượng báo hiệu đèn của bạn đã bị hỏng cần phải nhanh chóng khắc phục hoặc thay mới.

2. Ảnh hưởng của đèn LED bị nhấp nháy

2.1 Ảnh hưởng đối với con người

  • Khi đèn có hiện tượng nhấp nháy có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người.
  • Làm ảnh hưởng đến mắt, gây mỏi mắt, nhức mắt, khó chịu cho con người người. 
  • Làm việc dưới ánh sáng nhấp nháy, chập chờn kéo dài có thể dẫn tới những bệnh như động kinh; đau nửa đầu hoặc nhức đầu kinh niên; giảm thị lực. 
  • Có khả năng làm phân tâm cho người dùng khi đang làm việc hoặc giảm động lực học. Dẫn tới hiệu quả lao động giảm sút, ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp. 
Dùng đèn led nhấp nháy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
Dùng đèn LED nhấp nháy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

2.2 Ảnh hưởng đối với đèn LED

  • Hiện tượng nhấp nháy đèn LED kéo dài làm cho linh kiện đèn bị hỏng hóc: độ sáng mờ dần, đèn bị cháy.
  • Làm giảm tuổi thọ cho đèn LED, tốn kém chi phí sửa chữa và thay thế linh kiện; hoặc thay bóng đèn mới. 
  • Trong thiết kế hệ thống đèn LED nối tiếp khi một đèn LED bị nhấp nháy có thể dẫn đến chập chờn, cháy LED của những đèn khác. 

Xem thêm: Đèn LED có hao điện không? Tại sao đèn LED tiết kiệm điện gấp 3 lần đèn huỳnh quang

2.3 Ảnh hưởng xấu tới thị lực

  • Trong quá trình đèn nhấp nháy với tốc độ nhanh, mắt sẽ điều tiết nhiều để bắt kịp với hình ảnh.
  • Khi ánh sáng liên tục thay đổi làm kích thích các tế bào cảm thụ ánh sáng tiết ra chất cảnh báo.
  • Mắt sẽ bị kích thích dẫn đến tình trạng nhức, mỏi.
  • Nếu tình trạng đèn nhấp nháy kéo dài sẽ gây ra một số bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị…

2.4 Ảnh hưởng tinh thần người dùng

  • Khi làm việc trong không gian có đủ ánh sáng sẽ đạt được trạng thái tinh thần ổn định giúp tăng hiệu quả và năng suất làm việc.
  • Tùy nhiên, nếu ánh sáng đèn LED bị chớp nháy liên tục và không cung cấp đủ lượng ánh sáng có thể khiến người dùng cảm thấy chóng mặt, mất tập trung và gây mệt mỏi, khó chịu, giảm khả năng hoạt động của não bộ…

3. Nguyên nhân tại sao đèn LED nhấp nháy?

3.1 Bộ nguồn Driver kém chất lượng hoặc bị hỏng

  • Bộ nguồn Driver được đánh giá là bộ phận quan trọng của đèn LED. Driver có nhiệm vụ chuyển đổi nguồn điện xoay chiều sang thành điện một chiều để đèn chiếu sáng tốt.
  • Do nguồn đèn bị hỏng một phần nên nguồn điện cung cấp không ổn định, chập chờn.
  • Điện áp nguồn cung cấp không phù hợp với công suất của đèn LED khiến đèn bị nhấp nháy.

3.2 Dây điện bên trong đèn bị đứt

  • Dây điện là linh kiện dẫn nguồn điện đến đèn. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng nhấp nháy. 
  • Khi dây dẫn điện bị đứt nguồn điện cung cấp không ổn định hoặc không đủ. Đều này sẽ gây ra hiện tượng nhấp nháy hoặc đèn dừng hoạt động.

3.3 Điện áp cung cấp không phù hợp

Nguồn điện không đủ

  • Mỗi đèn LED đều có công suất khác nhau nên yêu cầu nguồn điện phải đáp ứng đủ công suất cho đèn chiếu sáng.
  • Điện áp cung cấp không đủ sẽ khiến đèn LED nhanh hỏng, không hoạt động ổn định.

Sự dao động điện áp của tòa nhà

  • Điện áp không ổn định khiến thiết bị điện bị chập chờn, dẫn tới cả hệ thống đèn LED bị nhấp nháy liên tục.
  • Xử lý không kịp thời sẽ làm cháy đèn, phải thay thế toàn bộ hệ thống. 

3.4 Bộ tản nhiệt hoạt động không hiệu quả

  • Bộ tản nhiệt ở đèn có chức năng tỏa nhiệt để đèn không bị nóng.
Tản nhiệt bằng nhôm cao cấp giúp đèn tránh bị nhấp nháy
Tản nhiệt bằng nhôm cao cấp giúp đèn tránh bị nhấp nháy
  • Đèn LED không tản nhiệt tốt sẽ khiến đèn nhanh nóng gây nên hiện tượng quá tải và chập cháy. 
  • Khi đó, đèn bắt đầu gặp sự cố nhấp nháy dễ gây hỏng hóc cho đèn.

3.5 Đèn LED bị ẩm

  • Khi đèn có chỉ số IP thấp nhưng được lắp đặt tại nơi có độ ẩm cao. Hơi nước sẽ xâm nhập vào bên trong gây các hiện tượng chập điện. 

3.6 Sử dụng công tắc Dimmer kém chất lượng

  • Đèn LED muốn sử dụng và hoạt động tốt cần có bộ điều khiển cùng công tắc dimmer. Đây là loại công tắc nhiều gia đình đang sử dụng chung với bóng đèn sợi đốt, bóng đèn halogen.
  • Khi công tác dimmer chất lượng kém cũng sẽ gây nên hiện tượng nhấp nháy ở đèn LED. Hoặc đèn cũng có thể chiếu sáng bị mờ, không đạt chất lượng. 

3.7 Đèn LED quá cũ hết tuổi thọ sử dụng

  • Đèn LED chính hãng chất lượng thường có tuổi thọ dao động từ 50.000 giờ đến 70.000 giờ.
  • Tuy nhiên, có nhiều cơ sở phân phối đèn kém chất lượng với tuổi thọ chỉ đạt 30.000 – 40.000 giờ. 
  • Khi gần hết tuổi thọ, đèn LED có hiện tượng hai đầu phát đỏ;  phát sáng nhưng nhấp nháy liên tục.

Xem thêm thông tin: Cách tính điện năng tiêu thụ của đèn LED

4. Cách sửa bóng đèn LED bị nhấp nháy

4.1 Biện pháp xử lý đèn LED bị nhấp nháy

Kiểm tra lại nguồn điện cung cấp cho đèn

  • Kiểm tra lại điện áp của ngôi nhà để chắc chắn nguồn điện ổn định.
  • Nếu nguồn điện không phù hợp với công suất đèn thì cần sớm khắc phục.
Kiểm tra bộ nguồn đèn để tìm nguyên nhân đèn nhấp nháy
Kiểm tra bộ nguồn đèn để tìm nguyên nhân đèn nhấp nháy

Kiểm tra kết nối dây điện trong bộ đèn

  • Tiến hành kiểm tra các kết nối của dây điện. Nếu có mối nối lỏng lẻo, bị hở dây dẫn điện phải nối lại.
  • Kiểm tra đầu kết nối không bị hở, không có bụi bẩn hoặc ẩm. 

Kiểm tra chất lượng bộ nguồn Driver

  • Sau khi kiểm tra nguyên nhân khiến đèn nhấp nháy là do bộ nguồn driver. Nguyên nhân khiến là do driver và điện áp đầu ra không tương ứng nhau. 
  • Thay một bộ driver mới có điện áp phù hợp để đảm bảo đèn hoạt động tốt.
  • Kiểm tra các bước lắp đặt bộ nguồn Driver để hạn chế mọi sai sót có thể khiến đèn bị nhấp nháy. 

Kiểm tra hiệu quả hoạt động của bộ tản nhiệt

  • Kiểm tra chất lượng của bộ tản nhiệt như chất liệu của nhôm, cấu tạo của các rãnh tản nhiệt. 
  • Chất liệu nhôm tốt nhất là từ nhôm nguyên chất hoặc hợp kim nhôm sẽ cho tản nhiệt đạt chất lượng.

Lắp đặt công tắc Dimmer chất lượng

  • Nếu nguyên nhân khiến đèn nhấp nháy từ công tắc Dimmer.
  • Người dùng cần thay công tắc Dimmer mới chất lượng để điều khiển đèn đạt hiệu quả.

4.2 3 bước sửa chữa hiệu quả khi đèn bị nhấp nháy

Bước 1: Tìm nguyên nhân khiến cho đèn LED bị nhấp nháy

  • Khi đèn LED có hiện tượng bị nhấp nháy cần kiểm tra tổng thể hệ thống đèn.
  • Từ đó tìm ra được nguyên nhân tại sao đèn bị nhấp nháy như hỏng dây dẫn điện, hỏng driver,..
  • Lên kế hoạch sửa hoặc thay mới linh kiện, phụ kiện bị hỏng.

Bước 2: Sửa chữa lại kết nối điện hoặc thay thế linh kiện bị hỏng

  • Sau khi có phương án sửa chữa, người dùng cần thực hiện càng sớm càng tốt.
  • Chú ý lựa chọn linh kiện thay mới chính hãng, đảm bảo chất lượng.
  • Thực hiện thay phụ kiện đúng quy trình, tuân thủ an toàn về điện.
Thực hiện sửa chữa hoặc thay phụ kiện cho đèn led
Thực hiện sửa chữa hoặc thay phụ kiện cho đèn LED

Xem thêm: Cách làm mạch đèn LED chiếu sáng

Bước 3: Xử lý bóng đèn LED tắt rồi vẫn nhấp nháy

  • Nếu sau khi sửa chữa nhưng đèn vẫn bị nhấp nháy. Hãy kiểm tra phần công tắc bật đèn xem dòng điện đã được nối đúng vào dây dẫn chưa.
  • Sau khi tháo ổ cắm điện cùng công tắc, dùng bút thử điện kiểm tra cực dương của dây điện đã nối vào công tắc; dây âm đã nối vào đèn LED hay chưa. Nếu không đúng, thay đổi dây kết nối để đúng nguyên lý.

Ngoài các cách xử lý trên, người dùng cần chú ý mua đèn LED chất lượng, chính hãng tại các đơn vị uy tín. Tham khảo một số công suất đèn LED cho nhà xưởng: đèn nhà xưởng 100w; đèn LED highbay 120w; đèn LED nhà xưởng 200w, đèn LED nhà xưởng 250w,…

5. Phân biệt đèn LED bị nhấp nháy với đèn LED nhấp nháy trang trí

Đèn LED bị nhấp nháyĐèn LED nhấp nháy trang trí
Mục đích sử dụngDo bị hỏng hoặc gặp sự cố cần được thay thế hoặc sửa chữa kịp thờiĐể chiếu sáng và trang trí tạo điểm nhấn trong nội thất, trang trí lễ hội, cây thông Noel, quầy bar, cửa sổ…
Kiểu dáng thiết kếCó kiểu dáng thông thường của đèn LEDThiết kế độc đáo nhiều màu sắc và chế độ nhấp nháy đa dạng

6. Đèn LED chất lượng là giải pháp tối ưu nhất loại bỏ đèn LED bị nhấp nháy

  • Một đèn LED chất lượng cao, linh kiện chính hãng sẽ hạn chế tối đa hiện tượng nhấp nháy. Do vậy, khi mua đèn LED nên chọn mua từ các địa chỉ cung cấp đèn uy tín hiện nay. 
  • DenLEDnhaxuongcaocap.com là đơn vị uy tín hàng đầu thị trường với 10 năm kinh nghiệm lĩnh vực đèn LED cho nhà xưởng.
  • Sản xuất đèn từ linh kiện chính hãng, nhập khẩu trực tiếp của các thương hiệu nổi tiếng: Cree; Bridgelux; Nichia; nguồn Meanwell.
Denlenhaxuongcaocap.com cung cấp các sản phẩm đèn led cao cấp
Denlenhaxuongcaocap.com cung cấp các sản phẩm đèn LED cao cấp
  • Đèn LED nhà xưởng có tuổi thọ đạt từ 50.000 – 65000 giờ, tiết kiệm chi phí đầu tư chiếu sáng cho doanh nghiệp. Hiện nay, công suất bán chạy nhất của công ty là đèn LED nhà xưởng 50w; vì đây là công suất nhỏ đáp ứng nhu cầu chiếu sáng và tối ưu chi phí mua đèn.
  • Chế độ bảo hành dài hạn tới 2 năm, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. 

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân về đèn LED nhấp nháy thì giải pháp tốt nhất để tránh xảy ra hiện tượng nhấp nháy chính là sử dụng đèn LED chính hãng, chất lượng cao. Tham khảo sản phẩm đèn LED của công ty HLB để có giải pháp chiếu sáng ổn định, an toàn nhất.

4.2/5 - (5 bình chọn)

Từ khóa » đèn Chớp Tắt Tiếng Anh Là Gì