Đền Ninh Xá - Di Tích Lịch Sử - Làng Nghề Truyền Thống
Có thể bạn quan tâm
Theo Thần phả do Hàn lâm Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) và bản chép lại năm Bảo Đại 14 (1939) cùng 14 đạo sắc phong hiện lưu tại di tích thì đền Ninh Xá thời hai vị công chúa, triều vua Lý Thần Tông.
Vào triều Lý Thần Tông, thái hậu có thai, ngày 16 tháng 2 sinh ra hai người con gái. Đến lúc trưởng thành thì tư chất thuần hậu, thông minh, lanh lợi. Đức vua đặt tên cô chị là Từ Thục, em là Từ Huy. Sớm có lòng mộ đạo, hai chị em từ bỏ chốn gia cung, giao du nơi thôn dã, nguyện xuất thế lánh thần tu đạo.
Hai bà đến xã Tự Khoát, thấy phong cảnh chùa Hưng Phúc thanh u, liền ở lại đèn nhang niệm Phật. Vua cha cho gọi về, hai bà không về. Nhà vua ra lệnh đốt chùa ép hai công chúa phải về, nhưng hai bà lại tái tạo lại chùa, bỏ tiền ra mua ruộng cho dân cày cấy, tiếp tục việc tu hành. Cuối đời, hai bà chọn đất Ninh Xá, mua một khoảnh đất xây sinh phần và cuối cùng, ngày 15 tháng 2 thì mất. Nhân dân thương tiếc lập đền thờ hai bà. Các triều đại đều có sắc phong, tôn làm Bồ tát. Vào thời Nguyễn, nhân dân đã đúc tượng hai bà thị nữ bằng đồng để tại đền Ninh Xá để thờ phụng.
Hai bà công chúa nhà Lý được thờ ở Thượng điện. Về sau cuối thời Nguyễn, nhân dân Ninh Xá thờ thêm Tam tòa thánh mẫu – vốn là tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng bản địa hòa nhập Mẫu/Mẹ vào ngôi đền này.
Khởi thủy, đền Ninh Xá được xây dựng theo kiểu chữ đinh, bao gồm tòa Bái đường và Thượng điện. Vào đầu thế kỷ XX, cách đây trên dưới 80 năm, có người ở làng Đa Ngưu, huyện Văn Giang (nay là xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) đã cung tiến thêm một tòa Đại bái nữa ở phía trước. Dân làng Ninh Xá làm thêm phần ống muống để nối hai công trình cũ và mới vào nhau. Vì vậy, đền ngày nay hiện diện kiểu chữ công (I).
Tòa Đại bái phía trước (Bái đường) dài 15,6m, rộng 5,6m được chia làm 7 gian. Kiến trúc hạng mục này theo kiểu “kẻ chuyền – giá nghiêng” và bốn hàng chân gỗ. Nghệ thuật kiến trúc thiên về bền chắc, bào trơn, đóng bén. Nội thất chủ yếu được trang điểm bởi hệ thống hoành phi, câu đối. Qua phần ống muống là đến Hậu cung (vốn là Bái đường cũ), nay là Tiền tế. Hạng mục nàu được chia làm 5 gian, gian giữa xây bệ thờ Tam phủ. Hạng mục cuối cùng là Thượng điện, nơi tôn nghiêm nhất bài trí hai pho tượng công chúa nhà Lý và hai nàng hầu. Cả bốn pho tượng đều được đúc bằng đồng.
Nhìn tổng thể công trình đền Ninh Xá đồ sộ với tòa ngang, dãy dọc, bờ nóc, đầu dao, ngói ri lợp mái rêu phong, khách tham quan cảm nhận đây là một ngôi đền rất cổ kính. Thực tế, đền Ninh Xá hiện diện là kiến trúc thời Nguyễn – các hạng mục được làm trước, làm sau – sau những lần tu bổ lại và hưng công hồi đầu thế kỷ XX. Quy mô kiến trúc này đã trải qua ba lần trùng tu và tôn tạo, phải có quy mô khá lớn như vậy, đền Ninh Xá mới đáp ứng được khách tham quan những lễ hội ngày mồn 6 tháng 2, rằm tháng 3 hàng năm – với hàng ngàn người về dự lễ hội vùng này.
Xã Ninh Sở
Admin Thường Tín
Từ khóa » đền Ninh Xá
-
Đền Ninh Xá - Báo Nam Định điện Tử
-
Top 15 đền Ninh Xá
-
Đền Ninh Xá - Nơi Bảo Tồn Giá Trị Lịch Sử Văn Hóa - Dân Việt Media
-
Lễ Hội Truyền Thống Đền Phủ - Ninh Xá (xã Yên Ninh).
-
Đền Ninh Xá Thượng Xã Yên Ninh - Tỉnh ủy Nam Định
-
Đền Ninh Xá Thượng Xã Yên Ninh - Tỉnh Đoàn Nam Định
-
Đình Ninh Xá - Địa Danh Mang đậm Giá Trị Lịch Sử Thời Vua Hùng - VFS
-
Nhị Vị Công Chúa Nhà Lý Và Làng Sen Ninh Xá - Nhịp Sống Hà Nội
-
Linh Thiêng Chùa Ninh Xá - BaoHaiDuong - Báo Hải Dương
-
Chùa Ninh Xá - Hà Nội 360°
-
Ninh Hữu Hưng - Wikiwand
-
Ninh Xá Làng Phật, Làng Sen - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Đền Ninh Xá (đền Voi Đá, Ngựa Đá) - Balodi Index
-
Đình Ninh Xá - Ha Noi 360°
-
Đền Thờ Liệt Sỹ Huyện ý Yên - Liên đoàn Lao động Tỉnh Nam Định
-
Lễ Hội Làng Nghề Mộc Cổ Truyền Ninh Xá ở Nam Định