Đền Trần Thương - UBND Tỉnh Hà Nam

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode Skip Ribbon Commands Skip to main content Turn off Animations Turn on Animations Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Nam Đền Trần Thương   Search Di tích lịch sử - văn hóa Di tích văn hóa Đền Trần Thương Page Content
Tam quan ngoại đền Trần Thương
Đền Trần Thương ở thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, Hà Nam.Từ Thị xã Phủ Lý, theo quốc lộ 62 về thị trấn Vĩnh Trụ 14km, tiếp tục đi thẳng 2km về phía Cầu Không, đến cống làng Tróc rẽ trái tới đền Trần Thương.Đền Trần Thương như tên gọi đã ghi rõ (Trần Thương: kho của nhà Trần) được xây dựng trên một khu đất rộng, nằm biệt lập ở phía đầu làng, trên nền cũ kho lương thực đời Trần trong cuộc sống chống quân xâm lược lần thứ hai. Đền được xây dựng trên thế đất "hình nhân bái tướng", ở giữa là gò nổi tựa mai con rùa, hai bên tạo thành hai tay ngai, xung quanh là những hồ nước được trồng sen. Ngoài cùng là tam quan ngoại. Cửa chính cao hai tầng, tầng dưới được cuốn hình vòm, xung quanh có trang trí hoa văn, tầng trên là gác chuông tám mái. Bên trong gác chuông có treo một quả chuông lớn. Hai cổng phụ của tam quan có đôi ngựa được đắp nổi phía dưới, phía trên là hoa sen. Bức tường ngoài cùng của tam quan là đôi voi chầu cùng hoa sen, hoa cúc và đôi cột có đèn lồng và đôi nghê chầu phía trên.
Đường vào đền
Qua tam quan là con đường chính lát gạch đỏ rộng rãi đi vào sân đền. Trước cột đồng trụ là hai cái giếng hai bên được kè đá xanh. Qua hàng cột trụ bề thế là mọt bức bình phong, chính giữa là chữ thọ, xung quanh là cảnh rồng chầu, phượng múa. Tiếp theo là công trình chính. Ngôi đền được thiết kế theo kiểu chữ quốc: Tòa tiền đường 5 gian, tiếp đến là hai dãy nhà khách chạy dọc, giữa là cái giếng mà nhân dân gọi là hố khẩu, tiếp đến là tòa đệ nhị 5 gian, sau cùng là hậu cung 3 gian.
Tòa tiền đường
Phía trước gian giữa của tòa tiền đường có dựng một tòa cổ lâu 2 tầng, giữa mái trên và mái dưới là bức đại tự "Phong vân trường hộ", ở giữa đặt một đỉnh hương bằng đá có đôi nghê chầu. Tòa tiền đường được kiến trúc theo lối chồng rường, hai đầu xây bít đốc dật cấp, mái lợp ngói nam, mắt trước là dãy cửa bức bàn. Phía trên gian giữa có treo bức đại tự "Văn đức võ công". Nối với hai gian đầu hồi của tòa tiền đường là hai dãy nhà khách chạy dọc nhìn ra giếng rùa, mỗi dãy 3 gian tạo thành hành lang nội từ tòa tiền đường vào tòa đệ nhị. Tòa đệ nhị 5 gian xây bằng gạch cao hơn tòa tiền đường và nhà khách, lợp ngói ống cung đình đời Nguyễn, bờ nóc hai đầu hồi đắp hai con rồng lớn, phần giữa mái trên và mái dưới là các ô có đắp chữ Hán. Phần hậu cung 3 gian được nối từ tường của tòa đệ nhị xuôi về sau, lợp ngói ống, bộ cửa bức bàn gồm 3 cửa được sơn son thiếp vàng lộng lẫy.
Tượng thờ anh Hùng dân tộc Trần Hưng Đạo
Đền Trần Thương thờ một vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và song thân của người. Là một vị anh hùng dân tộc đã hiển thánh. Trong tâm đức người dân, ông là Đức Thánh Cha. Trần Hưng Đạo được thờ ở nhiều nơi ở Hà Nam mà Trần Thương là ngôi đền quy mô, bề thế nhất, có thể so sánh vị trí của nó với những nơi thờ tự Ngài lớn nhất trong cả nước. Dân gian có câu, "sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc" chính là để nói đến địa danh Trần Thương này, bởi cách Trần Thương 3km về phía đông theo đường chim bay là khu Tam Đường – nơi đặt khu lăng mộ nhà Trần, về phía nam khoảng 20km là Thiên Trường (quê hương nhà Trần). Theo các cụ cao tuổi ở các thôn Đội Xuyên, Hoàng Xá, Khu Mật kể lại thì xưa kia, nơi đây chỉ là một bãi sậy um tùm có rải rác một ít gò cao xen kẽ có dân cư ở thưa thớt nhưng có vị trí giao thông hết sức thuận lợi: có thể vào sông Châu, ra sông Hồng ngược lên Thăng Long hoặc xuôi ra biển. Do đó, Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương đặt ở đây một kho lương thực với một đội quân thường xuyên canh gác để phục vụ cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai (1285). Sau khi chiến thắng trở về ngài cắm sinh phần, lấy dân ở đây làm tạo lệ, từ đó làng có tên là Trần Thương. Sử sách không ghi chép về kho lương thực của nhà Trần ở đây nhưng truyền thuyết dân gian cùng với những dấu tích đậm đặc quanh khu vực đền Trần Thương như mảnh gổm, sứ màu đen, men nâu, vàng ngà của bát đĩa vỡ có phong cách trang trí của nghệ thuật gồm thời Trần, nhiều vỏ chóe hoa than… đã củng cố thêm giả thuyết này. Đền Trần Thương còn giữ lại được nhiều đồ thờ tự có giá trị như hương án, sập thờ bằng đá, ngai thờ, khám thờ và tượng Hưng Đạo Đại Vương. Trong các đồ thờ tự của đền, ngoài những đồ gốm sứ như lục bình, bát hương, bát đĩa, chén đôn, đồ đá như rùa, nghê, bát hương, đền còn giữ lại chiếc kiếm bạc có vỏ được làm bằng đồi mồi rất quý, chỉ được đưa ra thờ vào những ngày lễ hội. Những đồ thờ tự này càng tăng thêm tính thiêng cho ngôi đền mang đậm dấu ấn lịch sử và tính chất văn hóa này. Cũng như những nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương khác, đền Trần Thương tổ chức lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc này vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm (dân gian có câu: Tháng Tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ là để nói về hai lễ hội lớn về hai vị thánh: Đức thánh Trần (Trần Hưng Đạo), Đức thánh mẫu (Liễu Hạnh)). Lễ hội theo quy định được tổ chức 3 ngày nhưng trên thực tế có thể dài hơn bởi vì số lượng người về lễ đăng ký dự tế khá đông nên cần thêm ngày để bố trí cho các đội tế. Mỗi ngày có 4 đến 5 đám tế, từ rằm tháng 8 đã có đoàn đến tế ở đền.
Ao trước đền
Vào ngày chính hội, phần lễ có rước kiệu, dâng hương, tế lễ, phần hội có các trò đánh cờ tướng, bơi chải, đi cầu kiều, tổ tôm điểm… Thu hút sự quan tâm của nhiều người nhất là tục thi đấu cờ tướng. Tục này diễn ra trước các trò hội. Khi tiếng trống nổi lên báo hiệu cuộc chơi thì các đấu thủ cùng dân làng đến sân đền tham dự. Làng chọn các lão làng, các chức sắc có gia phong tốt vào khai cuộc, trong đó, người cao tuổi nhất được làm chủ tế. Chủ tế làm lễ cáo yết Đức Thánh Trần rồi rước bàn cờ từ hậu cung quay ra, đến trước hương án nâng bàn cờ lên vái ba vái. Sau đó, cuộc chơi bắt đầu. Hai đấu thủ mang y phục truyền thống của các tướng lĩnh đời Trần mang thanh long đao vào cuộc. Sau một tuần hương, ai thắng, người đó đoạt giải. Vãn cuộc, quân cờ cùng bàn cờ được rửa bằng nước giếng của đền và nước ngũ quả, lau chùi cẩn thận rồi đặt lên hương án. Tục chơi cờ nhằm tưởng nhớ tài thao lược quân sự của Hưng Đạo Đại Vương, rèn luyện trí tuệ, nêu cao truyền thống chống giặc ngoại xâm của ông cha ta. Lễ hội đền Trần Thương là một trong 3 lễ hội vùng của tỉnh Hà Nam. Lễ hội này có ý nghĩa là một cuộc hành hương về cội nguồn không chỉ đối với người dân địa phương mà đối với người dân cả nước. 07/01/2004 Tin liên quan Đình Quyển Sơn (29/03/2009) Đền Trần Thương qua các hình ảnh (12/09/2004) Đền Vũ Điện và lễ hội qua các hình ảnh (12/09/2004) Một vài hình ảnh về đền Lảnh Giang (12/09/2004) Chùm hình ảnh về đền Vua Lê (12/09/2004) Đình Vị Hạ (11/01/2004) Đình Văn Xá (11/01/2004) Đình và chùa Châu (11/01/2004) Thư viện video

Trailer_CDS

Trailer_CDS Gặp người lưu giữ những kỷ vật chiến tranh Chùa Địa Tạng Hà Nam Công tác chuẩn bị Đại hội cấp cơ sở ở Đảng bộ Bình Lục Đặc sản bánh cuốn chả Hà Nam Thư viện ảnh 2222222 2222222 183452baoxaydung_image001 183452baoxaydung_image001 kem-trong kem-trong p_Ha Nam p_Ha Nam ha-nam ha-nam Bình chọn Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử Hà Nam Rất đẹp Đẹp Bình thường 4231 người đã bình chọn

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử Hà Nam

Rất đẹp (2355 người bình chọn)
55,66%
Đẹp (327 người bình chọn)
7,73%
Bình thường (1549 người bình chọn)
36,61% Đóng Lượt truy cập
Đang truy cập: 3
Hôm nay: 2280
Tổng số truy cập: 35738241

Từ khóa » Hình ảnh đền Trần Thương