DHA Là Gì? Tác Dụng Của DHA đối Với Sự Phát Triển Não Bộ Của Trẻ
Có thể bạn quan tâm
DHA là một chất rất cần thiết cho sự phát triển của thần kinh, não bộ và thị giác của cơ thể người. DHA còn đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Trong bài viết này, Nhà Thuốc 365 sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin về DHA, cùng theo dõi nhé!
I. DHA LÀ GÌ?
DHA là một chất rất quan trọng nhưng cơ thể lại không tự tổng hợp được mà phải đưa vào từ nguồn thực phẩm. DHA có tên gọi đầy đủ là Docosa Hexaenoic Acid, một acid béo thuộc nhóm omega-3. Ngoài ra, thuộc nhóm này còn có các tiền tố DHA, đó là acid béo alpha-linolenic (ALA) và eicosapentaenoic acid (EPA). Bên cạnh đó, còn phải kể đến acid béo không no omega-6 (arachidonic acid-AA).
Tác dụng của DHA đối với sự phát triển não bộ của trẻ quan trọng như thế nào?
II. TÁC DỤNG CỦA DHA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ CỦA TRẺ
2.1. DHA xây dựng cấu trúc não bộ của trẻ
Khi phân tích cấu trúc của não, các nhà khoa học thấy nó nằm trong thành phần cấu trúc màng tế bào thần kinh với tỷ lệ rất cao, do đó họ gọi DHA là "gạch xây cho não". Quá trình DHA xây dựng bộ não được bắt đầu từ khi là thai nhi. Theo sự phát triển, 280 ngày là thai nhi não trẻ phát triển được khoảng 25% trọng lượng của người trưởng thành. 360 ngày tiếp theo não trẻ đạt 70-75%, 360 kế tiếp đạt 80% và tiếp tục phát triển hoàn thiện 20% còn lại vào những năm sau đó, PGS.TS.BS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia từng chia sẻ.
2.2. DHA quyết định IQ của trẻ
Không chỉ là nguyên liệu chính xây dựng nên cấu trúc não bộ hoàn chỉnh mà DHA còn là nhân tố quyết định đến chỉ số IQ của một người. Bởi, DHA chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám (tạo ra sự thông minh) và tạo ra độ nhạy của các neuron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác. Nghiên cứu về dinh dưỡng trẻ nhỏ của nhóm GS. Brenna, ĐH Cornell, Mỹ đã chỉ ra phần lớn các chất béo omega-3 DHA sẽ tập trung trên màng tế bào não đến 3 tuổi với tốc độ khoảng 4mg/ngày. Điều này cho thấy nhu cầu và vai trò quan trọng của DHA trong những năm đầu đời là rất lớn.
Tại hội nghị nhi khoa toàn quốc lần 21 diễn ra tại Huế, Giáo sư - Tiến sĩ Craig L. Jensen, Giảng viên khoa Nhi, Đại học y Khoa Baylor, Texas, Mỹ cũng đã nhấn mạnh về tác dụng của DHA: “DHA không chỉ là thành phần cấu trúc quan trọng của tế bào thần kinh mà còn là dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của não trẻ từ 0 đến 2 tuổi. Các nghiên cứu về dinh dưỡng nhi khoa gần đây chứng minh trẻ được bổ sung đúng hàm lượng DHA sẽ có khả năng tập trung kéo dài; chỉ số phát triển trí tuệ và IQ ngôn ngữ cao hơn; khả năng xử lý tình huống cũng được cải thiện… Đây là dấu hiệu của sự phát triển trí não tốt hơn ở trẻ, thông qua phát triển toàn diện 4 khía cạnh then chốt gồm trí thông minh, vận động, cảm xúc và giao tiếp”.
Theo một nghiên cứu khác của Mỹ, từ lúc mới sinh đến độ 8-9 tuổi, trẻ được bú mẹ và bổ sung đủ DHA có chỉ số thông minh cao hơn 8,3 điểm so với trẻ ăn sữa bò và không được cung cấp DHA. Một nghiên cứu của WHO và FAO cũng cho thấy không chỉ trí não, thị lực phát triển tốt, kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh nhạy mà đối với trẻ được bổ sung đầy đủ hàm lượng DHA, tim, mạch của trẻ được cải thiện đồng thời cholesterol toàn phần giảm, triglyceride máu, LDL – cholesterol (cholesterol xấu), nguyên nhân của những bệnh xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim – cũng được hạn chế tối đa so với trẻ không được bổ sung chất này.
S. Richardson - Giáo sư đầu ngành tại ĐH Oxford về não bộ trẻ nhỏ cũng cho biết tác dụng của DHA đóng vai trò quan trọng trong kết nối giữa các tế bào thần kinh. Hơn nữa, nghiên cứu của bà còn cho thấy nếu trẻ không được bổ sung đầy đủ DHA trong chế độ ăn hàng ngày có thể khiến quá trình học hỏi, tiếp thu của trẻ kém hơn những trẻ được bổ sung DHA đầy đủ.
III. CÁCH THỨC VÀ LIỀU LƯỢNG BỔ SUNG DHA CHO TRẺ NHỎ
Đối với thai nhi
Như đã nhắc đến ở trên, não bộ trẻ phát triển từ khi là thai nhi. Tuy nhiên, thai nhi chỉ có thể nhận được DHA từ mẹ truyền sang con thông qua nhau thai. Do đó, đối với thai nhi chỉ có một cách bổ sung DHA là thông qua mẹ. Bổ sung DHA cho mẹ bầu không chỉ có lợi cho thai nhi mà cũng rất hữu ích đối với mẹ. Theo Thư viện Y Học quốc gia Mỹ (National Library of Medicin) phụ nữ mang thai bổ sung DHA thường xuyên có thể giúp giảm các biến chứng thai kỳ như nguy cơ sinh non, tiền sản giật, thiếu máu, trầm cảm… Bên cạnh đó, chất dinh dưỡng này còn có vai trò trong cải thiện các bệnh lý mãn kinh sau này như bệnh tim mạch, loãng xương.
Bổ sung DHA cho mẹ bầu, theo Tổ chức Y tế Thế giớ WHO khuyến cáo, mẹ bầu cần bổ sung 100-200mg DHA/ngày.
Để bổ sung DHA mẹ bầu nên dùng các loại cá khoảng 2 -3 lần/ tuần và nên tránh các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao. Ngoài ra, mẹ có thể dùng thêm một số loại sữa và các loại sản hạt như hạt óc chó, hạnh nhân, maca... Trong trường hợp bị ốm nghén, gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống có thể lựa chọn phương án bổ sung từ các viên uống DHA. Ngoài ra, mẹ bầu nên bổ sung đồng thời cả DHA và EPA suốt thai kỳ. Vì sự xuất hiện của EPA giúp tăng cường khả năng hấp thụ DHA và vận chuyển DHA từ mẹ sang con qua nhau thai. Vì vậy, khi phụ nữ mang thai chỉ bổ sung DHA mà không có EPA có thể hạn chế việc hấp thu và vận chuyển DHA vào tế bào thai nhi.
Trong đó, EPA và DHA từ cá hồi đại dương là loại nên được ưu tiên lựa chọn. Vì cá hồi là nguồn bổ sung DHA và EPA đứng đầu bảng trong danh sách của Thư viện Y Học quốc gia Mỹ (National Library of Medicin) và FDA về độ an toàn và thích hợp dành cho bà bầu.
Đối với trẻ nhỏ
Sau khi sinh, trẻ sẽ nhận được nguồn DHA từ sữa mẹ. Mẹ cần bổ sung nhiều DHA để cung cấp cho trẻ. Với các trường hợp mẹ ít sữa hoặc mất sữa thì bổ sũng DHA cho trẻ từ các sản phẩm bên ngoài và nên bắt đầu bổ sung từ khi trẻ được 4-8 tuần tuổi.
Từ 6 tháng – 1 tuổi là thời gian phát triển nhanh của bé, nên nhu cầu về DHA sẽ tăng lên đáng kể. DHA giúp sinh ra một lượng lớn hoóc-môn quan trọng cho não bộ phát triển. Ngoài ra, nếu cho trẻ uống DHA đầy đủ trong thời gian này sẽ giúp bé kết hợp tay mắt và khả năng vận động tốt hơn.
Giai đoạn trẻ từ 1 tới 6 tuổi là giai đoạn bé thường bị thiếu hụt do trẻ không có thói quen ăn cá mỗi ngày hoặc cùng một lúc tiêu thụ nhiều thức ăn có chứa DHA nên mẹ cần cho trẻ uống DHA đầy đủ.
Từ 6 tuổi trở đi là thời gian bé đi học vì vậy não bộ cần hoạt động và tiếp thu nhiều kiến thức mới lạ hơn. Nguồn DHA được bổ sung trong giai đoạn này để tăng cường trí nhớ cho trẻ, giúp trẻ thông minh và học tập hiệu quả hơn.
Ở giai đoạn nào trẻ cũng cần được bổ sung DHA. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn phát triển của trẻ thì đòi hỏi cần bổ sung một lượng DHA thích hợp.
Theo khuyến nghị của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, các bà mẹ mang thai và cho con bú cần bổ sung tối thiểu 200 mg DHA mỗi ngày để cung cấp đủ nhu cầu của trẻ. Với những trẻ dưới 12 tháng tuổi, hàm lượng DHA 17 mg trên 100 kcal từ thực phẩm được xem là liều lượng bổ sung tối ưu. Riêng với các trẻ từ 1 đến 8 tuổi, mẹ cần chú ý bổ sung cho trẻ từ 70 – 100 mg DHA/ngày để đảm bảo trẻ được tăng trưởng và phát triển toàn diện về trí tuệ trong tương lai.
Cụ thể hơn bé từ 0-6 tháng tuổi bú sữa mẹ thì nhận DHA từ sữa mẹ, mỗi ngày cũng ít nhất 400mg. Nếu bé không có đủ sữa mẹ, phải uống sữa công thức, mỗi 150ml sữa công thức phải chứa ít nhất 19mg DHA. Bé 6 tháng – 2 tuổi mỗi ngày cần ít nhất 100mg DHA. Bé 2-5 tuổi mỗi ngày cần ít nhất 200mg DHA.
Có thể bạn quan tâm:
- Bà bầu nên uống DHA vào thời điểm nào trong ngày
- 10 Loại DHA bà bầu được chuyên gia khuyên
Từ khóa » D H A Có Tác Dụng Gì
-
DHA Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
DHA Có Vai Trò Gì Với Sức Khỏe? - Vinmec
-
Vai Trò Của DHA Với Sự Phát Triển Của Trẻ Nhỏ - Vinmec
-
Tác Dụng Của DHA Với Sự Phát Triển Của Trẻ
-
DHA Là Gì? Vai Trò DHA đối Với Sức Khỏe Mẹ Và Bé? - Bách Hóa XANH
-
DHA Là Gì, Tác Dụng, Cách Dùng, Tác Dụng Phụ, Thực Phẩm Chứa DHA
-
Dha Là Gì? Tác Dụng Và Vai Trò Của DHA Đối Với Sức Khỏe Con ...
-
DHA Là Gì? Tại Sao Phụ Nữ Mang Thai Cần Bổ Sung DHA?
-
DHA Có Tác Dụng Gì Cho Trẻ? Cách Bổ Sung DHA Qua Từng Giai đoạn
-
DHA Có Vai Trò Quan Trọng Như Thế Nào đối Với Bà Bầu?
-
Người Già Uống DHA Có Tác Dụng Gì - Sắt Bà Bầu
-
DHA Và EPA Có Giống Nhau Không Và Nên Bổ Sung Như Thế Nào?
-
DHA Là Gì? Vai Trò Của DHA đối Với Sức Khỏe Mẹ Bầu Và Bé?
-
DHA Và EPA Là Chất Gì Và Vai Trò Của Nó đối Với Cơ Thể