DHA Là Gì? Vai Trò Của DHA đối Với Sức Khỏe Mẹ Bầu Và Bé?
Có thể bạn quan tâm
DHA là một trong những dưỡng chất cần thiết đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi trong giai đoạn thai kỳ. Tuy nhiên, chưa chắc mọi người đã hiểu rõ DHA là gì, vai trò và tác dụng của DHA đối với cơ thể nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng.
DHA là gì?
DHA (hay còn được gọi là axit docosahexaenoic) là một loại axit béo không no thuộc nhóm Omega 3. DHA thường có nhiều trong thịt của các loại cá biển như là cá thu, cá ngừ, cá trích, cá bơn, cá voi, cá hồi, gan cá tuyết,… (1)
DHA thường bị nhầm lẫn với axit eicosapentaenoic (EPA), một loại axit béo khác thuộc nhóm Omega 3. Mặc dù DHA có thể được chuyển hoá thành một lượng nhỏ EPA, nhưng hai loại chất axit béo này không giống nhau. Cơ thể chỉ có thể tự tổng hợp lượng ít DHA từ ALA, do đó cần được bổ sung thông qua khẩu phần ăn hằng ngày hoặc thực phẩm chức năng.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, DHA giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị lực và các mô thần kinh. Ngoài ra, loại axit béo này còn có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến tim và hệ tuần hoàn.
DHA là gì và tác dụng của DHA như thế nào?
Tác dụng của DHA đối với sức khỏe gia đình
DHA có tác dụng gì đối với người trưởng thành?
Đối với người trưởng thành nói chung, DHA có tác dụng chống viêm hiệu quả, giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Đồng thời, axit béo DHA cũng hỗ trợ cải thiện chỉ số mỡ máu triglycerid, giảm huyết áp và tăng lượng cholesterol có lợi, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, bệnh đái tháo đường,… (2)
DHA có tác dụng gì cho bà bầu?
DHA được cho là loại dưỡng chất quan trọng hàng đầu đối với phụ nữ mang thai, vì DHA tham gia vào quá trình xây dựng tế bào não, hệ thần kinh và võng mạc. Bên cạnh những tác dụng chung được nêu trên, DHA còn giúp cải thiện tâm trạng, chống trầm cảm và tăng tốc độ hồi phục cơ thể sau khi sinh. Nhiều nghiên cứu khẳng định, nếu người mẹ bổ sung đầy đủ hàm lượng DHA trong thai kỳ có thể giảm nguy cơ sinh non lên đến hơn 64% so với người không được bổ sung đủ chất. Do đó, phần lớn các tổ chức y tế trên thế giới thường khuyến cáo người mẹ nên bổ sung tối thiểu 200 mg DHA mỗi ngày xuyên suốt quá trình mang thai. (3)
Công dụng của DHA cho bà bầu đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu
Việc bổ sung đủ DHA cũng có tác dụng ngăn ngừa trầm cảm sau sinh, tiền sản giật, các vấn đề loãng xương, mãn kinh và bệnh tim mạch. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyến khích bổ sung DHA vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu.
DHA có tác dụng gì cho trẻ?
DHA là dưỡng chất đặc biệt cần thiết đối với quá trình phát triển thị lực và não bộ của trẻ ngay từ giai đoạn nằm trong bụng mẹ. Các chức năng này phát triển rất nhanh trong 3 tháng cuối của thai kỳ và những năm đầu đời của trẻ. Cụ thể hơn, tác dụng của DHA cho bé là đảm bảo những phản ứng dẫn truyền thần kinh, tăng độ nhanh nhạy của trí não, chỉ số trí tuệ, thị lực, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ và cải thiện ADHD.(4)
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng tích cực của axit béo DHA trong 1000 ngày đầu đời của trẻ. Ví dụ như, trẻ được bổ sung đủ hàm lượng DHA có khả năng xử lý các vấn đề tốt hơn khi được 9 tháng tuổi, chỉ số IQ phát triển nhanh hơn ở 18 tháng tuổi và sẽ tiếp tục tăng trưởng tối ưu đến khi trẻ được 8 – 9 tuổi. Vì vậy phụ nữ trong giai đoạn mang thai và cho con bú cần chú ý bổ sung đầy đủ hàm lượng DHA để tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Thiếu DHA ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé như thế nào?
DHA thuộc nhóm các axit béo thiết yếu đối với cơ thể nên việc thiếu hụt DHA có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh đồng thời gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể.
Đối với mẹ bầu
Đối với phụ nữ có thai, thiếu hụt DHA có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Sản phụ có thể phải đối mặt với nguy cơ sinh non, mắc chứng trầm cảm sau sinh, tiền sản giật và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác sau khi sinh. Thai nhi hấp thụ DHA và các dinh dưỡng khác thông qua nhau thai khi ở trong bụng mẹ bởi vậy khi cơ thể mẹ thiếu chất có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi.
Đối với thai nhi và trẻ em
Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ cần được bổ sung một lượng lớn DHA để tăng sản xuất tế bào hồng cầu, từ đó cung cấp đầy đủ oxy và dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi. Nếu lượng DHA trong cơ thể không đủ có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bào thai, trong đó võng mạc và hệ thần kinh trung ương chịu tác động nghiêm trọng nhất.
Thiếu hụt DHA có thể khiến sức đề kháng của trẻ trở nên yếu hơn, dễ nhiễm bệnh hơn
Bên cạnh đó, trẻ thiếu DHA thường có hệ miễn dịch kém, có nguy cơ mắc bệnh dị ứng, hen suyễn cao, khả năng học tập kém, hạn chế mức độ thông minh và chậm phát triển hơn so với trẻ đồng trang lứa được bổ sung đủ chất.
Nhu cầu DHA đối với mẹ bầu trong thai kỳ như thế nào?
Bác sĩ ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng cho biết, người mẹ cần được bổ sung đủ DHA xuyên suốt cả thai kỳ và chú ý tăng cường vào những thời điểm vàng thai nhi phát triển. Ở mỗi giai đoạn thai kỳ, nhu cầu DHA của mẹ và bé không giống nhau do đó người mẹ cần chú ý điều chỉnh liều lượng. Thông thường, thai phụ nên bổ sung từ 100 – 250 mg DHA mỗi ngày, nhưng nếu cơ thể vẫn bị thiếu chất bác sĩ có thể chỉ định bổ sung thêm.
3 tháng đầu
3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn người mẹ cần được bổ sung cân bằng và đầy đủ các loại dưỡng chất DHA, vitamin, các loại khoáng chất,… Ở giai đoạn này, mẹ nên bổ sung khoảng 100 – 120 mg DHA mỗi ngày. Nhiều mẹ bầu gặp khó khăn trong ăn uống vì đây là thời điểm ốm nghén, do đó cần chú trọng xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất và bổ sung thêm thực phẩm chức năng nếu cần thiết.
3 tháng giữa
Trong giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, thị giác của thai nhi phát triển nhanh chóng. Thai nhi có thể mở mắt và cảm nhận ánh sáng ngay cả khi ở trong bụng mẹ. Đây cũng là giai đoạn người mẹ cần tăng cường bổ sung DHA, tối thiểu từ 200 mg mỗi ngày.
Vì cơ thể chỉ có khả năng hấp thu tối đa 25% lượng dinh dưỡng từ khẩu phần ăn hằng ngày, nên chế độ ăn khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu DHA của mẹ. Do đó, mẹ nên bổ sung thêm bằng cách dùng viên uống chức năng cho bà bầu.
3 tháng cuối
Vào 3 tháng cuối, mẹ bầu cần tăng cường duy trì bổ sung DHA cho cơ thể, liều lượng tối thiểu là 200 mg mỗi ngày. Điều này đảm bảo cơ thể mẹ cung cấp đủ DHA để hoàn thiện quá trình phát triển cơ thể nói chung và não bộ của trẻ nói riêng. Thai nhi cần đến DHA để hình thành nên các tế bào thần kinh, bổ sung chất xám, xây dựng hệ thống tư duy và nhận thức cơ bản cho não bộ.
Nhu cầu DHA của mẹ và bé thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau nên cần có sự điều chỉnh hợp lý
Nhu cầu DHA đối với trẻ em
Bổ sung đầy đủ hàm lượng DHA cho trẻ từ giai đoạn đầu đời có thể giúp trẻ phát triển hoàn thiện và tối ưu về trí não và thị giác. Thế nhưng, mẹ bầu cần chú ý đến nhu cầu DHA đối với trẻ theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Trẻ cần được bổ sung đủ DHA ngay từ khi ở trong bụng mẹ. Đặc biệt là vào tháng thứ 5, vì đây là thời điểm não và thị giác của trẻ phát triển tối ưu. Để bổ sung đủ lượng DHA thiết yếu cho thai nhi, mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm giàu DHA vào chế độ ăn uống hằng ngày. Khi trẻ chào đời, nhu cầu của trẻ đối với DHA sẽ tăng cao do hệ thần kinh trung ương bước vào giai đoạn phát triển nhanh nhất.
Cụ thể, trẻ sơ sinh cần được cung cấp khoảng 200 mg DHA mỗi ngày và cách bổ sung tốt nhất là thông qua sữa mẹ. Mẹ nên duy trì cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi. Nếu không có đủ sữa hoặc sữa không đủ dinh dưỡng, mẹ có thể bổ sung thêm loại sữa giàu DHA cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo hướng dẫn của bác sĩ về các cách bổ sung DHA cho trẻ thông minh để lựa chọn phương pháp bổ sung dinh dưỡng tối ưu nhất.
Có thể thấy, vai trò của DHA hết sức quan trọng đối với cả mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ bầu lưu ý không nên phụ thuộc hoàn toàn vào các loại thực phẩm chức năng mà nên chú trọng vào chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất với đa dạng thực phẩm. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc uống bổ sung DHA hoặc các loại dinh dưỡng khác, mẹ bầu nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chi tiết về nhu cầu sử dụng và cách bổ sung.
Thăm khám cùng bác sĩ của Nutrihome để được tư vấn cách bổ sung dinh dưỡng khoa học, hiệu quả cho thai kỳ khỏe mạnh
Để tìm hiểu về phương pháp và cách thức xây dựng chế độ ăn cân bằng đủ DHA cùng các loại dưỡng chất, mẹ bầu nên lựa chọn thăm khám tại Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome.
Tại đây, bạn sẽ nắm bắt chi tiết tình trạng sức khỏe của bản thân về mọi mặt như chiều cao, cân nặng, lượng vi chất dư thừa/ thiếu hụt, tầm soát một số bệnh lý để có thai kỳ trọn vẹn và khỏe mạnh nhất. Không chỉ được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng cùng bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng tư vấn, điều trị và chăm sóc giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » D H A Có Tác Dụng Gì
-
DHA Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
DHA Có Vai Trò Gì Với Sức Khỏe? - Vinmec
-
Vai Trò Của DHA Với Sự Phát Triển Của Trẻ Nhỏ - Vinmec
-
Tác Dụng Của DHA Với Sự Phát Triển Của Trẻ
-
DHA Là Gì? Vai Trò DHA đối Với Sức Khỏe Mẹ Và Bé? - Bách Hóa XANH
-
DHA Là Gì, Tác Dụng, Cách Dùng, Tác Dụng Phụ, Thực Phẩm Chứa DHA
-
Dha Là Gì? Tác Dụng Và Vai Trò Của DHA Đối Với Sức Khỏe Con ...
-
DHA Là Gì? Tại Sao Phụ Nữ Mang Thai Cần Bổ Sung DHA?
-
DHA Là Gì? Tác Dụng Của DHA đối Với Sự Phát Triển Não Bộ Của Trẻ
-
DHA Có Tác Dụng Gì Cho Trẻ? Cách Bổ Sung DHA Qua Từng Giai đoạn
-
DHA Có Vai Trò Quan Trọng Như Thế Nào đối Với Bà Bầu?
-
Người Già Uống DHA Có Tác Dụng Gì - Sắt Bà Bầu
-
DHA Và EPA Có Giống Nhau Không Và Nên Bổ Sung Như Thế Nào?
-
DHA Và EPA Là Chất Gì Và Vai Trò Của Nó đối Với Cơ Thể