Tác Dụng Của DHA Với Sự Phát Triển Của Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- DHA là gì?
- Lượng bổ sung DHA ở trẻ em bao nhiêu là đủ?
- Nguồn cung cấp DHA
- Dự trữ DHA trong cơ thể
- Tác dụng của DHA
Bạn có biết rằng 90% não bộ của trẻ phát triển chủ yếu từ giai đoạn sơ sinh cho đến 6 tuổi. Và DHA đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển này. Vậy DHA hoạt động như thế nào và những tác dụng của DHA là gì? DHA là thành phần chính cấu trúc và thúc đẩy não bộ phát triển. Nó là một axit béo Omega-3 được tìm thấy nhiều ở não và mắt. DHA được cung cấp không chỉ qua thức ăn mà còn nhờ các viên bổ sung. Việc bổ sung đầy đủ DHA sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ. Sau đây, mời bạn cùng bác sĩ Nguyễn Ngọc Mai tìm hiểu rõ hơn về tác dụng của DHA đối với sự phát triển của trẻ nhé.
DHA là gì?
Axit docosahexaenoic (DHA) là một axit béo omega-3. Đây là một axit béo thiết yếu của cơ thể nhưng không tự được tổng hợp được. Chúng còn được gọi là axit béo không bão hòa (PUFA). Những PUFA này phải được lấy từ các loại thực phẩm hoặc chất bổ sung.
Có 2 loại PUFA là omega-6 và omega-3. Axit béo omega-3 còn được gọi là axit béo không bão hòa đa chuỗi dài (LC PUFA). Trong đó, một trong những axit béo omega-3 quan trọng nhất là DHA. DHA được hình thành từ axit alpha – linolenic (ALA).
Các axit béo thiết yếu là thành phần cấu trúc của tất cả các mô. Chúng là thành phần không thể thiếu để tổng hợp màng tế bào. Các axit béo này đóng vai trò là tiền chất của eicosanoids. Chất này giúp điều chỉnh nhiều chức năng của tế bào và cơ quan.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Dinh dưỡng cho trẻ, tải ngay ứng dụng YouMed.
PUFA phong phú nhất ở não là DHA, axit arachidonic và axit adrenic. Ngoài ra, DHA cũng có nhiều nhất trong các tế bào cảm quang hình que trong mắt. Ở giai đoạn đầu đời, khả năng trao đổi chất của trẻ còn hạn chế để chuyển ALA thành DHA. Do đó, cần phải bổ sung DHA từ các nguồn thực phẩm để duy trì sức khỏe tối ưu cho trẻ.
Lượng bổ sung DHA ở trẻ em bao nhiêu là đủ?
Lượng DHA thường thấp ở trẻ em 2-12 tuổi so với trẻ bú mẹ và người lớn. Chế độ ăn uống lành mạnh cung cấp đủ lượng chất béo và axit béo là cần thiết cho trẻ em.
Mặc dù không có bất kỳ hướng dẫn chung nào về lượng bổ sung DHA hàng ngày ở trẻ em. Tuy nhiên các hiệp hội vẫn khuyến nghị việc bổ sung kết hợp DHA với EPA. Trẻ em từ 1,5 đến 15 tuổi nên nhận được 15 miligam DHA hằng ngày cho mỗi pound (tương đương 0,45 kg) trọng lượng cơ thể. Như vậy trẻ sẽ cần 600 miligam kết hợp DHA mỗi ngày cho trẻ nặng 40 pound.
Nhiều nghiên cứu đã kiểm tra tác dụng của bổ sung DHA đối với sự phát triển của trẻ em. Bổ sung DHA đã cho thấy sự cải thiện trong nhận thức và hành vi của trẻ. Tuy nhiên vẫn chưa biết liều DHA tối ưu cho trẻ khỏe mạnh.
NIH đã khuyến nghị sử dụng 220 mg DHA mỗi ngày cho trẻ em và người lớn khỏe mạnh.
Nguồn cung cấp DHA
DHA có chứa rất nhiều trong dầu cá. Hầu hết các DHA trong cá và các sinh vật khác có nguồn gốc từ vi tảo. Còn ALA có trong các loại dầu thực vật như dầu hạt lanh, hạt cải, đậu phộng,… DHA cũng được sản xuất từ vi tảo dành cho những người ăn chay.
Dự trữ DHA trong cơ thể
Trong 6 tháng đầu đời, DHA tích lũy ở mức khoảng 10 mg/ngày trong toàn bộ cơ thể trẻ bú mẹ. Trong đó 48% lượng DHA trong não. Để đạt được tốc độ tích lũy đó, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ cần tiêu thụ DHA tối thiểu 20 mg/ngày. Hầu như tất cả các loại sữa mẹ đều cung cấp một lượng DHA ít nhất là 60 mg/ngày. Do đó, trong chất béo cơ thể khi trẻ sinh đủ tháng có chứa khoảng 1050 mg DHA.
Nồng độ DHA trong sữa mẹ dao động từ 0,07% đến 1,0% tổng lượng axit béo .Hiệp hội quốc tế về nghiên cứu axit béo và chất béo đã khuyến nghị cần cung cấp 300 mg DHA mỗi ngày với phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì khi mang thai, lượng DHA thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn DHA của mẹ.
Trong thời kỳ sơ sinh, nhu cầu DHA của em bé được đáp ứng thông qua sữa mẹ. Trong thời thơ ấu, nhu cầu DHA được đáp ứng bằng cách tiêu thụ thực phẩm giàu DHA. Tuy nhiên, người ta thấy rằng DHA trong chế độ ăn trung bình rất ít. Đặc biệt là những người ăn chay không ăn trứng hoặc các sản phẩm sữa.
Xem thêm: Những thực phẩm giàu DHA cho bà bầu
Tác dụng của DHA
DHA tham gia cấu trúc và phát triển cơ thể
Não
DHA là một trong những cấu trúc chính của phospholipids màng não. DHA của mẹ thấp làm tăng nguy cơ các vấn đề phát triển thần kinh ở trẻ em. Phát triển thần kinh và khả năng nhận thức của trẻ được tăng cường bởi DHA thông qua sữa mẹ hoặc thực phẩm.
Hơn nữa, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy: việc tăng lượng bổ sung DHA có thể mang lại lợi ích trong điều trị các rối loạn tâm thần và các tình trạng thoái hóa thần kinh đặc biệt. Ngoài ra, DHA cũng có thể có tiềm năng bảo vệ thần kinh đáng kể trong chấn thương thần kinh cấp tính.
Thị lực
Độ nhạy sáng của các tế bào que võng mạc giảm ở trẻ sơ sinh thiếu hụt DHA. Việc bổ sung DHA giúp tăng cường đáng kể sự trưởng thành về thị lực.
Ngoài sự phát triển, mắt và não cần có lượng dự trữ dồi dào DHA để hoạt động tối ưu. Các tế bào trong võng mạc và các bộ phận khác của hệ thần kinh giúp gửi thông tin hình ảnh từ võng mạc đến não và các thông điệp từ não đến khắp cơ thể.
Bổ sung DHA đảm bảo sự tối ưu của màng tế bào để truyền các tín hiệu này hiệu quả nhất. Lượng DHA bổ sung tương quan với cải thiện chức năng thị giác và tinh thần.
Ở trẻ nhỏ, sự phát triển của cả võng mạc và vỏ thị giác đều phụ thuộc vào DHA. Võng mạc phát triển nhanh chóng trong những tháng cuối của thai kỳ và sáu tháng đầu của trẻ sơ sinh.
DHA ảnh hưởng đến khả năng phân biệt chi tiết không gian của mắt-độ phân giải thị giác. Tầm nhìn của trẻ tiếp tục phát triển trong suốt những năm mẫu giáo. Trẻ phát triển sự phối hợp giữa mắt với tay, cơ thể.
Trẻ sơ sinh không có đủ DHA trong quá trình mang thai sẽ có thị lực dưới mức tối ưu. Những khác biệt này đặc biệt đáng chú ý ở trẻ sinh non. Ở trẻ đủ tháng, sự khác biệt về thị lực ít thay đổi. Lý do vì trẻ có tích lũy một số chất béo trong cơ thể.
Ngăn sự lão hóa mắt
Trong quá trình lão hóa, chức năng thị giác suy giảm do thay đổi võng mạc và các tế bào mắt khác. Màng tế bào mất một số tính lưu động và thay đổi cấu trúc. Quá trình tích tụ và oxy hóa dẫn đến một số tế bào mất đi. Những thay đổi này góp phần làm suy giảm thị lực trong cuộc sống sau này.
Thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD)
Những cặn nhỏ màu vàng (drusen) tích tụ trong hoàng điểm. Các tế bào ở điểm vàng bị phá vỡ và tầm nhìn bị biến dạng, mờ đi. Mất thị lực có thể xảy ra. Drusen có thể khiến AMD tiến triển, đe dọa khả năng thị lực.
Loại thoái hóa hoàng điểm thứ hai là thể ướt, chịu trách nhiệm cho 90% trường hợp mất thị lực. Trong AMD ướt, các mạch máu phía sau mắt trở nên bất thường và dễ vỡ. Chúng có nguy cơ rò rỉ và xuất huyết. AMD tiến triển có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt, dẫn đến mù lòa.
Việc tăng sử dụng các thực phẩm giàu DHA như cá giúp nguy cơ AMD thấp hơn đáng kể. Ở những người bị AMD tiến triển, tiêu thụ PUFA omega-3 cao hơn có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn. Nhưng chỉ khi việc tiêu thụ PUFA thực vật hoặc omega-6 thấp.
Loại chất béo chúng ta tiêu thụ có thể làm giảm hoặc tăng cơ hội phát triển AMD. Lượng cao của dầu thực vật không bão hòa có thể làm tăng cơ hội phát triển tình trạng AMD. Tăng cường tiêu thụ cá và dầu cá có thể làm giảm cơ hội phát triển AMD.
DHA hỗ trợ trí thông minh, tăng sự chú ý và hành vi của trẻ
DHA được gọi là thực phẩm tốt cho não bộ. Chất béo chiếm 60% bộ não và các dây thần kinh trong cơ thể. DHA là thành phần cấu trúc chính của mô não và màng tế bào thần kinh. Axit béo omega-3 chuỗi dài này có tác động rất lớn đến não bộ đang phát triển. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến việc hình thành các hành động và tinh thần của trẻ.
Mức độ DHA thấp – Các rối loạn phát triển
Trẻ sinh non không được cung cấp DHA từ mẹ trong giai đoạn phát triển não nhanh nhất, ba tháng cuối của thai kỳ. Các vấn đề về hành vi và học tập ở trẻ sinh non được chứng minh là có mối tương quan đáng kể với mức độ DHA thấp.
Dyslexia
Đây là một rối loạn học tập với sự suy giảm khả năng nhận biết và hiểu các từ viết. Rối loạn này đã được nghiên cứu là có liên quan đến mức độ DHA dưới mức tối ưu.
Autism – Tự kỷ
Đây là một khuyết tật phát triển thần kinh với tỷ lệ phổ biến ngày càng tăng. Y học cổ truyền không cung cấp bất kỳ phương pháp chữa trị nào cho bệnh tự kỷ.
Bệnh nhân bị rối loạn tự kỷ có xu hướng kèm theo các rối loạn tiêu hóa. Nhiều bệnh nhân tự kỷ có ác cảm với thực phẩm và kén ăn. Nhiều bậc cha mẹ đã thực hiện các phương pháp điều trị bổ sung và thay thế, đặc biệt là can thiệp dinh dưỡng. Bổ sung axit béo omega-3 DHA đã được nhiều chuyên gia ủng hộ. Đây cũng là một phần của chương trình điều trị tự kỷ 12 bước.
ADHD – Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý
ADHD cũng có liên quan với mức độ DHA thấp. Trẻ có sự thiếu hụt DHA đi kèm các triệu chứng bao gồm: tăng động và chú ý thấp, đi tiểu và khát nước thường xuyên. Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng là phổ biến ở các trẻ ADHD. Bổ sung khoáng chất, vitamin B, axit béo omega-3 và omega-6 và flavonoid có khả năng làm giảm các triệu chứng ADHD.
Tại thời điểm này, chúng ta vẫn không chắc chắn liệu các bất thường của axit béo có liên quan đến ADHD. Đó là kết quả của sự khác biệt trong chế độ ăn uống, yếu tố di truyền hay do chuyển hóa axit béo. Cho đến nay, chúng ta chỉ biết rằng trẻ em bị ADHD có lượng omega-3 EPA và DHA thấp trong cơ thể. Những trẻ này có nhiều vấn đề về học tập và hành vi hơn so với những trẻ có lượng DHA bình thường.
Giảm nguy cơ tăng lipid máu ở trẻ em
Nghiên cứu cho thấy: Bổ sung DHA giúp phục hồi lưu lượng nội mô ở trẻ em tăng lipid máu. Do đó có khả năng ngăn ngừa tiến triển bệnh tim mạch vành sớm ở trẻ có nguy cơ cao.
Vai trò của DHA đối với nhiễm trùng đường hô hấp
Gần đây, đã có báo cáo về tác động của DHA trong việc giảm tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em 3 tuổi. Trẻ được bổ sung DHA với ARA có tỷ lệ thấp hơn đáng kể trong việc mắc các nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ. Ngoài ra còn giảm các triệu chứng thở khò khè, hen suyễn hoặc bất kỳ dị ứng nào. Trẻ từ 18-36 tháng tuổi được cho uống sữa có DHA tỷ lệ mắc bệnh hô hấp thấp hơn so với sữa không có DHA.
Xem thêm: Bệnh hen suyễn ở trẻ em: Những điều cha mẹ cần biết
Tác dụng của DHA đối với các dấu hiệu viêm
DHA ức chế sự biểu hiện của các dấu hiệu viêm. Đó là nhờ các cytokine tiền viêm, sự kết dính của bạch cầu đơn nhân với các tế bào nội mô. Cả EPA và DHA đều có hoạt tính ức chế phản ứng quá mẫn do kháng nguyên đặc hiệu và tăng sinh tế bào T gây ra. Ngoài ra còn giúp điều chỉnh cân bằng tế bào T-helper. Nhìn chung, việc tiêu thụ EPA và DHA có liên quan đến mức độ viêm thấp hơn.
Đối với trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng huyết sau phẫu thuật được cho dùng 100 mg DHA trong 14 ngày. DHA dùng trong giai đoạn nhiễm trùng cấp tính giúp bảo vệ tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh.
DHA là một axit béo thiết yếu không thể thiếu cho các chức năng của não và võng mạc. Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, việc phát triển não bộ, thị lực và hành vi có liên quan với việc bổ sung DHA. Bên cạnh đó, DHA còn góp phần giúp trẻ ngăn ngừa một số bệnh lý như: thoái hóa võng mạc, tăng lipid máu, v.v. Do đó việc thiết lập chế độ dinh dưỡng được bổ sung DHA đầy đủ cho trẻ là vô cùng cần thiết.
Video chia sẻ thông tin chi tiết về dầu cá – Biên tập bởi Dược sĩ Lương Triệu Vĩ.
Từ khóa » D H A Có Tác Dụng Gì
-
DHA Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
DHA Có Vai Trò Gì Với Sức Khỏe? - Vinmec
-
Vai Trò Của DHA Với Sự Phát Triển Của Trẻ Nhỏ - Vinmec
-
DHA Là Gì? Vai Trò DHA đối Với Sức Khỏe Mẹ Và Bé? - Bách Hóa XANH
-
DHA Là Gì, Tác Dụng, Cách Dùng, Tác Dụng Phụ, Thực Phẩm Chứa DHA
-
Dha Là Gì? Tác Dụng Và Vai Trò Của DHA Đối Với Sức Khỏe Con ...
-
DHA Là Gì? Tại Sao Phụ Nữ Mang Thai Cần Bổ Sung DHA?
-
DHA Là Gì? Tác Dụng Của DHA đối Với Sự Phát Triển Não Bộ Của Trẻ
-
DHA Có Tác Dụng Gì Cho Trẻ? Cách Bổ Sung DHA Qua Từng Giai đoạn
-
DHA Có Vai Trò Quan Trọng Như Thế Nào đối Với Bà Bầu?
-
Người Già Uống DHA Có Tác Dụng Gì - Sắt Bà Bầu
-
DHA Và EPA Có Giống Nhau Không Và Nên Bổ Sung Như Thế Nào?
-
DHA Là Gì? Vai Trò Của DHA đối Với Sức Khỏe Mẹ Bầu Và Bé?
-
DHA Và EPA Là Chất Gì Và Vai Trò Của Nó đối Với Cơ Thể