Di Cư (Migration) Là Gì? Các Loại Di Cư - VietnamBiz
Có thể bạn quan tâm
Di cư (Migration) (Nguồn: futurelearn)
Di cư (Migration)
Di cư - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Migration.
Di cư là hiện tượng dịch chuyển dòng người vì lí do làm ăn sinh sống từ vùng này đến vùng khác trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. (Theo Môi trường trong qui hoạch xây dựng, NXB Xây dựng)
Các loại di cư
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng di cư, vì vậy tùy thuộc mục đích của nó mà người ta phân ra các loại di cư sau đây:
- Di cư do sự thu hút của tài nguyên thiên nhiên.
- Di cư bắt buộc có khuyến khích theo yêu cầu phân bố dân cư.
- Di cư đi làm ăn trong thời gian ngắn theo mùa vụ.
- Di cư giao hoán giữa Thành thị và Nông thôn.
- Di cư thông thường do yêu cầu cư trú đơn thuần.
Trong 5 loại trên, thì di cư do sự thu hút của tài nguyên thiên nhiên là diễn ra mạnh nhất. Các loại di cư trên đã tạo bốn dòng người dịch chuyển trong không gian lãnh thổ theo các phương như sau:
- Dòng người dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị.
- Dòng người dịch chuyển từ vùng nông thôn nhỏ bé ít tiềm năng đến vùng nông thông rộng lớn có nhiều tiềm năng hơn.
- Dòng người dịch chuyển từ đô thị nhỏ đến đô thị lớn.
- Dòng người dịch chuyển từ đô thị về nông thôn hoặc từ đô thị lớn về đô thị nhỏ. Vì sự hấp dẫn di cư chủ yếu là mục tiêu kinh tế (công ăn việc làm, thu nhập nâng cao đời sống vật chất, tinh thần), nên dòng dịch chuyển này được gọi là dòng ngược, nguyên nhân của nó là sự đào thải do thiếu những khả năng thích ứng trong cuộc sống hoặc rủi ro trong tìm kiếm công ăn việc làm. Tuy nhiên trong thực tế dòng ngược này là nhỏ và không phải là qui luật phổ biến.
Nghiên cứu hiện tượng di cư ở các quốc gia trên Thế giới, cho thấy ở những nước phát triển hiện tượng di cư xảy ra không mạnh mẽ như ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân cơ bản là do giữa các nước này có sự khác biệt về trình độ qui hoạch kinh tế phát triển vùng.
Khi giữa các vùng phát triển còn ở tình trạng bất ổn định và tồn tại sự khác biệt lớn về kinh tế và văn hóa, đặc biệt là sự khác biệt quá lớn giữa đô thị và nông thôn như tình trạng của các nước đang phát triển, thì hiện tượng di cư còn là điều trở ngại đối với sự phát triển của một quốc gia.
Ảnh hưởng của di cư
Di cư gây nên những bất bình ổn xã hội như phân bố nguồn nhân lực, tổ chức lực lượng sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng kĩ thuật trong công tác qui hoạch vùng và đặc biệt là qui hoạch phát triển đô thị, chúng luôn luôn làm cho các vùng đô thị trở nên quá tải, làm cho hệ sinh thái đô thị vốn đã khó cân bằng lại thêm mất cân bằng nghiêm trọng.
Hạn chế di cư
Để hạn chế hiện tượng di cư, tạo nên sự ổn định cho sự phát triển chung, đòi hỏi mỗi quốc gia phải có chính sách phát triển hợp lí, phát triển kinh tế xã hội cân bằng giữa các vùng. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa phải gắn liền với phát triển nông nghiệp và những ngành kinh tế nông thông khác.
Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa giáo dục, không chỉ nâng cao đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư trong khu vực, chú ý đặc biệt đến những vùng sâu xa. Mạng lưới qui hoạch giao thông và hệ thống đô thị trong vùng phải được quan tâm phát triển thích đáng sẽ là những phương tiện hữu ích góp phần vào sự cân bằng của hệ sinh thái xã hội khu vực. (Theo Môi trường trong qui hoạch xây dựng, NXB Xây dựng)
Từ khóa » Các Loại Hình Di Cư
-
DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG ...
-
Các Lý Thuyết Về Di Cư Và Vận Dụng Trong Chính Sách đối Với đồng ...
-
[PDF] DI CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM | UNFPA Vietnam
-
Các Hình Thức Di Cư - Tài Liệu Text - 123doc
-
THÔNG TIN HỘI THẢO QUỐC TẾ: Về Lao động Di Cư Trong Nước
-
[PDF] Giới Và Tiền Chuyển Về Của Lao động Di Cư
-
[PDF] ĐIỀU TRA DI CƯ NỘI ĐỊA QUỐC GIA 2015
-
Di Dân Là Gì ? Khái Niệm Về Di Dân, Lý Do Di Dân. - Luật Minh Khuê
-
[DOC] 1. KHÁI NIỆM VỀ DI DÂN 1.1. Định Nghĩa Di Dân
-
[DOC] CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH DI CƯ
-
[PDF] Nghiên Cứu Vấn đề Về Giới Trong Di Cư Trong Nước Và Tái Cơ Cấu Kinh ...
-
Lao động Di Cư (Văn Phòng Hà Nội) - ILO
-
[PDF] Di Cư Lao động Hợp Pháp Và Thị Trường Lao động - ILO