Đi Săn Bẫy Thú Rừng - Nghề Nguy Hiểm | Tài Liệu Du Lịch
Có thể bạn quan tâm
Cảm giác khi truy đuổi một con thú trong rừng là một cảm giác nếu ai từng trải qua thì thấy rằng rất khoái, hay nói cách khác là “cảm giác chiến thắng” xâm chiến trong toàn bộ con người khi đi săn.
Nói chung đánh bẫy thì hồi hộp, còn đi săn thì vừa hồi hộp vừa mong chờ và vừa lo lắng… tất cả hoà quyện vào trong một con người khi chúng ta tham gia vào các cuộc săn. Xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, con người ban đầu đi săn chỉ để thoả mãn nhu cầu thực phẩm, lâu dần dư dả, thì đi săn để bán trao đổi các sản vật khác. Trên thế giới, thường xuyên có những cuộc thảm sát thú từng, nhất là vào khoảng thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, trong đó người Tân Ban Nha và người Bồ Đào Nha là những quốc gia tham gia nhiều nhất.
Buflo Bill từng nổi tiếng trên thế giới vì đã lập kỷ lục cho mình khi một mình bắn hạ 20.000 con bò rừng để lấy lông. Ngoài ra có các cuộc săn hải cẩu, săn cá voi, săn cáo, săn chim… tất cả cuộc săn thì kết cục là những cuộc tàn sát đẫm máu.
Còn riêng Việt Nam, đi săn đối với tầng lớp nông dân là cuộc sống còn đối với vua chúa là một hình thức giải trí lành mạnh mang tính chất khẳng định . Các vua chúa thường khi xuất hành đi săn thì có quân lính hộ tống, vua cưỡi voi hay cưỡi ngựa, trong khi đó, các quân lính có nhiệm vụ xua các con thú cho vua dùng tên bắn phát đầu tiên. Hay nói cách khác vua ngự đi săn là nhằm giải trí. Còn trước đây, chúng ta có các phường săn, trong đó có người đứng đầu, tổ chức săn và có nhiệm vụ chia đều thành quả của chuyến đi ấy sao cho không mất lòng nhau.
Đến bây giờ, nghề săn chỉ còn le lói ở tại một số địa phương, nhưng chủ yếu là đi theo hình thức cá nhân được trang bị súng hiện đại, tầm sát thương cao, có thể tiêu diệt con mồi ở khoảng cách khá xa. Quan trọng là bây giờ thú rừng khan hiếm và đang cấm săn bắn thú rừng.
Thú trong tự nhiên thì có hai cách để bắt
+ Đánh bẫy :
Tuỳ theo mỗi dân tộc, địa phương mà họ có cách đánh bẫy khác nhau. Nhưng chung quy lại là tìm cách bắt giữ con mồi trong một thời gian dài, trong trạng thái còn sống hoặc bị thương.
Bẫy truyền thống:
Họ theo dấu con thú như dấu cọ vào cây, dấu chân để lại, người ta đào những cái hầm, sau đó nguỵ trang bằng một lớp đất mỏng trên hầm, rào xung quanh sao cho con thú ấy bắt buộc phải đi qua lối ấy mà sập xuống hầm. Cách thức này tuy cổ truyền, nhưng lại rất hiệu quả, tuy chỉ tốn thời gian khá nhiều cho khâu chuẫn bị. Cách bắt thú này chủ yếu là để bảo vệ nương rẫy. Chủ yếu là những thú lớn như lợn rừng, hoẵng, nai
Ngoài ra còn có cách bẫy treo mà chúng ta thường coi trong các phinm phiêu lưu mạo hiểm, tức là dùng một cành cây là một cách tay lực chính, trên cây ấy có cột một dây thòng lọng, họ dùng sức kéo cành cây xuống, gài vào một cơ quan bí mật gọi là con lẫy, hay gọi theo chuyên của ngôn ngữ phường săn là con lanh hay cái lưỡi gà. Khi con thú đi ngang qua, dẫm phải con lanh thì cơ quan tự buông cành cây dây thòng lọng được rút lên kéo theo con thú đã dính bẫy. Thường muốn đánh bẫy theo cách này thì phải canh luồng thú di chuyển hay tạo trong rừng một lối đi giả, nhằm dụ con thú đi vào.Một cách rất cổ là dùng thuốc độc ( cây mã tiền, lá cây có độc tố ) trộn chung với mồi, nhưng phương cách này nguy hiểm cho tính mạng người ăn thịt thú, cho nên đã bỏ,
Cách đánh bẫy theo phương pháp hiện đại,
Họ dùng sắt thép, uốn thành một cái khung, trong đó, có các lò so có thể kéo căng hai khung tạo nên một tư thế rút dây qua lổ, dùng phương pháp “con lanh”. Nhưng cách nay là cho con thú tha bẫy đi, trên mỗi cái bẫy như vậy, họ cho cột thêm một khúc cây, cứ theo dấu con thú tha bẫy mà lần theo , con thú thường tha bẫy khoảng trong phạm vi 3 km, là phải đứng lại, vì bẫy rất vướng, có nhiều con thú bị bẫy xiết có thể đứt chân, nhờ vậy mà thoát được. Khi phát hiện ra con thú đang bị mắc bẫy, người đánh bẫy có thể dùng phương pháp tấn công vòng, tức là làm cho con thú kiệt sức, hai là nhờ sự hỗ trợ của người khác và chó. Những người có kinh nghiệm thì dù môt dấu vết nhỏ để lại trên măt đất cũng đủ để họ phát giác ra con thú đang mắc bẫy của họ rồi. Thướng thú có sừng khó phát hiện hơn vì chúng hay nhảy cho nên phải kiên trì khi truy tìm dấu vết.
ĐI SĂN :
Săn thú rừng là một niềm đam mê của một số người, có người đã bỏ cả 2/3 cuộc đời để đi săn. Điều đó cho thấy, săn bắn là một thú vui và có sức cuốn hút kỳ lạ.
Có nhiều cách đi săn:
Săn theo cách truyền thống của người Việt Nam.
Săn theo phường:
Hiện nay một số địa phương còn giữ lại như Daklak, Bình Thuận, Lâm Đồng một số huyện ở miền núi phía bắc và dọc tuyến miền trung. Nghề săn cũng có tính truyền thống, đời cha truyền cho đời con. Nói tóm lại, ở đâu có rừng núi, ở đó tồn tại nghề săn.
Người đi săn theo cách truyền thống thường có sự chuẫn bị rất kỹ lưỡng : chó nuôi từ 3 – 5 con, trong đó các con chó được lựa chọn một cách kỹ lưỡng theo tiêu chuẫn như : chân lớn, mũi to, bụng thon, tai cụp, dáng đi hai hàng, ngực nở mông xẹp. Chó giỏi là chó biết đánh hơi kiên trì đeo bám con mồi, đồng thời phải biết cách lùa con thú về gần cho chủ.
Thường khi người đi săn chuẫn bị chó và tập trung lại. Bên cạnh đó còn có các dụng cụ đi săn kèm theo như: lao để tấn công tầm xa, dao quắm. Trong một tháng chỉ đi nhiều nhất là ba lần. Số lần như vậy là có nguyên do, nhưng nguyên do chính là do khi vào rừng, sự náo động của bầy chó và sự sục sạo của chúng sẽ làm cho các con thú di chuyển vào sâu hơn hay đi qua vùng khác, việc chia thời gian nhằm tạo thời gian yên lặng trong rừng để thú “tụ” về
Những cơm mưa đầu mùa thường là thời điểm để săn các loại thú ăn cỏ, còn săn cuối mùa thường săn các loại thú ăn tạp như : heo rừng, chồn, cheo, kỳ đà, thỏ…thường thì vào cuối mùa rẫy thú rừng phong phú hơn. Đến rừng, thường người thợ săn xua chó đi sâu vào rừng và tự đánh hơi, thường chó săn hay là chó có thể đánh hơi con mồi khi đã qua nữa tiếng đồng hồ trước. Căn cứ vào tiếng chó sủa, mà người thợ săn có thể phát hiện ra con mồi là dạng thú gì, có thể ở hang, leo cây, hay chó đang vây .
Đang đi, nhưng thấy chó bỏ cuộc săn chạy về lại với chủ với dạng điệu sợ hãi thì người săn cũng bỏ cuộc săn mà tranh thủ rút ra khỏi khu vực”báo động”. Thường khi như vậy là gặp gấu, hổ, hay có báo trước mặt. Vào khi trời bắt đầu mưa, người ta tổ chức một cuộc săn đầu năm, khi bắt được con mồi thì làm thịt tại chỗ và tạ ơn thần núi đã cho họ một mùa săn trọn vẹn. Người lớn nhất trong phường săn sẽ dùng miếng đầu tiên.
Săn theo kiểu hiện đại :
Khi Việt Nam du nhập súng vào thì nghề đi săn lai có một cách săn mới. Mà cách này, vua Bảo Đại rất mê, còn cá nhân có súng săn: carbin ( súng có độ sát thương cao, bắn thú lớn,) ckc, hoặc garant Giờ có súng chyên dụng, có ống ngắm, những đắt tiền, đa số người đi săn súng, phải biết súng, quen, trong ngành.. Luật săn:
Người tham gia không quá 4 người
Thời gian: khoảng 19h – 3h
Chuẩn bị: thường trước khi đi săn phải tắm rửa sạch sẽ, bôi kem đánh răng vào đầu ruồi của súng, mục đích là để đầu ruồi súng sáng mà không có một loại hoá chất nào hiệu quả bằng.
Sau 19 giờ đêm thì bắt đầu khởi hành.
Trước khi đi, đang ăn cơm mà rớt đũa, thì cuộc săn đó hủy, vì báo hiệu xui xẻo
Súng săn thường là cacbin, CKC, vì những loại súng này có tầm sát thương cao. Họ trang bị đèn pin đội đầu, có ánh sáng tốt co thể chiếu sáng được mấy tiếng đồng hồ.
Người đi săn bằng súng phải có kinh nghiệm trong vấn đề xác định phương hướng và bình tĩnh. Người đi cùng phải gan dạ, và thường không phát ra những âm thanh ngoài ý muốn: trời gì mà tối ghê quá, mỏi chân quá, trời ơi tiếng gì ghê vậy… Vì buổi tối trong rừng, tối đen như mực, nhiều khi đưa bàn tay lên không thấy
* Trời sáng trăng: không đi săn: thú rừng sẽ thấy mình, đèn pin sẽ không sáng sâu, và thường đêm trăng: đi hay gặp ma Dùng phương pháp chiếu đèn vào ban đêm, dưới ánh sáng tập trung của đèn thì mắt thú sẽ hiện rõ lên như : mắt nai xanh, mắt chồn đỏ, mắt cheo đỏ, mắt cọp là mắt đỏ…một số con thú khi gặp ánh đèn thì có hiện tượng “ đóng đèn”, nhưng một số khác thì không có phản ứng gì.
Khi soi thấy con thú, chẳng han như nai, người thợ săn ban đêm sẽ soi thẳng vào trong mắt của nó, sau đó thì đưa súng lên ngắm, khi ngắm kĩ, thì tắt đèn và bắn liền. Người đi săn bình thừơng thì không bắn cọp. Vì muốn bắn cọp phải co súng lớn, có kinh nghiệm mới săn được ông ba mươi. Khi 1 người đi theo con mồi, những người khác phải đứng yên, nếu đi là đi cùng nhau, không phải mỗi người đi mỗi hướng, vì có thể bắn vào nhau, tình trạng này diễn ra thường xuyên với người non nghề
Săn cọp:
Cọp là một loại thú khôn ngoan, khi bị pha đèn, chúng rất thích giỡn đèn, nếu ở xa, người bắn có thể “rê” đèn đề dụ vào tầm bắn Việc đầu tiên gặp cọp, người bắn phải đi xuống dưới hướng gió, vừa đi vừa chiếu đèn thường thì khi chiếu đèn vào mặt cọp, chúng ta chỉ thấy một con mắt, vì cọp sẽ dùng một chân trước che con mắt và liên tục đổi chân, nếu việc gì xảy ra vịêc gì thì trong khoảng khắc vẫn còn một con mắt không bị chói. Cọp là một loại thú rất thích giỡn với đèn, có nhiều khi chúng ngồi bên bờ suối vớt trăng, cứ thấy trăng tròn thì đưa tay xuống vớt, cứ đụng nước thì trăng tan ra, cứ như vậy có khi ngồi suốt đêm mà không đi tìm mồi.
Khi bắn cọp phải lựa vị trí, hai gò đất hay hai gốc cây gần nhau, sau khi canh kỹ, tắt đèn, bóp cò súng, súng nổ thì phải di chuyển qua chổ mới đã chuẫn bị trước đồng thời bắn liền về vị trí ban đầu. Vì cọp khi nghe tiếng súng, dù có bị bắn trúng hay không trúng thì đều tấn công ngay đối thủ, là phóng tới ngay vị trí người nổ súng.cho nên không phải ai cũng có thể bắn đươc cọp.
Thường thì người thiện xạ, sẽ bắn vào tam tinh, người chắc ăn thì bắn dưới yết hầu ( vị trí tim) Khi cọp chết, người ta sẽ đốt râu ngay – vì sợ có người làm bùa, ngãi
Bẫy cọp:
Phương pháp truyền thống là dùng thịt tươi, treo lên, trong thịt sẽ lấy nhân hạt mã tiền nướng lên ( cực độc) bỏ vào bên trong, treo lên nhằm tránh những con thú khác ăn, cọp ăn xong sẽ trúng độc: cào, gầm, ói máu người ta theo dấu mà bắt cọp Thường thì đầu trăng hoặc cuối trăng mới dùng phương pháp này, vì giữa trăng cọp chưa đói, hoăc đang mê vớt trăng, sẽ không đi kiếm mồi.
Bẫy lồng: làm lồng cứng, treo thịt, dụ cọp vô sập bẫy, loại bẫy này mất công, và nguy hiểm đồng thời phải biết vùng nào có cọp. Bẫy kẹp, thòng lọng: hên xui, vì cọp không đi trên 1 lối thường là đặt bao vây con mồi, để cọp vô, khi dính bẫy, cọp tha đi, sẽ dính thêm bẫy, nên phương pháp này tốn kém và cần nhiều người – thường khi săn đc cọp: người ta sẽ làm thịt ngay tại chỗ: lột da, lấy vuốt, bỏ thịt thịt hôi, dai, nên không ăn lấy răng cọp – giờ chắc thịt cọp là món cao cấp quá,
Xương cọp sẽ nấu cao: là bỏ xương vô chảo gang lớn, nấu ngày nấu đêm, lửa riu rìu, nấu liên tục đến khi nào cầm cục xương lên mà viết đc như phấn thì hạ lửa, giã nát, lọc kỹ lấy nước, cô đăc: thành cao hổ Tại sao phải nấu ngoài rừng: vì mùi xương nói chung: gấu, khỉ, cọp khi nấu lên tanh cực kỳ , sau 1 mẹ cao hổ, rừng sẽ yên lặng trong khoảng 1 tháng, vì mùi cọp bay đi, các con thú khác sẽ bỏ đi qua chỗ khác. Mà nấu ở nhà thì hàng xóm người ta chửi cho
Mở rộng xíu:
Bắn heo rừng:
Muốn bắn lợn rừng thì thợ săn chuẫn bị thêm hai đèn nhấp nháy, khi rình lợn rừng thì công phu hơn nhiều, vì trong giới hạn nào đó, thú rừng nói chung và lợn rừng nói riêng có những giác quan đặc biệt, chúng có thể phát hiện mùi lạ trong gió và phân biệt được sự nguy hiểm, cho nên khi bắn lợn rừng phải đứng dưới gió ,
Có khi muốn bắn lợn rùng thì phải nằm trong sương xuống sao cho thấm sương đêm như vậy mới át được “mùi người”. Vì lợn rừng không “đóng ” đèn, tức là ánh đèn không làm nó đứng yên, cho nên phải gây sự chú ý cho chúng bằng một hình thức khác, mà phải bắn bằng đạn lớn, bắn phía dưới yết hầu hay vào màng tang của lợn, vì da lợn rừng rất dày.
Gấu:
Trong rừng mà gặp gấu thì chỉ có một cách đứng im mới không bị tấn công. Gấu là loại thú có đặc điểm tấn công con mồi động đậy.
Vào ban đêm không thấy gấu đi kiếm ăn. Khi ban ngày gặp gấu đang say mật ong, cứ việc lấy dây trói lại, nếu muốn lấy mật thì đợi gấu tỉnh lại thì mật mới “tụ “ về, và đâm chết ngay.
Điều cấm kị
– trong khi đi săn bằng súng là bắn được thú mà vác trên lưng,
– tránh xa khu vực mới bắn thú xong mà có máu chảy.
– Trong khi di chuyển thì một người đi theo con thú, một người đứng yên
– trong trường hợp mà con thú nặng quá hai người khiêng không được thì người ở lại phải tháo một viên đạn và đốt lên trong gió, nhằm át mùi máu của con mồi, như vậy sẽ tránh trường hợp thú ăn thịt tìm đến nơi có mùi máu. Ôi, mỏi tay quá, nghỉ tiếp đây. Anh em có thắc mắc thì hỏi nha. Cảm ơn đã xem bài
Bài mùa sau: rừng và những điều kỳ thú
Từ khóa » Cách đi Săn Thú Rừng
-
Chuyện đi Săn Thú Rừng ở Mỹ (Phần I) | Candy Can Cook
-
HOẠT ĐỘNG SĂN BẮT THÚ RỪNG CỦA NGƯỜI BRU - VÂN KIỀU ...
-
KHU RỪNG ĐÁNG SỢ - Thợ Săn • Tập 3 - YouTube
-
Đi Săn Thú Rừng Và Cái Kết Thật Là Không Tưởng - YouTube
-
Săn Bắt Thú Rừng - Thử Thách Kiếm Thức ăn Với Ná Bắn Chim - Lạ Vlog
-
Hành Trình Săn Bắn Sóc,Chim Và Thú Rừng. - YouTube
-
Ngăn Chặn Săn Bắt Thú Rừng Mùa Khô - Báo Đồng Nai điện Tử
-
Cuộc Sống đơn Giản - Hướng Dẫn Cách Bắn Nỏ đi Săn Thú Rừng
-
Săn Thú Trong Rừng Cấm - Tuổi Trẻ Online
-
Ðủ Cách "tận Diệt" Thú Rừng
-
Mang Súng đi Săn Thú Rừng Vô ý Làm Chết Người | Huyện Đình Lập
-
Chập Chờn Tiếng Hoẵng - Báo Nhân Dân
-
Tục đi Săn Bắn Của Dân Tộc Nùng ở Lạng Sơn (Vi Đức Hồi)
-
MÙA SĂN BẮN CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ - Bảo Tàng Đắk Lắk