Đi Tìm Lời Giải Cho Băn Khoăn Tại Sao Bị Nghẹt Mũi Khi đi Ngủ | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Nghẹt mũi là gì và tại sao bị nghẹt mũi khi đi ngủ
1.1. Thế nào là nghẹt mũi
Nghẹt mũi là hiện tượng niêm mạc mũi bị tổn thương hoặc viêm nhiễm dẫn đến sưng tấy, chất dịch nhầy nhiều lên cản trở đường vào của không khí. Khi ấy, một hoặc cả hai bên mũi sẽ bị tắc nghẽn gây nên cảm giác khó khăn khi thở bằng mũi và thường xuyên phải dùng miệng để thở.
Nghẹt mũi gây khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và công việc
1.2. Tại sao lại bị nghẹt mũi khi đi ngủ
Có một tình trạng chung dễ thấy là số đông mọi người không biết tại sao lại bị nghẹt mũi khi đi ngủ. Thực tế cho thấy hiện tượng này thường xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Dị tật bẩm sinh
Trẻ sơ sinh thường rất dễ bị hiện tượng này khi cửa sau mũi có một tấm màng mỏng hoặc một khối xương bín kín. Vì thế trẻ có thể bị nghẹt một hoặc cả 2 bên mũi không thở được.
- Một số bệnh lý
+ Viêm xoang
Đây là tình trạng lớp niêm mạc lót phía bên trong các xoang bị viêm do nhiễm trùng sau khi cảm cúm gây ra hiện tượng tăng tiết dịch và chảy dịch từ xoang qua khe mũi gây nên hiện tượng nghẹt mũi khi đi ngủ.
+ Viêm mũi dị ứng
Có một số người cơ địa vô cùng nhạy cảm với biến đổi từ khí hậu hoặc môi trường ô nhiễm nên bị viêm mũi dị ứng với các triệu chứng: mũi ngứa, sổ mũi, hắt hơi liên tục,... Nhiều người khi bị như vậy không biết tại sao bị nghẹt mũi khi đi ngủ đến khi đi khám mới biết mình bị viêm mũi dị ứng.
+ Cảm cúm
Bị nghẹt mũi khi đi ngủ do cảm cúm là tình trạng khá phổ biến và thường kèm theo các triệu chứng: đau đầu, sốt, mệt mỏi, người đau nhức. Thường thì cảm cúm sẽ kéo dài 7 - 10 ngày và khi hết cảm cũng sẽ hết nghẹt mũi.
+ Viêm Amidan
Đây là bệnh lý xảy ra do vi khuẩn tích tụ trong các dịch mũi còn tồn đọng và hố amidan gây tắc nghẽn hô hấp nên cũng là một trong những căn nguyên giải thích cho tình trạng tại sao bị nghẹt mũi khi đi ngủ.
Các tác nhân gây dị ứng bên ngoài cũng có thể gây ngạt mũi khi ngủ
+ Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi các loại thức ăn trong dạ dày chảy ngược lên trên họng và có cả trường hợp trào lên mũi. Nhiều nghiên cứu cho thấy viêm mũi và bệnh lý này có mối liên quan với nhau và dễ bị trào ngược nặng về đêm khi tư thế ngủ dễ tạo điều kiện cho dòng chảy ngược chiều, từ đó khiến người bệnh bị nghẹt mũi khi nằm ngủ.
- Một số tác nhân bên ngoài
Ngoài những nguyên nhân trên đây thì tại sao bị nghẹt mũi khi ngủ còn có thể giải đáp rằng đó là do sự tác động của các tác nhân bên ngoài như: khói thuốc lá, lông thú, phấn hoa, nấm mốc,... kích thích làm lỗ mũi bị sưng nề vào ban đêm và nghẹt mũi.
2. Cách giảm nghẹt mũi khi đi ngủ
Hầu hết các trường hợp nghẹt mũi khi đi ngủ không quá nguy hiểm nhưng nếu cứ để kéo dài nó sẽ trở thành rào cản cho cuộc sống hàng ngày, chuyển sang giai đoạn mãn tính hoặc ảnh hưởng đến hệ hô hấp gây biến chứng không tốt cho sức khỏe. Các tác hại cần đặc biệt chú ý có thể kể đến như: mất ngủ gây mệt mỏi thể chất và tinh thần; não thiếu oxy nên dễ bị đau đầu, chóng mặt; suy nhược cơ thể; viêm họng; viêm thanh quản; viêm phế quản,... Đặc biệt, nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ càng cần được chú ý hơn vì nó ảnh hưởng đến khả năng bú, giấc ngủ và sự phát triển của trẻ.
Muốn nhanh chóng chấm dứt tình trạng này tốt nhất người bệnh nên tìm ra nguyên nhân tại sao bị nghẹt mũi khi đi ngủ để có biện pháp chữa trị phù hợp. Ngoài ra, các biện pháp sau cũng có thể hạn chế hiện tượng này:
Biết được tại sao bị nghẹt mũi khi đi ngủ nên kê cao đầu giúp mũi dễ chịu và dễ ngủ hơn
- Nằm ngủ kê cao đầu và tránh ăn khuya, không mặc quần áo quá chật để tránh tạo điều kiện cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản phát triển.
- Tránh xa khói thuốc lá nếu bị ngạt mũi do viêm xoang vì nó sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.
- Tạo hình vách ngăn mũi, cắt bỏ khối u hoặc polyp,… nếu đó là nguyên nhân gây bất thường cấu trúc mũi và nghẹt mũi.
- Điều trị triệt để tình trạng viêm xoang.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên để làm loãng dịch nhầy trong mũi và loại bỏ bớt kháng nguyên bám ở bề mặt mũi.
- Tránh căng thẳng kéo dài kết hợp với vận động thể thao nhẹ nhàng.
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và cần thông báo với bác sĩ nếu thuốc có gây ra tác dụng phụ.
- Xông mũi bằng tinh dầu hoặc nước muối sinh lý để giúp đường thở được thông thoáng, nhờ đó mà dịch nhầy loãng bớt, cải thiện được tinh thần.
Như đã chia sẻ ở trên, có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng ngạt mũi. Vì thế muốn chấm dứt tình trạng ấy, cách duy nhất là phải tìm ra chính xác căn nguyên tại sao bị nghẹt mũi khi đi ngủ để có các xử lý phù hợp. Bên cạnh đó, không phải ai cũng chung căn nguyên làm xảy ra hiện tượng này nên tuyệt đối không nên nghe lời khuyên hay kinh nghiệm chữa trị từ người khác rồi áp dụng cho mình, điều ấy dễ làm bệnh nặng hơn và thậm chí còn khiến cho việc điều trị sau này khó đạt kết quả tốt.
Bài viết trên đây hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc trong quá trình tham khảo nguyên nhân gây nên hiện tượng nghẹt mũi khi ngủ. Nếu còn băn khoăn hay cần tư vấn thêm, bạn đọc có thể gọi tới tổng đài của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được chuyên viên y tế lắng nghe vấn đề từ đó có căn cứ để đưa ra biện pháp hỗ trợ tốt nhất.
Từ khóa » Khi Nằm Xuống Bị Nghẹt Mũi
-
Tại Sao Lại Bị Nghẹt Mũi Khi Nằm Ngủ | Vinmec
-
Hễ "Nằm Xuống Là Bị Nghẹt Mũi" Là Bị Gì, Làm Sao Chữa?
-
Cách Hết Nghẹt Mũi Khi Ngủ Ngay Lập Tức Giúp Bạn Yên Giấc Ngủ Ngon
-
Bị Nghẹt Mũi Khi Nằm Ngủ Phải Làm Sao?
-
Nghẹt Mũi Khó Thở Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì?
-
Nằm Xuống Nghẹt Mũi Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
-
Giải đáp Thắc Mắc Vì Sao Lại Có Hiện Tượng Bị Nghẹt Mũi Khi Nằm?
-
Cách Làm Hết Nghẹt Mũi Khi Ngủ Mà Bạn Nên Biết
-
11 Mẹo để Bớt Nghẹt Mũi Khi đi Ngủ
-
Những Giải Pháp Trị Nghẹt Mũi Khi Ngủ Hiệu Quả Thực Sự
-
“Đánh Bay” Nghẹt Mũi Về đêm Bằng Những Cách Hiệu Quả Cho Giấc ...
-
Nằm Tư Thế Nào để Có Thể Ngủ Khi Bị Nghẹt Mũi?
-
Vì Sao Bị Nghẹt Mũi Vào Ban đêm? Điều Trị Như Thế Nào?
-
Cách Làm Giảm Ngạt Mũi Khi Mắc COVID-19