Nằm Xuống Nghẹt Mũi Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
Có thể bạn quan tâm
Tình trạng nằm xuống nghẹt mũi
Hốc mũi có chức năng lưu thông không khí, lọc sạch, làm ấm và làm ẩm không khí khi hít vào. Nếu như hốc mũi bị tắc, không khí không thở qua mũi vào phổi mà phải thở bằng đường miệng, không khí qua miệng sẽ không được lọc sạch, làm ấm, làm ẩm khí hít vào, do vậy dễ gây ra viêm họng, viêm thanh quản, viêm khí phế quản và viêm phổi. Hơn nữa, mũi không thông còn ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ, hiệu suất làm việc, do đó không nên coi thường khi nghẹt mũi kéo dài.
Nằm xuống nghẹt mũi là dấu hiệu bệnh gì? Mũi không thông ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ
Tình trạng bệnh lý nằm xuống nghẹt mũi, nghiêng bên nào thì nghẹt bên đó, không chảy nước mũi, hít thở vào khó khăn là do bị viêm mũi xoang gây ra. Ngoài biểu hiện này ra còn kèm theo triệu chứng thi thoảng khạc ra dịch trong và có bọt, ít ho. Khi viêm mũi kéo dài sẽ làm cho niêm mạc mũi phù nề, tăng tiết đờm nhớt.
Chính vì bệnh lý này khiến họng hay có đờm, mũi nghẹt, đặc biệt là khi nằm nghiêng một bên.
Khi có các biểu hiện trên cần đến các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng thăm khám và điều trị. Ngoài việc trị liệu bằng thuốc phù hợp với nguyên nhân bệnh lý, bác sỹ sẽ thực hiện các phương pháp hút đờm nhớt của mũi xoang, xông mũi...
Lưu ý, trường hợp dùng thuốc không đúng cách sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn và có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm phế quản, viêm họng, viêm tai… Thậm chí dùng thuốc không đúng, có thể gây ra viêm loét dạ dày, dẫn đến bệnh lý trào ngược...
Nằm xuống nghẹt mũi là dấu hiệu của bệnh gì?
Nằm xuống nghẹt mũi có thể là biểu hiện của những căn bệnh dưới đây:
Viêm mũi cấp tính: thường tổn thương ở cả 2 bên mũi với triệu chứng là chảy mũi nhiều và ngạt mũi.. Chẩn đoán viêm mũi cũng như điều trị không khó.
Viêm mũi mạn tính: triệu chứng gần như viêm mũi cấp tính nhưng ngạt mũi không thường xuyên, ngạt tăng lên theo tư thế bệnh nhân nằm ngửa hay nghiêng. Chảy mũi hầu như thường xuyên nếu để lâu có thể làm giảm chức năng ngửi của mũi.
Nằm xuống nghẹt mũi có thể là dấu hiệu bệnh viêm mũi mạn tính
Viêm mũi quá phát: triệu chứng giống viêm mũi mạn tính nhưng có thể loại trừ bằng cách nhỏ mũi dung dịch gây co niêm mạc.
Polyp mũi: triệu chứng chính là ngạt mũi, ngạt mũi ngày càng tăng dần đưa tới tắc mũi. Thường lành tính và hay gặp.
Viêm xoang: triệu chứng nổi bật là đau kèm theo ngạt tắc mũi, chảy nước mũi vàng đục.
Bài liên quan Cách chữa ngạt mũi nhanh nhất ngay tại nhà Làm sao để hết nghẹt mũi khi mang thai? Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cóc mẳn Những thực phẩm chữa nghẹt mũi nhanh nhấtCách chữa trị nằm xuống nghẹt mũi hiệu quả
Kê cao đầu khi ngủ
Thông thường, triệu chứng nghẹt mũi sẽ trở nên tồi tệ hơn khi nằm. Vì vậy, nên kê gối cao đầu khi ngủ sẽ giúp thở dễ dàng hơn, điều này đem lại hiệu quả cao, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Gối đầu cao hơn với thân người để tạo với thân người một góc 15 độ hợp lý. Lưu ý, không nên gối đầu quá cao hoặc quá thấp sẽ không đem lại hiệu quả, thậm chí còn khiến cho tình trạng bệnh nặng thêm.
Uống một tách trà
Một tách trà nóng, hòa thêm một ít nước chanh tươi sẽ giúp giảm triệu chứng chảy nước mũi ngay lập tức (mũi bị nghẹt nước mũi chảy quá nhiều).
Đặc biệt trà gừng có thể giúp giảm được tình trạng đau cơ và tạo cảm giác thoải mái. Ngoài ra, trà hoa cúc cũng là một lựa chọn tốt giúp thư giãn, thoải mái hơn.
Nằm xuống nghẹt mũi là dấu hiệu bệnh gì? Nghẹt mũi nên uống trà gừng
Uống trà trước khi đi có tác dụng giúp ngon giấc. Tuy nhiên, nếu uống trà làm cho dạ dày khó chịu, có thể ăn một chút bánh mì nướng hoặc bánh quy giòn để làm dịu dạ dày.
Làm ẩm không khí
Không khí khô là một trong những tác nhân phổ biến gây viêm mũi, viêm xoang. Không những thế, nó còn khiến cho mũi bị khô rát, làm gia tăng các triệu chứng của bệnh và kéo dài thời gian điều trị.
Vì vậy có thể đặt một chiếc máy phun sương tạo ẩm với khoảng cách hợp lý tới giường ngủ để có thể xoa dịu chứng nghẹt mũi và giảm cơn ho.
Lưu ý: chỉ nên sử dụng một máy phun sương ở trong phòng ngủ của trẻ con, không nên đặt quá gần có thể gây phỏng da của bé. Chú ý vệ sinh máy sạch sẽ, để ráo nước máy phun sương hàng ngày để tránh ẩm mốc.
Cẩn thận khi sử sụng thuốc
Một số loại thuốc dùng để chữa viêm mũi xoang có chứa thành phần làm cản trở giấc ngủ. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Nằm xuống nghẹt mũi là dấu hiệu bệnh gì? Khi dùng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước
Không ăn nhiều sản phẩm từ sữa
Đối với 1 số người có cơ địa dị ứng, việc sử dụng các sản phẩm từ sữa như sữa, pho mát và sữa chua có thể làm đặc chất nhầy (làm đặc nước bọt, hoặc sinh đờm ở cổ họng) khiến cho các triệu chứng của viêm xoang, viêm mũi trở nên tồi tệ hơn.
Từ khóa » Khi Nằm Xuống Bị Nghẹt Mũi
-
Tại Sao Lại Bị Nghẹt Mũi Khi Nằm Ngủ | Vinmec
-
Hễ "Nằm Xuống Là Bị Nghẹt Mũi" Là Bị Gì, Làm Sao Chữa?
-
Đi Tìm Lời Giải Cho Băn Khoăn Tại Sao Bị Nghẹt Mũi Khi đi Ngủ | Medlatec
-
Cách Hết Nghẹt Mũi Khi Ngủ Ngay Lập Tức Giúp Bạn Yên Giấc Ngủ Ngon
-
Bị Nghẹt Mũi Khi Nằm Ngủ Phải Làm Sao?
-
Nghẹt Mũi Khó Thở Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì?
-
Giải đáp Thắc Mắc Vì Sao Lại Có Hiện Tượng Bị Nghẹt Mũi Khi Nằm?
-
Cách Làm Hết Nghẹt Mũi Khi Ngủ Mà Bạn Nên Biết
-
11 Mẹo để Bớt Nghẹt Mũi Khi đi Ngủ
-
Những Giải Pháp Trị Nghẹt Mũi Khi Ngủ Hiệu Quả Thực Sự
-
“Đánh Bay” Nghẹt Mũi Về đêm Bằng Những Cách Hiệu Quả Cho Giấc ...
-
Nằm Tư Thế Nào để Có Thể Ngủ Khi Bị Nghẹt Mũi?
-
Vì Sao Bị Nghẹt Mũi Vào Ban đêm? Điều Trị Như Thế Nào?
-
Cách Làm Giảm Ngạt Mũi Khi Mắc COVID-19