Dị ứng, Sốc Phản Vệ: Nhận Biết Và Xử Trí - Báo Sức Khỏe & Đời Sống

Dưới đây là số thông tin cần biết liên quan đến sự cố này.

Dị ứng thuốc

Theo trang tin y học Mỹ Healthline, dị ứng thuốc là phản ứng dị ứng với một loại thuốc. Với phản ứng kiểu này, hệ thống miễn dịch (HTMD) của cơ thể dùng để chống lại nhiễm trùng và sinh bệnh. Phản ứng  có thể gây ra các triệu chứng như phát ban, sốt và khó thở... Dị ứng thuốc chiếm từ 5-10% phản ứng tiêu cực với thuốc. Phần còn lại là tác dụng phụ của thuốc.

Thông thường, HTMD của cơ thể giúp bảo vệ chúng ta tránh khỏi bệnh tật. Nó được thiết kế để chống lại những tác nhân gây bệnh ngoại lai như vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng hay các chất nguy hiểm khác. Khi bị dị ứng thuốc, HTMD sẽ nhầm thuốc với tác nhân ngoại lai nói trên. Cụ thể, để đối phó với những gì được cho là mối đe dọa, HTMD tạo ra kháng thể. Đây là những protein đặc biệt được “lập trình” để tấn công “đối tượng xâm nhập” vào cơ thể. Phản ứng miễn dịch này dẫn đến viêm nhiễm, xuất hiện các triệu chứng như phát ban, sốt hay khó thở. Phản ứng miễn dịch có thể xảy lần đầu khi dùng thuốc, cũng có thể tái diễn, nhưng những lần sau thường nhẹ và không có vấn đề gì.

Các triệu chứng của dị ứng thuốc rất đa dạng từ nhẹ đến trầm trọng. Nếu nhẹ, thường khó nhận biết như phát ban nhẹ. Tuy nhiên, nếu nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng. Nó có thể gây ra sốc phản vệ (SPV) vì đây là một phản ứng toàn thân đột ngột. SPV có thể xảy ra vài phút, cá biệt, có trường hợp, xảy ra trong vòng 12 giờ sau khi dùng thuốc.

Các triệu chứng có thể bao gồm rối loạn nhịp tim, khó thở, sưng tấy, hay bất tỉnh. SPV có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời nên cần đưa ngay tới phòng cấp cứu gần nhất. Một số loại thuốc có thể gây ra phản ứng SPV trong lần đầu tiên sử dụng như morphin, aspirin, thuốc hóa trị liệu, thuốc nhuộm được sử dụng trong một số tia X...

sốc phản vệNhững triệu chứng điển hình xảy ra sớm như hốt hoảng, bồn chồn, khó thở, nhịp tim đập nhanh, phù nề thanh khí quản, suy tim cấp, trụy mạch

Nhóm thuốc kháng sinh như penicillin và kháng sinh sulfa như sulfamethoxazole-trimethoprim; aspirin; thuốc chống viêm không steroi. Chẳng hạn như ibuprofen, thuốc chống co giật như carbamazepine và lamotrigine; thuốc được sử dụng trong liệu pháp kháng thể đơn dòng như trastuzumab và ibritumomab tiuxetan; thuốc hóa trị như paclitaxel, docetaxel và procarbazine.

Cũng cần phân biệt giữa tác dụng phụ với dị ứng thuốc. Dị ứng thuốc chỉ ảnh hưởng đến một số người nhất định. Nó luôn liên quan đến HTMD và gây ra những tác động tiêu cực. Những tác dụng phụ có thể xảy ra ở bất kỳ người nào khi dùng thuốc. Ngoài ra, nó thường không liên quan đến HTMD. Tác dụng phụ là bất kỳ hành động nào của thuốc, có thể là hữu ích hoặc vô ích, không liên quan đến chức năng, cơ chế hoạt hóa chính của thuốc.Ví dụ, aspirin, được sử dụng để điều trị đau, thường gây ra tác dụng phụ có hại là đau dạ dày. Tuy nhiên, nó cũng có tác dụng phụ hữu ích là giảm nguy cơ đau tim và đột qụy. Acetaminophen (Tylenol), được sử dụng để giảm đau, cũng có thể gây tổn thương gan. Và nitroglycerin được sử dụng để mở rộng mạch máu, cải thiện lưu lượng máu, và có thể cải thiện chức năng tâm thần như một tác dụng phụ.

Dị ứng thuốc điều trị như thế nào?

Tùy thuộc vào mức độ phản ứng dị ứng của thuốc, có thể tránh hoàn toàn loại thuốc đó, thay thuốc hợp với cơ địa người dùng. Nếu nhẹ, bác sĩ vẫn có thể vẫn kê đơn thuốc đó, hoặc có thể kê một loại thuốc khác để giúp kiểm soát phản ứng của người dùng. Một số loại thuốc có thể giúp ngăn chặn phản ứng miễn dịch và giảm các triệu chứng như thuốc kháng histamine. Thuốc kháng histamine ngăn chặn việc sản xuất histamine và có thể giúp làm dịu các triệu chứng này của phản ứng dị ứng. Hoặc kê đơn dùng corticosteroid, giúp giảm viêm; hoặc kê thuốc giãn phế quản nếu dị ứng thuốc gây thở khò khè hoặc ho....

HTMD cơ thể có thể thay đổi theo thời gian, dị ứng sẽ thuyên giảm. Vì vậy, điều quan trọng là luôn làm theo hướng dẫn của bác sĩ về cách quản lý thuốc. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của dị ứng thuốc hoặc bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào do thuốc đang dùng, hãy trao đổi với bác sĩ về tiền sử dị ứng khi kê đơn. Cân nhắc việc mang theo thẻ hoặc đeo vòng tay hoặc vòng cổ để xác định bạn bị dị ứng thuốc. Trong trường hợp khẩn cấp, thông tin này có thể cứu mạng cho người bệnh.

Sốc phản vệ

Theo trang tin Mayoclinic (Mỹ) SPV là một tai biến dị ứng nguy hiểm, dễ gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời.  SPV là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhất, xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, khoảng 30 phút sau khi bệnh nhân dùng thuốc, ăn thực phẩm nhiễm độc hay độc tố tương tự.

Các triệu chứng lâm sàng của SPV rất đa dạng. Nặng hay nhẹ tùy vào mức độ nhạy cảm của cơ thể mỗi người, số lượng và tốc độ hấp thụ các chất kháng nguyên hoặc chất lạ đi vào cơ thể. Những triệu chứng điển hình xảy ra sớm như hốt hoảng, bồn chồn, khó thở, nhịp tim đập nhanh, phù nề thanh khí quản, suy tim cấp, trụy mạch. Thời gian diễn biến của SPV thường kéo dài từ vài giây cho tới 30 phút, tốc độ sốc càng nhanh thì tiên lượng càng xấu.

Sốc nhẹ như lo lắng, sợ hãi, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, ho, khó thở, đau quặn vùng bụng, tê ngón tay, toàn thân mệt mỏi, đại tiện và tiểu tiện không kiểm soát được. Nếu trung bình thường có các biểu hiện như hoảng hốt, ngứa ran, choáng váng, khó thở, khắp người nổi mề đay, co giật hoặc hôn mê, chảy máu mũi, chảy máu dạ dày và ruột. Kèm theo đó là các triệu chứng như da tái nhợt, môi thâm, niêm mạc tím tái, đồng tử giãn, tim đập yếu, mạch nhanh nhỏ khó bắt và không đo được huyết áp. Ở thể nặng, có thể xảy ra trong những phút đầu tiên với tốc độ chớp nhoáng, khiến bệnh nhân bị hôn mê, da tím tái, ngạt thở, không đo được huyết áp và sau ít phút có thể tử vong, rất hiếm trường hợp kéo dài được vài giờ. Những diễn biến muộn xảy ra sau SPV cần lưu ý, bao gồm:  viêm thận, viêm cơ tim dị ứng, viêm cầu thận. Những biến chứng này rất nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh, có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây SPV rất đa dạng, chủ yếu là do thuốc theo mọi con đường đi vào cơ thể như tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, uống hoặc xông... Trong số này, đường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất. Đặc biệt là các loại thuốc giãn cơ, chống viêm giảm đau, cản quang, gây tê, gây mê như  thuốc ibuprofen, naproxen, aspirin; chất tương phản tĩnh mạch được sử dụng trong một số cận lâm sàng hình ảnh dùng tia X. Ngoài ra, còn phải kể đến thực phẩm, kể cả động vật lẫn thực vật, sữa, trứng, cá, chất phụ gia, côn trùng cắn v.v.

Chẩn đoán xác định theo thời gian sốc, triệu chứng, huyết áp bị tụt đột ngột ... Chẩn đoán phân biệt với phình động mạch chủ, nhồi máu phổi, nhồi máu cơ tim cấp, tràn dịch màng ngoài tim gây ép tim cấp, sốc nhiễm khuẩn, sốc giảm thể tích do mất nước hoặc mất máu nặng... Chẩn đoán nguyên nhân có thể làm các test da và test trong da như RAST, ELISA, định lượng các kháng thể IgA, IgG kháng thuốc...

Điều trị SPV tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, theo phác đồ bác sĩ như thuốc kháng sinh histamin và cortisone tiêm tĩnh mạch, giúp cải thiện khả năng thở và giảm viêm đường dẫn khí. Dùng epinephrine (adrenaline) giúp giảm các phản ứng dị ứng của cơ thể, thuốc đồng vận beta, chẳng hạn như albuterol có thể làm giảm các triệu chứng hô hấp, cho bệnh nhân thở oxy... Nên duy trì lối sống tích cực, ăn  uống cân bằng khoa học, cố gắng tránh các tác nhân gây dị ứng... Có thể mang theo ống tiêm epinephrine tự động nếu bản thân có điều kiện hoặc prednisone, thuốc kháng histamine để đề phòng trường hợp nguy hiểm.

Từ khóa » Dị ứng Gây Sốc Phản Vệ