Sốc Phản Vệ Là Gì? Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách điều Trị Cấp Tốc
Có thể bạn quan tâm
Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Tình trạng này có thể xảy ra trong vài giây hoặc vài phút sau khi bạn tiếp xúc với các tác nhân mà bạn dị ứng, chẳng hạn như thực phẩm, một số loại thuốc hoặc bị ong đốt…
Bài viết sau của Hello Bacsi sẽ giúp bạn nhận biết được các triệu chứng sốc phản vệ và cách xử trí trong trường hợp này.
Sốc phản vệ là gì?
Sốc phản vệ là tình trạng phản ứng dị ứng cấp tính nghiêm trọng xảy ra khi hệ thống miễn dịch giải phóng một lượng lớn hóa chất có thể khiến bạn bị sốc – huyết áp giảm đột ngột và đường thở thu hẹp, gây tắc thở, làm gia tăng nguy cơ tử vong. Phản ứng dị ứng này thường xảy ra ngay khi bạn tiếp xúc với dị nguyên (thực phẩm, thuốc, độc tố từ côn trùng…) hoặc sau đó vài phút, gây tụt huyết áp đột ngột và tắc nghẽn đường thở dẫn đến suy hô hấp cấp.
Theo thống kê, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Cách xử trí sốc phản vệ là người bị sốc phản vệ cần phải đến ngay cơ sở y tế để được tiêm epinephrine.
Những dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ
Nhiều người thường thắc mắc triệu chứng sốc phản vệ là gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, các triệu chứng của sốc phản vệ thường được biết đến là:
- Các phản ứng trên da, bao gồm phát ban và ngứa và da đỏ bừng hoặc nhợt nhạt, tái xanh
- Tụt huyết áp (huyết áp thấp)
- Co thắt đường thở và sưng lưỡi hoặc cổ họng, có thể gây thở khò khè và khó thở
- Mạch nhanh và yếu
- Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy
- Chóng mặt, ngất xỉu…
Bạn có thể gặp các dấu hiệu, triệu chứng sốc phản vệ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biểu hiện của sốc phản vệ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
Sốc phản vệ do hành tây: Hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra!Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Triệu chứng và cách xử trí sốc phản vệ là gì? Câu trả lời là bạn cần lập tức đến bệnh viện nếu có bất kỳ biểu hiện nào như trên. Không nên chờ đợi xem các các triệu chứng có thuyên giảm hay biến mất hay không.
Nếu bạn thường xuyên bị dị ứng và có sẵn ống tiêm tự động epinephrine khi có một trong các dấu hiệu kể trên, hãy sử dụng ngay lập tức. Ngay cả khi các triệu chứng được cải thiện sau khi tiêm, bạn vẫn cần đến bệnh viện để đảm bảo các triệu chứng không tái phát, nhằm đảm bảo không có biến chứng sau sốc phản vệ nào khác xảy ra.
Việc chẩn đoán và xử trí lâu dài đối với tình trạng sốc phản vệ là rất phức tạp, vì vậy có thể bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ chuyên về dị ứng và miễn dịch học.
Nguyên nhân sốc phản vệ là gì?
Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò tạo ra các kháng thể chống lại các chất lạ nhằm bảo vệ cơ thể chẳng hạn như vi khuẩn hoặc virus tấ n công. Nhưng hệ thống miễn dịch của một số người lại phản ứng quá mức với các chất thường không gây ra phản ứng dị ứng (các chất vô hại).
Các triệu chứng dị ứng thường không đe dọa đến tính mạng, nhưng phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ. Thực tế là ngay cả khi bạn hoặc con của bạn chỉ bị phản ứng phản vệ nhẹ trước đây, vẫn có nguy cơ bị phản vệ nặng hơn sau một lần tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra vấn đề này, ví dụ như:
- Dị ứng thuốc: Dị ứng thuốc bao gồm thuốc kháng sinh, aspirin, dị ứng penicillin và các loại thuốc giảm đau không kê toa, thuốc cản quan tĩnh mạch (IV) được sử dụng trong một số xét nghiệm hình ảnh
- Dị ứng thực phẩm: Dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng, chẳng hạn như đậu phộng, hành tây, hạt cây (quả óc chó, quả hồ đào, hạnh nhân, hạt điều), lúa mì (ở trẻ em), cá, động vật có vỏ, sữa và trứng.
- Dị ứng với côn trùng đốt: Việc bị côn trùng đốt chẳng hạn như ong mật, ong vàng, ong bắp cày và kiến lửa… có thể là nguyên nhân sốc phản vệ ở một số người.
- Dị ứng mủ cao su
Một số dị nguyên ít phổ biến hơn gồm:
Theo các chuyên gia sức khỏe, ngoài các nguyên nhân sốc phản vệ kể trên, còn có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ sốc phản vệ bao gồm:
- Từng bị sốc phản vệ: Nếu bạn từng bị sốc phản vệ hay có người thân bị sốc phản vệ, nguy cơ bị phản ứng nghiêm trọng này sẽ tăng lên. Theo các chuyên gia về dị ứng và miễn dịch học các phản ứng trong tương lai có thể nghiêm trọng hơn phản ứng đầu tiên.
- Dị ứng hoặc hen suyễn: Những người mắc một trong hai tình trạng này đều có nguy cơ bị sốc phản vệ cao hơn.
- Một số điều kiện khác: Chúng bao gồm bệnh tim và sự tích tụ bất thường của một loại tế bào bạch cầu nhất định (chứng tăng sản bạch cầu).
Chẩn đoán và điều trị
Các thông tin cung cấp không phải là một sự thay thế cho bất kỳ tư vấn y tế nào. Luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh?
Để chẩn đoán bệnh sốc phản vệ, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi dưới đây để giúp chẩn đoán chính xác:
- Những loại thực phẩm đã ăn gần đây
- Các loại thuốc đã hoặc đang dùng
- Tiền sử dị ứng khi da của bạn tiếp xúc với nhựa, cao su
- Có bị côn trùng cắn hay không.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm da hoặc xét nghiệm máu để chẩn đoán dị ứng.
Những phương pháp nào dùng để điều trị sốc phản vệ?
Bác sĩ có dùng các loại thuốc và kỹ thuật y tế dưới đây để điều trị khi bị sốc phản vệ, bao gồm:
- Epinephrine (adrenaline): làm giảm triệu chứng phản ứng dị ứng của cơ thể
- Thuốc kháng histamin và cortisone tiêm tĩnh mạch: làm giảm viêm đường dẫn khí và cải thiện khả năng thở
- Một thuốc đồng vận beta (ví dụ như albuterol): làm giảm các triệu chứng hô hấp
- Cho dùng mặt nạ thở oxy.
Phòng ngừa nguy cơ sốc phản vệ như thế nào?
Theo các chuyên gia sức khỏe, cách tốt nhất để ngăn ngừa sốc phản vệ là tránh xa các chất gây ra phản ứng nghiêm trọng này, chẳng hạn như:
- Nếu có thể hãy đeo vòng cổ hoặc vòng tay cảnh báo y tế để cho biết bạn bị dị ứng với các loại thuốc cụ thể hoặc các chất khác.
- Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao, hãy luôn mang theo bên mình các loại thuốc chống dị ứng được kê đơn. Nếu bạn có ống tiêm tự động epinephrine, hãy kiểm tra ngày hết hạn và nhớ nạp đầy đơn thuốc trước khi hết hạn.
- Đảm bảo luôn thông báo cho bác sĩ điều trị hay dược sĩ về các phản ứng thuốc mà bạn đã gặp phải.
- Nếu bạn bị dị ứng với côn trùng đốt, hãy cẩn thận khi sinh hoạt ngoài trời. Mặc áo dài tay và quần dài nhưng không mặc màu sáng, hoa văn lòe loẹt, không đi chân trần trên cỏ, không sử dụng nước hoa hoặc kem dưỡng da có mùi thơm… Giữ bình tĩnh khi có côn trùng xuất hiện (nhất là ong), tuyệt đối không đập, đánh côn trùng. Sau đó, từ từ di chuyển ra xa.
- Nếu bạn bị dị ứng thực phẩm, hãy đọc kỹ nhãn của tất cả các loại thực phẩm bạn mua và ăn. Quy trình sản xuất có thể thay đổi, vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra lại nhãn của thực phẩm bạn thường ăn.
- Khi ăn ở ngoài, hãy hỏi từng món ăn được chế biến như thế nào và tìm hiểu xem nó chứa những thành phần gì. Ngay cả một lượng nhỏ thức ăn bạn bị dị ứng cũng có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu được sốc phản vệ là gì. Từ đó, mong rằng bạn cũng sẽ nắm được cách điều trị hiệu quả khi gặp phải tình trạng này.
[embed-health-tool-bmr]
Từ khóa » Dị ứng Gây Sốc Phản Vệ
-
Sốc Phản Vệ - Miễn Dịch Học; Rối Loạn Dị ứng - Cẩm Nang MSD
-
Sốc Phản Vệ Là Gì Và Thường Xảy Ra Trong Trường Hợp Nào? - Vinmec
-
Sốc Phản Vệ Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Chẩn đoán, Biến Chứng
-
Dị ứng Và Sốc Phản Vệ - Bệnh Viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang
-
Sốc Phản Vệ Là Gì Và Nguy Hiểm Như Thế Nào? - Medlatec
-
Sốc Phản Vệ - Benh Vien 108
-
Sốc Phản Vệ - Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Xử Lý Và Phòng Tránh
-
Nguyên Nhân Gây Ra Sốc Phản Vệ - Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Phản ứng Phản Vệ: Khái Niệm, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị • Hello ...
-
Dị ứng, Sốc Phản Vệ: Nhận Biết Và Xử Trí - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Phản Vệ Và Sốc Phản Vệ - Triệu Chứng Và Cách điều Trị - Báo Tuổi Trẻ
-
Sốc Phản Vệ (dị ứng) - Dieutri.Vn
-
Sốc Phản Vệ - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Sốc Phản Vệ Do Thuốc Là Gì? - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến Thức Y ...