​Dị ứng Thời Tiết, Xử Trí Thế Nào?

Về trang chủ VI EN Trang chủ GIỚI THIỆU Lãnh đạo đơn vị Chức năng, nhiệm vụ Tổ chức và cơ chế hoạt động Hệ thống tổ chức Y tế dự phòng TIN TỨC - SỰ KIỆN Tin địa phương Tin chuyên ngành Tin chỉ đạo Tin cũ HOẠT ĐỘNG Phòng chống bệnh truyền nhiễm Phòng chống bệnh không lây nhiễm Quản lý tiêm chủng an toàn sinh học Y tế cộng đồng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học Hợp tác quốc tế Chỉ đạo tuyến HỆ THỐNG VĂN BẢN Văn bản quy phạm pháp luật Thủ tục hành chính Văn bản chỉ đạo điều hành Văn bản dự thảo - góp ý HÀNH CHÍNH ĐIỆN TỬ Thư điện tử công vụ Hệ thống văn bản điện tử vi en
  • home home
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
    • Lãnh đạo đơn vị
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Tổ chức và cơ chế hoạt động
    • Hệ thống tổ chức Y tế dự phòng
  • TIN TỨC - SỰ KIỆN
    • Tin địa phương
    • Tin chuyên ngành
    • Tin chỉ đạo
    • Tin cũ
  • HOẠT ĐỘNG
    • Phòng chống bệnh truyền nhiễm
    • Phòng chống bệnh không lây nhiễm
    • Quản lý tiêm chủng an toàn sinh học
    • Y tế cộng đồng
    • Đào tạo - Nghiên cứu khoa học
    • Hợp tác quốc tế
    • Chỉ đạo tuyến
  • HỆ THỐNG VĂN BẢN
    • Văn bản quy phạm pháp luật
    • Thủ tục hành chính
    • Văn bản chỉ đạo điều hành
    • Văn bản dự thảo - góp ý
  • HÀNH CHÍNH ĐIỆN TỬ
    • Thư điện tử công vụ
    • Hệ thống văn bản điện tử

Thứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM

11 / 1 / 2021

Tin tức

Tin tức

  • Tin cũ

​​Dị ứng thời tiết, xử trí thế nào?

02/01/2020 In bài viết

  • Video
  • Album

Hiện nay, dị ứng thời tiết là bệnh lý rất thường gặp. Các triệu chứng dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa. Dị ứng thời tiết gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Hiện nay, dị ứng thời tiết là bệnh lý rất thường gặp. Các triệu chứng dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa. Dị ứng thời tiết gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết thực chất là hiện tượng xảy ra đối với cơ thể chúng ta vào những thời gian chuyển mùa, do thay đổi nhiệt độ đột ngột nóng - lạnh hoặc độ ẩm ảnh hưởng đến sự phát triển của dị nguyên nấm mốc hoặc thay đổi nồng độ phấn hoa trong không khí, tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể. Rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến dị ứng thời tiết. Từ đó sẽ xuất hiện các phản ứng dị ứng, sản sinh ra hàng loạt kháng thể, chất hóa học trong cơ thể nhằm chống lại các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài, gây hại cơ thể. Cơ chế sản sinh histamin cũng là hoạt động quan trọng trong hệ miễn dịch cũng gây ảnh hưởng nhất định đến tình trạng dị ứng. Người bị dị ứng thời tiết khi tiếp xúc với các yếu tố bất lợi sẽ xuất hiện các triệu chứng dị ứng rất nhanh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Khi cơ thể chúng ta tiếp xúc với sự thay đổi của môi trường gây ra hiện tượng dị ứng thời tiết. Mỗi cá thể khác nhau sẽ phản ứng khác nhau trước tác nhân gây dị ứng thời tiết và mức độ dị ứng cũng khác nhau sẽ dẫn đến những biểu hiện khác nhau. Đối với dị ứng thời tiết nóng, cơ thể vào thời gian này sẽ tiết ra mồ hôi nên da của chúng ta sẽ luôn trong trạng thái ẩm ướt dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, làm bệnh dị ứng ngày càng nặng hơn. Dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ là hiện tượng xảy ra vào mùa đông, nhiệt độ hạ thấp làm không khí trở nên khô hơn là nguyên nhân khiến tình trạng dị ứng xảy ra. Thậm chí những lúc trời mưa hoặc có gió cũng có thể xảy ra tình trạng dị ứng thời tiết này. Dị ứng thời tiết đặc trưng bởi những dấu hiệu như dị ứng thời tiết nổi mề đay và dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ. Dị ứng thời tiết bao gồm dạng cấp tính và mạn tính. Nếu bệnh ở trạng thái cấp tính, sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 24 giờ đến dưới 6 tuần, biểu hiện lâm sàng là những triệu chứng ngứa, gây khó chịu cho người bệnh. Nếu những dấu hiệu này không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ chuyển sang giai đoạn dị ứng thời tiết mạn tính có thể gây nguy hiểm cho cơ thể với biểu hiện phù nề, nhiễm trùng da, tụt huyết áp, sốc phản vệ, trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến tử vong. Biểu hiện của dị ứng thời tiết Khi những người có cơ địa dị ứng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài như thời tiết nóng, lạnh, phấn hoa, nước mưa... sẽ xảy ra những biểu hiện của dị ứng thời tiết như sau: Phát ban: Ban xuất hiện trên bề mặt da với những mẩn đỏ, nhất là ở vùng tay, chân, kể cả ở mặt gọi là dị ứng thời tiết ở mặt. Những ban này làm cho cơ thể có cảm giác ngứa, khó chịu dẫn đến động tác gãi càng làm cho những nốt mẩn đỏ này lan rộng hơn và thành từng đám nổi khắp bề mặt da. Viêm mũi dị ứng: Triệu chứng này dễ gặp ở những người bệnh có cơ địa dị ứng thời tiết. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy khô vùng mũi họng, ngứa ngáy vùng mũi, mắt khó chịu, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, mất ngủ, buồn ngủ ngày, mệt mỏi, kém tập trung... Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy khó chịu vùng mũi theo từng đợt, kéo dài khoảng từ 20-30 phút. Tùy thuộc vào mức độ dị ứng nặng nhẹ khác nhau mà tần suất xuất hiện các đợt viêm mũi dị ứng cũng khác nhau. Nổi mề đay cấp tính: Đây là triệu chứng đặc trưng và cũng là triệu chứng nguy hiểm đối với bệnh dị ứng thời tiết nổi mề đay đã ở giai đoạn nặng. Nổi mề đay cấp tính là nổi mề đay khắp cơ thể một cách đột ngột khiến cơ thể rơi vào trạng thái khó thở, tụt huyết áp nhanh, sốc phản vệ và có thể dẫn đến tử vong. Chàm bội nhiễm: Các bệnh nhân sẽ có dấu hiệu dị ứng, nổi mẩn đỏ có thể kèm mụn nước li ti, chảy dịch vàng, có nhiều vảy gầu ở đầu, khuỷu tay, đầu gối và mặt. Mỗi đợt chàm bội nhiễm xuất hiện thường kéo dài và ảnh hưởng tới làn da của người bệnh. Để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và ngăn ngừa chàm bội nhiễm tiến triển nặng hơn, cần phải can thiệp sớm. Khò khè, ho hoặc khó thở: Các triệu chứng thường tái diễn nhiều lần mỗi khi thay đổi thời tiết hoặc chuyển mùa, cần đi khám sàng lọc phát hiện sớm hen phế quản để kiểm soát bệnh ổn định tránh chuyển nặng gây đe dọa tính mạng, đặc biệt hay gặp ở trẻ hoặc những người được chẩn đoán hen phế quản trước đó nhưng chưa kiểm soát bệnh tốt. Khi bị dị ứng thời tiết, nên làm gì? Không thể chữa trị dứt điểm khi bị dị ứng thời tiết vì nó liên quan tới cơ địa và hệ miễn dịch của từng người. Đối với người bị dị ứng thời tiết, chỉ có giải pháp điều trị theo từng đợt và hạn chế tiếp xúc với yếu tố thời tiết bất lợi. Để phòng ngừa bệnh, cách tốt nhất là hạn chế tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, tuyệt đối không hút thuốc lá hoặc đồ uống có cồn để tránh kích thích tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng. Ăn đủ chất dinh dưỡng, nhiều trái cây, rau xanh, nước trà xanh và có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng của cơ thể. Khi các biện pháp giảm dị ứng không có kết quả, người bệnh nên gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bệnh sẽ có những biến chứng không mong muốn nếu tình trạng dị ứng kéo dài. Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Admin

Chia sẻ:

Tin tức liên quan

​Ngừa bệnh do thời tiết

Thời tiết lạnh, ẩm thất thường kèm với nguy cơ cao mắc bệnh cảm lạnh hoặc cúm. Đây là đợt cao điểm của các chứng bệnh như viêm họng, ho và sổ mũi.

Xem chi tiết Next

​Nhận biết các rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng phổ biến mà hầu như trẻ nào cũng mắc phải ít nhất vài lần ở những năm đầu đời.

Xem chi tiết Next

Cách tập thể dục nào tốt nhất cho phụ nữ?

Luyện tập giúp phụ nữ có thân hình thon gọn, làn da sáng mịn, tinh thần minh mẫn, yêu đời mà không phải “thần dược” nào cũng có thể thay thế.

Xem chi tiết Next

Việt Nam tạm dừng miễn thị thực đối với công dân Nhật, Nga, Belarus vì COVID-19

Chính phủ Việt Nam quyết định, bắt đầu từ 12h00 ngày 21/03/2020, tạm dừng thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương đối với công dân các nước Belarus, Nga và Nhật Bản và tạm dừng hiệu lực Giấy miễn thị thực cấp cho công dân Belarus, Nga, Nhật Bản gốc Việt Nam và thân nhân của họ.

Xem chi tiết Next
  • Tin nổi bật
  • Tin chỉ đạo
  • Tin địa phương

Tin tức nổi bật

Tình hình phản ứng sau tiêm chủng quý II năm 202

Thủ tướng Chính phủ gửi Công điện đề nghị các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Chính phủ phê duyệt Đề án Truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030

Thong ke Top

Từ khóa » Phát Ban đỏ Là Bệnh Gì