Mách Bạn Những Cách Khắc Phục Hiệu Quả Tình Trạng Sốt Phát Ban ...
Có thể bạn quan tâm
1. Nguyên nhân gây sốt phát ban ngứa là gì?
Bệnh sốt phát ban được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm và nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là virus. Khi bị sốt phát ban, người bệnh thường bị sốt cao và sau đó trên da bệnh nhân có thể xuất hiện những vết ban đỏ.
Người bệnh ngứa ngáy, khó chịu do sốt phát ban
Lưu ý, những nốt ban đỏ ở người bệnh sốt phát ban dễ bị nhầm lẫn với bệnh sởi. Đối với những trường hợp sốt phát ban do bệnh sởi thì những nốt ban này thường có đặc điểm nổi gồ lên và sần trên bề mặt da khiến bệnh nhân rất ngứa và khó chịu. Lúc đầu, nốt ban thường nổi lên ở sau tai, rồi lan rộng ra phần bụng, ngực và toàn thân. Khi lặn đi, những nốt ban này có thể để lại vết thâm trên cơ thể bệnh nhân.
Đối với những trường hợp sốt phát ban thì những nốt ban đỏ thường có đặc điểm như sau: Những nốt ban thường mịn và sáng, lúc đầu sẽ xuất hiện ở vùng lưng, bụng, ngực,… tuy nhiên sau đó sẽ lan rộng đến vùng tay, cổ và cuối cùng là xuất hiện đồng loạt trên khắp cơ thể người bệnh.
Tình trạng ngứa do sốt phát ban thường xảy ra ở những trường hợp có làn da nhạy cảm
Thông thường tình trạng phát ban sẽ không gây ngứa ngáy. Khi khỏi bệnh, những nốt ban này sẽ lặn đi mà không để lại sẹo hoặc vết thâm trên cơ thể bệnh nhân.
Bạn cũng không nên quá lo lắng với tình trạng ngứa ngáy trên da do sốt phát ban vì nó thường không gây nguy hiểm và có thể không cần điều trị. Nhưng nếu triệu chứng này khiến bạn quá khó chịu, mệt mỏi thì hãy tìm những phương pháp an toàn để khắc phục.
2. Một số phương pháp giúp bạn cải thiện tình trạng sốt phát ban ngứa
Dưới đây là một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng sốt phát ban ngứa mà bạn có thể tham khảo:
Chườm khăn lạnh
Một biện pháp khá an toàn và hiệu quả để cải thiện tình trạng này chính là sử dụng khăn lạnh và chườm lên những vùng da bị kích ứng, tổn thương. Phương pháp này không chỉ phù hợp với người lớn mà còn có thể áp dụng với trẻ nhỏ.
Cách thực hiện như sau: Chúng ta dùng khăn sạch và sau đó sẽ thấm khăn vào nước lạnh, vắt bớt nước và chườm lên những vùng da bị ngứa, tuy nhiên, cần chú ý tránh thực hiện những lúc trẻ đang sốt để tránh trẻ bị hạ thân nhiệt đột ngột.
Sử dụng tinh dầu bạc hà để điều trị ngứa do sốt phát ban
Sử dụng tinh dầu bạc hà
Những dưỡng chất trong tinh dầu bạc hà có tác dụng làm dịu mát da, giảm viêm, giảm ngứa rất tốt. Đồng thời, còn phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn rất hiệu quả.
Cách sử dụng tinh dầu bạc hà như sau: Thoa một ít tinh dầu lên vùng da bị ngứa. Thực hiện 2 lần mỗi ngày để có được hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng gel nha đam
Nha đam có tính mát, chứa nhiều chất chống oxy hóa và những dưỡng chất giúp phục hồi, tái tạo da bị tổn thương. Chính vì thế, gel nha đam được sử dụng nhiều trong việc làm đẹp da. Người bị sốt phát ban ngứa cũng có thể sử dụng nha đam để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, lưu ý nếu đã có tiền sử kích ứng với nha đam, bạn nên tránh sử dụng gel nha đam.
Vệ sinh cơ thể
Kiêng nước kiêng gió khi bị sốt phát ban là một quan niệm vô cùng sai lầm. Nếu không vệ sinh da sạch sẽ trong khi bị sốt phát ban sẽ khiến da bị tích tụ bụi bẩn, tích tụ dầu thừa và càng làm tăng tình trạng ngứa ngáy ở những nốt ban đỏ trên da.
Lời khuyên cho bệnh nhân là dùng nước ấm để vệ sinh cơ thể mỗi ngày. Nếu người bệnh cảm thấy yếu và có triệu chứng ớn lạnh, run khi tắm thì có thể dùng khăn ấm để lau sạch cơ thể. Ngoài ra, bệnh nhân cần lưu ý, mặc những bộ quần áo rộng rãi để quần áo không cọ xát vào vùng da bị nổi ban đỏ. Chất liệu quần áo cũng cần thấm hút mồ hôi tốt để người bệnh có cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Tắm lá trà xanh
Một phương pháp khác cũng có thể giúp giảm tình trạng sốt phát ban ngứa đó là dùng lá trà xanh để pha nước tắm. Cách thực hiện như sau: Lấy một nắm lá trà xanh tươi, sau đó rửa sạch và đun sôi, pha nước ấm tắm mỗi ngày. Để tăng thêm hiệu quả giảm ngứa, sát trùng, bạn có thể cho thêm một chút muối vào nước tắm.
Dùng thuốc điều trị khi có chỉ định của bác sĩ
Sử dụng thuốc bôi chứa corticosteroid
Những loại thuốc bôi ngoài da chứa corticosteroid cũng có khả năng giúp bệnh nhân sốt phát ban giảm viêm, giảm ngứa. Tuy nhiên, cần lưu ý, loại thuốc này không nên dùng cho trẻ nhỏ. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như teo da, phục hồi da thuốc Corticoid bôi da phải được kê đơn và hướng dẫn bởi bác sĩ.
Thuốc kháng histamine
Một số loại thuốc kháng histamin như Diphenhydramine, Loratadine, Cetirizine,... có thể giúp giảm ngứa hiệu quả, ngoài ra còn có tác dụng giảm sưng, viêm và giảm cảm giác buồn nôn,…
Tuy nhiên, nên sử dụng biện pháp này khi những biện pháp tự nhiên không mang lại hiệu quả. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian sử dụng để có hiệu quả cao nhất và hạn chế tối đa nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe do sử dụng thuốc không đúng cách.
Trên đây là một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng sốt phát ban ngứa mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Lưu ý, nếu sử dụng thuốc thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Trong trường hợp nếu tình trạng ngứa ngáy gây khó chịu nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe và điều trị sớm.
Bạn có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện tư vấn và hướng dẫn đặt lịch khám sớm, giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian khám chữa bệnh.
Từ khóa » Phát Ban đỏ Là Bệnh Gì
-
11 Nguyên Nhân Phổ Biến Của Phát Ban Da | Vinmec
-
Phát Ban Da (nổi Mẩn Ngứa) - Pacific Cross Vietnam
-
Phát Ban Trên Da (Nổi Mẩn Ngứa) - Hello Bacsi
-
Phát Ban Đỏ Không Sốt Là Bệnh Gì? Thông Tin Quan Trọng Cần Biết
-
Contactenos_linea106 - Phát Ban đỏ Không Sốt Là Bệnh Gì? Những ...
-
Phát Ban Đỏ Không Sốt Nguyên Nhân Do Đâu? Điều Trị Như Thế ...
-
Triệu Chứng Phát Ban đỏ Trên Da, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Phát Ban đỏ ở Da Ngứa Là Bệnh Gì? | BvNTP
-
Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Khắp Người Như Muỗi Đốt Là Bị Gì? Cách Chữa ...
-
Bệnh Ban đỏ Nhiễm Khuẩn (Erythema Infectiosum) - Khoa Nhi
-
Nổi Mề Đay Mẩn Ngứa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa ...
-
Lupus Ban đỏ, Căn Bệnh Nguy Hiểm ít được Biết đến
-
Phân Biệt Giữa Sốt Xuất Huyết Và Sốt Phát Ban
-
Dị ứng Thời Tiết, Xử Trí Thế Nào?