Triệu Chứng Phát Ban đỏ Trên Da, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Triệu chứng phát ban đỏ trên da, nguyên nhân và cách chữa trị

Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn. 2 ngày nay người tôi bỗng nổi ban đỏ khắp người, tập trung ở ngực và chân, tay. Tôi không biết mình đang mắc bệnh gì và phải làm sao để khắc phục tình trạng này, mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn Tuấn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Bạn đang có triệu chứng phát ban đỏ trên da. Để khắc phục tình trạng này, trước hết cần phải xác định nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rõ về triệu chứng mình đang mắc phải trước đã, một số những thông tin dưới đây sẽ hữu ích cho bạn.

1. Phát ban đỏ trên da là gì?

2. Biểu hiện của chứng phát ban đỏ trên da

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng phát ban đỏ trên da

4. Biện pháp tự chăm sóc tại nhà cho người phát ban đỏ trên da

5. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

6. Bác sĩ điều trị

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor

Gọi Bác sĩ

Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Phát ban đỏ trên da là gì?

Phát ban đỏ trên da là sự thay đổi đáng chú ý trong kết cấu hoặc màu sắc của da. Điển hình là sự xuất hiện của các đốm đỏ hoặc nổi sẩn trên da. "Phát ban" có thể được dùng để miêu tả nhiều tình trạng da khác nhau. Có thể gây ra trực tiếp hoặc gián tiếp bởi nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Ngoài ra, phát ban có thể không liên quan đến bệnh truyền nhiễm, có thể không do một bệnh lý nền trước đó. Các loại thuốc, các bệnh mãn tính, và phản ứng dị ứng (nổi mề đay) là một trong nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra phát ban.

Các bác sĩ sử dụng những thuật ngữ cụ thể để mô tả vết ban. Ban chấm đỏ là các mảng đỏ nhỏ, phẳng trên da, trong khi ban sẩn là những nốt nổi sần nhỏ màu đỏ. Nếu cả hai triệu chứng và dấu hiệu trên đều xuất hiện, thì được gọi là ban dạng dát sẩn. Sự đóng vảy, nứt da, hoặc loét da có thể xuất hiện chung với ban. Phát ban có kèm mụn nước được gọi là ban dạng mụn nước. Ngứa có thể có hoặc không đi kèm với ban.

2. Biểu hiện của chứng phát ban đỏ trên da

Nhiều bệnh nhân phát ban có các triệu chứng và dấu hiệu tương tự nhau. Một vài bệnh nhân mô tả rằng đầu tiên ban sẽ rỉ nước, sau đó đóng vảy và dễ chảy máu. Một số khác nói rằng ban của họ dường như xuất hiện khi thay đổi mùa, khi ăn một số thực phẩm nhất định hoặc khi bắt đầu điều trị một loại thuốc mới. Ban thường bắt đầu ở một vị trí của cơ thể và sau đó lan rộng đến các vị trí khác. Ngoài ra có thể xuất hiện thêm các triệu chứng ngứa, nóng rát hoặc viêm.

Biểu hiện của triệu chứng phát ban

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng phát ban đỏ trên da

Viêm da do tiếp xúc là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ban đỏ trên da. Ban do tiếp xúc xuất hiện khi da tiếp xúc trực tiếp với một chất lạ gây phản ứng dị ứng, dẫn đến nổi ban. Các nguyên nhân có thể gây ra viêm da do tiếp xúc bao gồm:

  • Sử dụng các sản phẩm làm đẹp, xà phòng và bột giặt
  • Sử dụng thuốc nhuộm trong quần áo
  • Tiếp xúc với các hóa chất trong cao su, đàn hồi, hoặc cao su
  • Đụng chạm vào các cây độc, như cây sồi, cây thường xuân hoặc cây muối độc

Thuốc

Dùng thuốc cũng có thể gây ra phát ban. Ban đỏ có thể hình thành như là kết quả của:

  • Phản ứng dị ứng với thuốc
  • Một số tác dụng phụ của thuốc
  • Nhạy cảm với ánh sáng khi sử dụng thuốc

Các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác có thể gây phát ban bao gồm:

- Phát ban đôi khi có thể xuất hiện tại vị trí côn trùng cắn. Ve cắn cần phải đặc biệt quan tâm vì chúng có thể lây truyền bệnh.

- Bệnh viêm da dị ứng là một phát ban xảy ra chủ yếu ở những người bị hen hay dị ứng. Ban thường có màu đỏ và ngứa với đóng vảy.

- Bệnh vảy nến là một tình trạng bệnh phổ biến ở da có thể gây ra đóng vảy, ngứa, phát ban đỏ hình thành dọc theo da đầu, khuỷu tay và khớp.

- Viêm da tiết bã là một loại bệnh chàm thường ảnh hưởng đến da đầu và gây đỏ da, đóng vảy và gàu. Nó cũng có thể xảy ra trên tai, miệng, hoặc mũi. Khi trẻ mắc bệnh này, còn được gọi là viêm da tiết bã ở da đầu trên trẻ sơ sinh.

- Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn gây ra một phát ban trên má và mũi. Ban này được biết đến như là hình "cánh bướm", hoặc ban ở 2 bên xương gò má.

- Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch có thể gây nổi ban ở các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Nguyên nhân gây phát ban đỏ ở trẻ em

Trẻ em đặc biệt dễ phát ban do kết quả của một bệnh nào đó, như:

- Thủy đậu gây ra do một loại virus có đặc điểm là mụn nước đỏ và ngứa trên da khắp cơ thể.

- Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virut gây ra phát ban toàn thân kèm ngứa, nổi sẩn đỏ.

- Sốt tinh hồng nhiệt, là một loại nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus nhóm A tạo ra một độc tố gây ra ban đỏ tươi sần sùi như giấy nhám.

- Tay, chân và miệng là một bệnh nhiễm virus có thể gây thương tổn nổi loét đỏ trong miệng và ban trên bàn tay và bàn chân.

- Ban đỏ nhiễm khuẩn cấp, là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra ban đỏ và phẳng trên má, cánh tay và chân.

- Bệnh Kawasaki một loại bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gây ra nổi ban và sốt trong giai đoạn đầu và có thể dẫn đến biến chứng phình động mạch vành.

- Bệnh chốc lở là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, gây ra ngứa, nổi ban cứng và các vết loét màu vàng, đầy dịch trên mặt, cổ và bàn tay.

4. Biện pháp tự chăm sóc tại nhà cho người phát ban đỏ trên da

Bạn có thể điều trị hầu hết các trường hợp phát ban, nhưng cũng còn phụ thuộc vào nguyên nhân. Làm theo các hướng dẫn này để giúp giảm bớt sự khó chịu và thúc đẩy quá trình lành bệnh:

  • Sử dụng sữa rửa mặt nhẹ, ít kích ứng thay vì xà bông cục có mùi thơm.
  • Sử dụng nước ấm thay vì nước nóng để tắm rửa và gội đầu.
  • Để cho ban tự khô thay vì chà xát.
  • Để hở những vùng nổi ban đỏ. Nếu có thể, tránh che phủ chúng bằng quần áo.
  • Dừng sử dụng mỹ phẩm hoặc kem dưỡng da mới vì chúng có thể gây ra nổi ban.
  • Thoa kem dưỡng ẩm không mùi cho vùng bị ảnh hưởng bởi bệnh chàm.
  • Tránh làm trầy xước ban vì như vậy có thể làm cho chúng tồi tệ hơn và có thể dẫn đến nhiễm trùng.
  • Thoa kem chứa hydrocortisone vào vùng da bị ảnh hưởng nếu ban rất ngứa và gây khó chịu. Kem Calamine bôi ngoài da cũng có thể giúp làm giảm nổi ban do bệnh thủy đậu, độc thường xuân, hoặc độc sồi.
  • Hãy tắm bằng bột yến mạch. Có thể làm dịu cơn ngứa liên quan đến ban do chàm hoặc bệnh vẩy nến.
  • Gội đầu và da đầu thường xuyên với dầu gội trị gàu nếu bạn có gàu kèm với ban. Dầu gội trị liệu thường bán tại các nhà thuốc, nhưng bác sĩ có thể kê toa các loại mạnh hơn nếu bạn cần chúng.

5. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Hãy đi đến bệnh viện ngay nếu bạn bị nổi ban cùng với bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Tăng đau hoặc thay đổi màu sắc da tại vị trí ban
  • Đau căng hoặc ngứa ở cổ họng
  • Cảm thấy khó thở
  • Sưng mặt hoặc chi
  • Sốt 38 độ C trở lên
  • Bị lú lẫn
  • Chóng mặt
  • Đau đầu hoặc đau cổ trầm trọng
  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy nhiều lần

Đi khám bác sĩ nếu bạn bị phát ban cùng các triệu chứng toàn thân khác bao gồm:

  • Đau khớp
  • Đau họng
  • Sốt nhẹ trên 38 độ C
  • Sọc đỏ hoặc vùng da nhạy cảm gần phát ban
  • Côn trùng hoặc động vật cắn gần đây

Bạn Tuấn thân mến, trước tiên bạn cần xem xét tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng phát ban của mình và áp dụng các phương pháp tự chăm sóc mà chúng tôi đã đưa ra. Sau khi đã áp dụng những phương pháp này mà vẫn không đỡ, bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246.

Từ khóa » Phát Ban đỏ Là Bệnh Gì