Dị Vật Chui Vào Trong Tai Nguy Hiểm Không? Xử Trí Dị Vật ... - Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Tổng quan về hiện tượng dị vật trong tai
Trong trường hợp do bất cẩn, chúng ta vô tình để các vật có kích thước nhỏ hoặc côn trùng chui vào tai. Thông thường, dị vật sẽ bị mắc kẹt tại phần nối của ống tai xương với tai ngoài và khó có thể lấy ra ngoài do khu vực này rất nhỏ hẹp.
Dị vật chui vào tai gây cảm giác khó chịu, đau nhức
Lúc đầu, những con côn trùng hay dị vật mắc kẹt sẽ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, một số người vì quá nóng vội và hoảng loạn dẫn đến việc dùng kỹ thuật không đúng khi đẩy dị vật ra ngoài gây ra nhiều tổn thương cho vùng tai. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ thuật xử trí dị vật trong tai đúng cách để tránh những tổn hại không đáng có.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng dị vật chui vào tai
Trước khi biết cách xử trí dị vật trong tai, bạn cần nắm rõ những nguyên nhân và yếu tố làm bạn có nguy cơ mắc kẹt dị vật trong tai ngay sau đây:
-
Dùng bông ngoáy tai nhưng bị sót lại phần bông trong tai.
-
Làm rơi nút biểu bì ống tai hoặc nút ráy tai.
-
Tự nhét đồ vật nhỏ như đồ chơi mini, hạt bỏng ngô, hạt cườm, đổ cát. vào tai, giấy, mẩu bánh kẹo vụn,… vào trong tai (đối với trẻ em).
-
Bị các con côn trùng nhỏ chui vào trong tai, điển hình là muỗi, ruồi, kiến, gián,…
Khi côn trùng chui vào trong tai và không ra ngoài, chúng thường vùng vẫy, ngọ nguậy lung tung, thậm chí là cắn làm cho tai của bạn bị chảy máu, phù nề, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng xấu đến màng nhĩ. Trường hợp côn trùng là gián, dế hoặc những con có gai nhọn ở chân khi kẹt trong tai có thể kéo theo nguy cơ rách da ống tai.
Dị vật có thể là những mẩu vụn đồ ăn, giấy, côn trùng,…
3. Nhận biết có dị vật trong tai qua những biểu hiện nào?
Việc phát hiện các dấu hiệu bất thường từ đó thực hiện xử trí dị vật trong tại kịp thời sẽ giúp bạn tránh khỏi những tổn thương không đáng có. Một số biểu hiện khi có vật lạ kẹt trong tai như sau:
-
Đau tai: Đây là cảm giác cơ bản và phổ biến nhất khi có thứ gì đó mắc kẹt trong tai của bạn, lúc này dị vật có thể đã làm tổn hại đến màng nhĩ và gây ra tình trạng nhiễm trùng tai.
-
Mất thính lực tạm thời hoặc nghe không rõ như bình thường.
-
Cảm giác tai bị ù.
-
Chóng mặt.
-
Phát hiện tai bị chảy máu.
-
Da nổi đỏ, ngứa ngáy khó chịu.
-
Thấy nhột và cảm nhận được thứ gì đó đang chuyển động trong tai của bạn.
Suy giảm thính giác, đau nhức, chảy máu là biểu hiện khi có dị vật trong tai
Khi phát hiện những dấu hiệu trên, rất có thể bạn đã bị dị vật chui vào tai. Lúc này, hãy thật bình tĩnh làm theo kỹ thuật xử trí dị vật trong tai được hướng dẫn ở phần nội dung tiếp theo. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc và đến khám tại các cơ sở y tế nếu gặp phải một trong những trường hợp dưới đây:
-
Không thể tự lấy dị vật ra ngoài tai.
-
Khó nghe, không nghe rõ và ù tai.
-
Đau tai dữ dội.
-
Tai bị chảy máu, mủ,…
4. Làm thế nào khi bị dị vật chui vào tai?
Thực tế cách xử trí dị vật trong tai không phải lúc nào cũng giống nhau ở tất cả các trường hợp mà còn tùy thuộc vào dị vật đó ở vị trí nào trong tai, có sâu không và nó ảnh hưởng như thế nào. Khi nhận ra có dị vật bất thường xuất hiện trong tai của bạn, hãy làm theo một số gợi ý sau đây:
-
Đa số dị vật mắc kẹt trong tai sẽ không ảnh hưởng đến tính mạng, do đó bạn nên giữ sự bình tĩnh, không được hoảng hốt. Sau đó kiểm tra xem dị vật nào đang kẹt trong tai của bạn và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác.
-
Khi đã áp dụng kỹ thuật xử trí dị vật trong tai tại nhà mà vẫn chưa đưa được dị vật ra ngoài, bạn nên đến các phòng khám, bệnh viện uy tín để thực hiện điều trị.
-
Đi khám nếu tai có cảm giác khó chịu, đau nhức, hoặc chảy máu. Lúc này có thể là dị vật đã làm tai bạn bị tổn thương nặng, cần được đi khám càng sớm càng tốt.
-
Tiến hành nội soi khi cảm thấy ù tai và khó khăn khi nghe để kiểm tra tình trạng của màng nhĩ lúc này.
-
Nếu dị vật trong tai bạn là pin cúc áo thì hãy tìm cách lấy nó ra càng nhanh càng tốt, có thể nhờ sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa nếu cần để tránh trường hợp pin phân hủy làm bỏng tai bạn.
-
Những đồ vật dễ bị phình to trong môi trường ẩm ướt thì sẽ càng khó lấy ra hơn nếu để chúng mắc kẹt trong tai một thời gian dài, vì vậy, cách xử trí dị vật trong tai ở những đối tượng này giống như trên.
Người bị dị vật kẹt trong tai nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị
5. Kỹ thuật xử trí dị vật trong tai
Nếu nhận thấy dị vật chưa bị kẹt sâu trong tai và không ảnh hưởng đến màng nhĩ thì bạn có thể tự áp dụng cách xử trí dị vật trong tai như trên tại nhà. Lưu ý, chỉ áp dụng đối với những trường hợp dị vật ở vị trí dễ lấy ra. Cụ thể như sau:
5.1. Đối với vật thể là côn trùng
Dùng 2 mẹo nhỏ sau đây để đưa côn trùng chui ra ngoài tai:
-
Đi vào một không gian tối hoặc tắt hết tất cả các đèn xung quanh, sau đó lấy đèn pin soi vào vị trí côn trùng chui vào. Chúng có xu hướng đi theo ánh sáng nên sẽ di chuyển theo nguồn sáng của bạn và chui bên ngoài tai.
-
Cho vài giọt oxy già vào tai có côn trùng. Một lúc sau, không thấy chúng ngọ nguậy nữa thì thực hiện nghiêng đầu sang một bên nhằm để côn trùng trôi ra ngoài theo dòng nước.
5.2. Đối với những dị vật là đồ chơi, mẫu vật nhỏ
Trường hợp này, bạn hãy sử dụng một cái ống hút hay nhíp nhỏ để lấy dị vật ra ngoài:
-
Nếu vị trí của dị vật không quá sâu, bạn có thể gắp chúng ra bằng nhíp
-
Nếu dị vật có trọng lượng nhẹ, bạn hãy dùng ống hút để hút chúng ra ngoài
Kỹ thuật xử trí dị vật trong tai bằng nhíp hoặc dụng cụ chuyên nghiệp
Tuy dị vật chui vào tai tạm thời chưa gây ra nhiều nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu giữ trong một thời gian dài, dị vật sẽ làm tai bạn bị tổn thương, ảnh hưởng đến màng nhĩ và thính giác và có thể dẫn đến tình trạng chảy máu tai. Vì vậy, bạn nên nắm rõ kỹ thuật xử trí dị vật trong tai sẽ giúp bạn tránh khỏi những tình huống đáng tiếc xảy ra đấy.
Nếu phát hiện dị vật ở quá sâu trong tai, không thể thực hiện lấy ra tại nhà bằng các biện pháp thông thường được, bạn hãy đến ngay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được xử lý kịp thời. Mọi thắc mắc xin liên hệ đường dây nóng 1900 56 56 56 để được tư vấn thêm.
Từ khóa » Dế Cắn Có Nguy Hiểm Không
-
8 Loại Côn Trùng Gây Hại Và Truyền Bệnh Trong Nhà
-
Top 15 Dế Cắn Có Nguy Hiểm Không
-
Dế Mèn Có Cắn Người Không?
-
Mười Loài Côn Trùng Nguy Hiểm Nhất Việt Nam - .vn
-
Cách Xử Lý Khi Bị Côn Trùng Cắn
-
Côn Trùng Cắn | Kiểm Soát Côn Trùng Dịch Hại Rentokil
-
Dế Chũi Là Gì Và Làm Thế Nào để Bạn Chiến đấu Với Nó? - Jardineria On
-
Bé 3 Tuổi Nguy Kịch Sau Khi được Cha Cho ăn Dế Chiên
-
Top 16 Loại Côn Trùng Có Mặt Gây Hại Trong Nhà - Cách Tận Diệt
-
Bị Côn Trùng đốt: Cần Làm Gì? - Sức Khỏe - Zing
-
Dế Cơm Giòn Rụm, đắt Lạ, Khách 'yếu Tim' Không Dám động đũa ở ...
-
Dế Dũi Làm Thuốc - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Ngừa Hiểm Họa Do Côn Trùng đốt - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Các Loại Côn Trùng Thường Gặp Trong Nhà
-
Sát Thủ Ong Mặt Quỷ Kinh Khủng Thế Nào, Xử Lý Sao Nếu Bị đốt?
-
Tắc Kè Cắn Có độc Không? Có Nguy Hiểm Không? - Trang Trại Côn Trùng
-
Bị Bọ Chét Cắn Có Nguy Hiểm Không, Làm Thế Nào để Phòng Ngừa?