Dịch Thuật: Chữ "dĩ" Trong Hán Ngữ Cổ - Huỳnh Chương Hưng

HomeNghiên Cứu - Dịch Thuật Dịch thuật: Chữ "dĩ" trong Hán ngữ cổ CHỮ “DĨ” TRONG HÁN NGỮ CỔ 1- Động từ: ý nghĩa “đình chỉ”, dừng lại. Trong Luận ngữ- Thái Bá 論語 - 泰伯 có câu: Tử nhi hậu dĩ 死而後已 (Đến chết mới ngừng nghỉ) Trong Tuân Tử - Khuyến học 荀子 - 勸學: Học bất khả dĩ dĩ 學不可以已 (Việc học không thể ngừng lại) Nay thành ngữ có câu: Xưng tán bất dĩ 稱贊不已 (Khen mãi không thôi) Tinh tiến bất dĩ 精進不已 (Tiến bộ mãi không ngừng) Bất đắc dĩ 不得已: biểu thị tình thế bức bách, không thể không làm như thế (không thể dừng lại). Trong Luận ngữ - Nhan Uyên 論語 - 顏淵ghi rằng: Tất bất đắc dĩ nhi khử, ư tư tam giả hà tiên? 必不得已而去, 於斯三者何先? (Nếu bất đắc dĩ bỏ đi, thì trong ba điều đó điều nào bỏ trước?) Trong Mạnh Tử - Đằng Văn Công hạ 孟子 - 滕文公下: Dư khởi hiếu biện tai? Dư bất đắc dĩ dã. 予豈好辯哉? 予不得已也. (Ta há ham biện luận sao? Ta bất đắc dĩ mà thôi) Dẫn đến nghĩa “dừng ở chỗ”, “giới hạn ở chỗ”, là động từ. Trong Trang Tử - Mã Đề 莊子 - 馬蹄có câu: Mã tri dĩ thử hĩ. 馬知已此矣 (Ngựa chỉ biết đến đó thôi) Nhi dĩ 而已, nhi dĩ hĩ 而已矣 : ý nghĩa là “thôi”, “mà thôi”, tương đương với Hán ngữ hiện đại là “bãi liễu” 罷了. Trong Mạnh Tử - Lương Huệ Vương thượng 孟子 - 梁惠王上 có câu: Ngôn cử tư tâm gia chư bỉ nhi dĩ. 言舉斯心加諸彼而已 (Ý nói đem tấm lòng đó làm cho nó lan truyền đến mọi người mà thôi) Và cũng trong Mạnh Tử - Công Tôn Sửu thượng 孟子 - 公孫丑上: Tử thành Tề nhân dã, tri Quản Trọng Án Tử nhi dĩ hĩ. 子誠齊人也知管仲晏子而已矣. (Ông đúng là người nước Tề, chỉ biết có Quản Trọng, Án Tử mà thôi) Cũng có thể nói thành “dã dĩ hĩ” 也已矣. Trong Luận ngữ - Tiên tiến 論語 - 先進: Diệc các ngôn kì chí dã dĩ hĩ. 亦各言其志也已矣 (Cũng là ai nấy nói ra chí của mình mà thôi) 2- Phó từ: ý nghĩa là “đã” Trong Luận ngữ - Vi Tử 論語 - 微子 có câu: Đạo chi bất hành, dĩ tri chi hĩ. 道之不行, 已知之矣 (Đạo mà không được thi hành, thì đã biết rồi vậy) 3- Ngữ khí từ: thông với chữ “hĩ” . Trong Mạnh Tử - Lương Huệ Vương thượng 孟子 - 梁惠王上 : Nhiên tắc vương chi sở đại dục khả tri dĩ. 然則王之所大欲可知已 (Thế thì lòng ham muốn to lớn của vương có thể biết rồi vậy) Huỳnh Chương Hưng Quy Nhơn 03/6/2016 Nguyên tác Trung văn trong CỔ ĐẠI HÁN NGỮ 古代漢語 (tập 2) Chủ biên: Vương Lực 王力 Trung Hoa thư cục, 1998. Thư Mục: Nghiên Cứu - Dịch Thuật Previous Post Next Post

Chia Sẻ

Bài Xem Nhiều Nhất

Dịch thuật: Cách tính giờ của người Trung Quốc cổ đại

Nguồn gốc danh, tự và hiệu của Trịnh Bản Kiều

Dịch thuật: Trong như tiếng hạc bay qua (481) ("Truyện Kiều")

Dịch thuật: Nguồn gốc cụm từ "cửu ngũ chí tôn"

Dịch thuật: Làn thu thuỷ, nét xuân sơn (25) ("Truyện Kiều")

Bài Đăng Mới Nhất

Thư Mục

  • Album Ảnh
  • Câu Đối
  • Nghiên Cứu - Dịch Thuật
  • Sáng Tác
  • Thư Pháp
  • Tranh Vẽ
  • Videos
free counters

Tổng Số Lượt Xem

Biểu mẫu liên hệ

Từ khóa » Dĩ Nghĩa Hán Việt Là Gì