Dịch Vụ Kiểm Tra Không Phá Hủy (NDT) - Công Ty Cổ Phần LDT

NỘI DUNG BÀI VIẾT

  • Dịch vụ kiểm tra không phá hủy (NDT) trên toàn quốc
    • 1. Kiểm tra không phá hủy là gì?
    • 2. Mục đích của NDT
    • 3. Đối tượng NDT
  • Các phương pháp kiểm tra không phá hủy
    • 1. Phương pháp kiểm tra khuyết tật nằm sâu bên trong và trên bề mặt
      • 1.1: Chụp ảnh phóng xạ dùng film (Radiographic Testing- RT)
      • 1:2: Siêu âm kiểm tra (Ultrasonic Testing- UT)
    • 2. Phương pháp kiểm tra khuyết tật bề mặt và gần bề mặt
      • 2.1: Kiểm tra thẩm thấu chất lỏng (Liquid Penetrant Testing- PT)
      • 2.2: Kiểm tra bột từ (Magnetic Particle Testing- MT)
      • 2.3: Kiểm tra bằng dòng điện xoáy (Eddy Current Testing- ET)
    • 3. Ưu điểm của phương pháp NDT
    • 4. Ai được thực hiện NDT?
    • 5. Các bước kiểm tra không phá hủy của LDT
    • 6. Lý do chọn LDT là đơn vị thực hiện dịch vụ?
Dịch vụ kiểm tra không phá hủy (NDT) trên toàn quốc

Chúng ta đã quen với nhiều khái niệm như chụp X quang, siêu âm, nội soi,… đây cũng chính là một số phương pháp được ứng dụng trong kiểm tra vật liệu, cấu kiện và chúng được gọi chung kiểm tra không phá hủy (NDT).

Trung tâm kiểm định an toàn – Công ty cổ phần LDT có đủ năng lực thực hiện các phương pháp kiểm tra không phá hủy theo yêu cầu của khách hàng. Chúng tôi đã giúp nhiều doanh nghiệp phát hiện sự cố của thiết bị nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Để hiểu thêm về NDT, bạn có thể theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

1. Kiểm tra không phá hủy là gì?

Kiểm tra không phá hủy, kiểm tra không tổn hại (Non-Destructive Testing-NDT), còn gọi là đánh giá không phá hủy (Non-Destructive Evaluation-NDE), kiểm định không phá hủy (Non-Destructive Inspection-NDI), hoặc dò khuyết tật, là việc sử dụng các phương pháp vật lý để kiểm tra phát hiện các khuyết tật bên trong hoặc ở bề mặt vật kiểm mà không làm tổn hại đến khả năng sử dụng của chúng.

Kiểm tra không phá hủy dùng để phát hiện các khuyết tật như vết nứt, rỗ khí, ngậm xỉ, tách lớp, không ngấm, không thấu trong các mối hàn, kiểm tra ăn mòn của kim loại, tách lớp của vật liệu composite, đo độ cứng của vật liệu, kiểm tra độ ẩm của bê tông, đo bề dày vật liệu, xác định kích thước và định vị cốt thép trong bê tông…

Nhờ có NDT mà người ta phát hiện kịp thời được các sai sót trong vật liệu, chi tiết và các kết cấu để tránh được các thiệt hại đáng tiếc, tránh được các tai nạn nguy hiểm đến tính mạng con người, thiệt hại về của cải và môi trường.

Kiểm tra không phá hủy Vũng Tàu
NDT là phương pháp kiểm tra nhằm phát hiện khuyết điểm bên trong vật kiểm

2. Mục đích của NDT

Mục đích của việc kiểm tra không phá hủy với công trình, thiết bị là nhằm:

  • Đánh giá tính chất vật liệu trước khi chúng bị hư hỏng, dựa vào các chỉ tiêu kỹ thuật quy định được công nhận hoặc biến dạng suy biến xác định qua nhiều năm, để bảo đảm đúng chất lượng sản phẩm và tính năng làm việc của công trình, thiết bị, và khai thác hết khả năng của các kết cấu kỹ thuật.
  • Hạn chế rủi ro hoặc các khuyết tật nhằm tăng cường tính toàn vẹn trong kinh doanh và tính an toàn trong xây lắp và tiết kiệm chi phí.

3. Đối tượng NDT

  • Các loại nồi hơi, bồn bể, bình chứa, đường ống áp lực, kết cấu thép, nhà xưởng, các công trình công nghiệp
  • Các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
  • Các sản phẩm kính nổi, kính dán an toàn, kính tôi nhiệt (kính cường lực) an toàn, kính hộp, …
  • Các loại ống thép cứu hoả (PCCC), ống đồng, ống gió điều hoà, …
  • Các loại van công nghiệp
  • Kết cấu bê tông cốt thép
  • Thiết bị vệ sinh: Vòi sen tắm, vòi rửa bát, vòi rửa mặt, bồn cầu, thoát sàn,…
Các phương pháp kiểm tra không phá hủy

Kiểm tra không phá hủy thường được chia thành hai nhóm chính theo khả năng phát hiện khuyết tật.

1. Phương pháp kiểm tra khuyết tật nằm sâu bên trong và trên bề mặt

1.1: Chụp ảnh phóng xạ dùng film (Radiographic Testing- RT)

  • Sử dụng các chùm tia X hoặc tia phóng xạ gamma để chụp ảnh vật cần kiểm tra, chụp ảnh bức xạ cho phép ghi nhận cả hình ảnh bên trong vật chụp do các chùm tia X, tia gamma có khả năng xuyên thấu. Nếu phương pháp cho phép lưu lại phim chụp để đọc vào bất kỳ lúc nào.

1:2: Siêu âm kiểm tra (Ultrasonic Testing- UT)

  • Sử dụng chùm tia siêu âm để phát vào bên trong kim loại và ghi nhận lại các tia siêu âm phản xạ từ bề mặt kim loại cũng như từ các khuyết tật bên trong kim loại. Trên cơ sở phân tích các tia phản xạ này, người ta có thể xác định được chiều dày kim loại cũng như độ lớn và vị trí các khuyết tật bên trong kim loại.
Kiểm tra không phá hủy Vũng Tàu
Phương pháp Siêu âm nhằm phát hiện các khuyết tật bên trong kim loại

2. Phương pháp kiểm tra khuyết tật bề mặt và gần bề mặt

2.1: Kiểm tra thẩm thấu chất lỏng (Liquid Penetrant Testing- PT)

  • Để phát hiện các vết nứt trên bề mặt kim loại, mối hàn sau khi gia công, đặc biệt là các vật liệu không nhiễm từ như thép không rỉ, người ta phun một chất lỏng có khả năng thẩm thấu cao và có màu sắc dễ phân biệt (thường là màu đỏ) lên bề mặt vật cần kiểm tra.

2.2: Kiểm tra bột từ (Magnetic Particle Testing- MT)

  • Phương pháp được áp dụng cho các vật liệu từ tính có thể phát hiện các rạn nứt bề mặt dù rất nhỏ, các khuyết tật ở dưới bề mặt, các khuyết tật có thể phát hiện bao gồm: rạn nứt bề mặt ở mối hàn và vùng ảnh hưởng nhiệt, sự nóng chảy không đủ, các rạn nứt phía dưới bề mặt, rỗ xốp lẫn xỉ và độ ngấm mối hàn không đầy đủ.

2.3: Kiểm tra bằng dòng điện xoáy (Eddy Current Testing- ET)

  • Là phương pháp dựa trên hiệu ứng về cảm ứng điện từ. Nếu một vật dẫn điện đưa gần đến một cuộn dây có dòng điện xoay chiều chạy qua, bên trong vật dẫn này sẽ xuất hiện một dòng điện khép kín, nếu dòng điện xoay chiều này mạnh thì vật dẫn kia không có khuyết tật và ngược lại. Thiết bị dòng xoáy có thể đo được dòng điện xoay chiều này và từ đó ta biết trong vật kiểm tra có vết nứt hay không.

3. Ưu điểm của phương pháp NDT

  • NDT không làm ảnh hưởng đến khả năng sử dụng của vật kiểm sau này.
  • NDT có thể kiểm tra 100% vật kiểm, và đảm bảo 100% sản phẩm xuất xưởng đạt chất lượng.
  • NDT có thể dễ dàng phát hiện những khuyết tật từ khâu chế tạo, từ đó có thể loại bỏ các bán sản phẩm, tiết kiệm chi phí, sửa chữa khắc phục sai sót.
  • Kiểm tra không phá hủy cũng được sử dụng rộng rãi để đánh giá độ toàn vẹn của các sản phẩm, công trình công nghiệp đang hoạt động. Nhờ sớm phát hiện được các hỏng hóc, kịp thời thay thế khắc phục, nên ta có tiết kiệm được chi phí sửa chữa, tránh được các thảm họa có thể xảy ra.
  • NDT còn là công cụ quan trọng trong nghiên cứu chế tạo vật liệu mới, tối ưu hóa các quy trình sản xuất, quy trình hàn thông qua các thử nghiệm, phát hiện các sai sót trong thiết kế, vật liệu, sản phẩm.
Kiểm tra không phá hủy vũng tàu
Kiểm định viên thực hiện công việc kiểm tra không phá hủy

Có thể nói, NDT là công cụ quan trọng để giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp chế tạo, sản xuất. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm như:

  • Đo và đánh giá gián tiếp tính chất khi sử dụng. Đòi hỏi nghiên cứu sâu để tham chiếu giữa kết quả của thử nghiệm với độ tin cậy và độ bền khi sử dụng. Giá trị chuẩn để đánh giá kết quả kiểm tra khó vì dựa theo kinh nghiệm là chủ yếu.
  • Kết quả thử thường là định tính, tương đối hoặc chọn một trong các giải đoán.

4. Ai được thực hiện NDT?

Để thực hiện các quy trình kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm không phá hủy đòi hỏi kỹ thuật viên phải có trình độ chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm cũng như được đào tạo bài bản. Công ty cổ phần LDT là một trong số ít các đơn vị thực hiện hoạt động kiểm tra không phá hủy đã được cấp giấy chứng nhận có đủ năng lực thực hiện dịch vụ.

Đến với LDT khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm, bởi chúng tôi đã thực hiện các phương pháp kiểm tra không phá hủy (NDT) cho rất nhiều doanh nghiệp trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng và khắp cả nước nói chung. Bên cạnh đó, ngoài dịch vụ NDT chúng tôi còn có các dịch vụ đi kèm như: kiểm định an toàn, hiệu chuẩn thiết bị, huấn luyện/đào tạo, chứng nhận HTQL ISO, chứng nhận sản phẩm hàng hóa…

5. Các bước kiểm tra không phá hủy của LDT

Khi thực hiện kiểm tra không phá hủy bằng một trong những phương pháp kể trên, kiểm định viên của LDT sẽ lần lượt tiến hành các bước như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt kiểm tra.
  • Bước 2: Làm sạch bề mặt thiết bị cần kiểm tra.
  • Bước 3: Kiểm tra bề mặt thiết bị.
  • Bước 4: Thực hiện kiểm tra NDT (phun bột từ lên bề mặt, sử dụng tia X, gamma chiếu qua thiết bị cần kiểm tra…)
  • Bước 5: Kiểm tra sau thực hiện NDT.
  • Bước 6: Làm sạch sau kiểm tra.
  • Bước 7: Đánh giá chất liệu thiết bị.

6. Lý do chọn LDT là đơn vị thực hiện dịch vụ?

  • Là đơn vị đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực kiểm định, đào tạo, hiệu chuẩn, chứng nhận hệ thống… đạt Giải thưởng chất lượng quốc gia các năm 2017, 2018, 2019-2020
  • Chúng tôi đã được Cục Đăng kiểm – Bộ GTVT chứng nhận có đủ năng lực thực hiện kiểm tra NDT các thiết bị, 
  • Đội ngũ kiểm định viên, kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để kịp thời xử lý những sự cố bất thường trong quá trình thực hiện,
  • LDT là một đơn vị có các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định, kiểm tra thiết bị đáp ứng theo quy định kỹ thuật, đem đến sự hài lòng cho mọi khách hàng.
  • Chi phí kiểm định linh hoạt phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.

Thông tin liên hệ

Quý khách hàng, quý doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn hoặc kiểm định thiết bị, vui lòng liên hệ tới chúng tôi theo thông tin cụ thể như sau:

Công ty cổ phần LDT Mời bạn đánh giá

Từ khóa » Chứng Chỉ Ndt Là Gì