Kiểm Tra - Thử Nghiệm Không Phá Hủy NDT | UY TÍN - CHẤT LƯỢNG

Thử nghiệm không phá hủy đã trở thành một giải pháp được sử dụng rộng rãi cho nhiều dự án công nghiệp, trong sản xuất, xây dựng, vận hành nhà máy và nhiều ngành kỹ thuật khác. Có rất nhiều phương pháo NTD khác nhau, mỗi phương pháp đều có những ưu và nhươc điểm.

1. Thử nghiệm không phá hủy (NTD) là gì?

Thử nghiệm không phá hủy (Non-Destructive Testing) là việc sử dụng các phương pháp vật lý để kiểm tra phát hiện các khuyết tật bên trong hoặc ở bề mặt vật kiểm mà không làm tổn hại đến khả năng sử dụng của chúng.

Thử nghiệm không phá hủy dùng để phát hiện các khuyết tật như vết nứt, rỗ khí, ngậm xỉ, tách lớp, không ngấu, không thấu trong các mối hàn, kiểm tra ăn mòn kim loại, tách lớp của vật liệu composite, đo độ cứng của vật liệu, kiểm tra độ ẩm của bê tông, đo bề dày vật liệu, xác định kích thước và định vị cốt thép trong bê tông...

2. Lợi ích của Thử nghiệm không phá hủy (NDT)

Thử nghiệm không phá hủy (NDT) là một phương pháp kiểm tra quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, giúp đánh giá tình trạng của các sản phẩm, vật liệu và kết cấu mà không làm hỏng hay thay đổi tính chất của chúng. Việc sử dụng NDT không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe mà còn mang lại nhiều lợi ích to lớn cho cả doanh nghiệp và xã hội. Dưới đây là những lợi ích nổi bật mà NDT mang lại.

  • Đảm bảo an toàn và nâng cao độ tin cậy: Thử nghiệm không phá hủy (NDT) giúp phát hiện và đánh giá các khuyết tật ẩn sâu bên trong vật liệu như vết nứt, ăn mòn, khuyết điểm trong mối hàn hoặc các điểm yếu cấu trúc mà mắt thường không thể thấy được.
  • Giữ nguyên tính toàn vẹn của sản phẩm: Một trong những điểm mạnh nhất của NDT là khả năng kiểm tra mà không làm hỏng cấu trúc hoặc làm thay đổi đặc tính của sản phẩm. Thay vì phải phá hủy mẫu hoặc cắt bỏ các bộ phận, NDT cho phép đánh giá tính toàn vẹn và chất lượng của sản phẩm mà không làm mất giá trị của nó.
  • Tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa thời gian: NDT giúp tiết kiệm chi phí bảo trì và sửa chữa bằng cách phát hiện các khuyết tật ở giai đoạn sớm, trước khi chúng trở thành vấn đề lớn hơn. Đồng thời, việc không cần phải tháo dỡ hoặc phá hủy sản phẩm giúp giảm thời gian ngừng hoạt động của thiết bị, tối ưu hóa hiệu suất sản xuất.
  • Cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao uy tín: NDT đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát chất lượng, giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng các sản phẩm của mình đạt tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi đưa ra thị trường.
  • Tuân thủ quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật: Việc sử dụng NDT giúp các doanh nghiệp tuân thủ đúng các tiêu chuẩn quốc tế và quy định pháp lý, tránh các chế tài xử phạt từ cơ quan quản lý. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn mà còn giảm thiểu rủi ro pháp lý.
  • Bảo vệ môi trường: NDT không chỉ giúp kiểm tra chất lượng mà còn phát hiện các vấn đề như rò rỉ, ăn mòn hoặc suy giảm trong cấu trúc thiết bị, từ đó giúp ngăn ngừa sự cố liên quan đến rò rỉ dầu, hóa chất hoặc các chất độc hại ra môi trường.

Sử dụng NDT mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp, giúp bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Với vai trò kiểm tra không phá hủy, NDT không chỉ là một công cụ quản lý chất lượng mà còn là nền tảng để xây dựng niềm tin và phát triển bền vững trong nhiều ngành công nghiệp.

3. Các phương pháp thử nghiệm không phá hủy (NTD)?

3.1 Phương pháp kiểm tra siêu âm (UT)

Phương pháp kiểm tra siêu âm là phương pháp sử dụng chùm tia siêu âm để phát vào bên trong kim loại và ghi nhận lại các tia siêu âm phản xạ từ bề mặt kim loại cũng như từ các khuyết tật bên trong kim loại. Trên cơ sở phân tích các tia phản xạ này, người ta có thể xác định được chiều dày kim loại cũng như độ lớn và vị trí các khuyết tật bên trong kim loại.

Thử nghiệm không phá hủy bằng phương pháp siêu âm 

Thử nghiệm không phá hủy bằng phương pháp siêu âm

Ưu điểm của phương pháp:

  • Khả năng thâm nhập cao, cho phép phát hiện các khiếm khuyết sâu trong vật liệu;
  • Độ nhạy cao, cho phép phát hiện các khuyết tật nhỏ;
  • Trong nhiều trường hợp chỉ cần tiếp cận từ một phía của vật cần kiểm tra;
  • Độ chính xác cao hơn các phương pháp không phá hủy khác và có thể xác định độ sâu và vị trí khuyết tật;
  • Có khả năng ước lượng kích thước, định hướng, hình dạng và tính chất của khuyết tật;
  • Có khả năng ước lượng cấu trúc hợp kim dựa trên các thành phần có tính chất âm khác nhau;
  • Không gây nguy hiểm cho con người khi hoạt động và không ảnh hưởng đến thiết bị và vật liệu trong vùng lân cận;
  • Khả năng hoạt động xách tay hoặc tự động hóa;
  • Kết quả là ngay lập tức, do đó ngay tại chỗ có thể đưa ra quyết định.

3.2 Phương pháp chụp ảnh phóng xạ (RT)

Nguyên lý của phương pháp chụp ảnh phóng xạ là dùng tia phóng xạ Gamma hoặc tia X phóng xuyên qua phim, năng lượng truyền qua tùy theo mật độ sẽ cho ta nhận biết vùng nào có khuyết tật và hình ảnh rõ ràng, độ chính xác cao.

Ưu điểm của phương pháp chụp ảnh phóng xạ

  • Có thể sử dụng kiểm tra hầu hết các loại vật liệu;
  • Cung cấp ảnh chụp nhìn thấy được và lưu giữ được lâu dài;
  • Kiểm tra được sự sai hỏng bên trong lòng vật liệu;
  • Phát hiện khuyết tật thể tích;
  • Có thiết bị để kiểm tra chất lượng phim chụp.

3.3 Phương pháp kiểm tra thẩm thấu chất lỏng (PT)

Là phương pháp kiểm tra khộng phá hủy trực tiếp để phát hiện các khuyết tật trên bề mặt của vật liệu, mối hàn bằng cách sử dụng các chất lỏng có thành phần hóa học, màu sắc, độ nhớt phù hợp.

Ưu điểm khi sử dụng phương pháp

  • Rất nhạy cảm với những khuyết tật nằm trên bề mặt;
  • Thiết bị tương đối rẻ;
  • Quá trình thực hiện tương đối đơn giản;
  • Không phụ thuộc vào hình dạng vật kiểm;
  • Vật kiểm tra là sắt từ hay không sắt từ nhưng vật liệu không xốp.

Kiểm tra không phá hủy bằng phương pháp thẩm thấu chất lỏng

Kiểm tra không phá hủy bằng phương pháp thẩm thấu chất lỏng

3.4 Phương pháp kiểm tra bằng bột từ (MT)

Phương pháp kiểm tra không phá hủy dựa trên tính liên tục của các đường sức từ được tạo ra giữa hai cực của nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện.

Điểm cộng của phương pháp này:

  • Phương pháp này có độ nhạy và độ tin cậy cao đối với các khuyết tật bề mặt vật liệu và mối hàn;
  • Nhược điểm của phương pháp này là không áp dụng cho vật liệu không nhiễm từ.

3.5 Phương pháp kiểm tra dòng xoáy (ET)

là dựa trên hiệu ứng về cảm ứng điện từ. Nếu một vật dẫn điện đưa gần đến một cuộn dây có dòng điện xoay chiều chạy qua, bên trong vật dẫn này sẽ xuất hiện một dòng điện khép kín, nếu dòng điện xoay chiều này mạnh thì vật dẫn kia không có khuyết tật và ngược lại.

Lợi thế ứng dụng của phương pháp

  • Kiểm tra khuyết tật bề mặt đường ống;
  • Kiểm tra hệ thống trao đổi nhiệt dạng ống chùm;
  • Phương pháp cũng có thể đánh giá được độ dẫn điện;
  • Đo kiểm tra độ ăn mòn, chiều dày lớp phủ.

Phương pháp thử nghiệm kiểm tra dòng xoáy

Phương pháp thử nghiệm kiểm tra dòng xoáy

4. Vinacontrol CE cung cấp dịch vụ thử nghiệm không phá hủy

Sử dụng dịch vụ thử nghiệm không phá hủy của Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol (Vinacontrol CE) mang đến những lợi ích cho doanh nghiệp:

  • Vinacontrol CE có thể tiến hành thực hiện ở bất kỳ cơ sở hay lĩnh vực nào theo tiêu chuẩn quy định hoặc theo yêu cầu riêng của khách hàng;
  • Đội ngũ kiểm định viên trình độ cao, được đào tạo bài bản, có chứng chỉ kiểm tra và khả năng lựa chọn phương pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề về kiểm định hoặc thử nghiệm mà bất kỳ dự án công trình nào cũng có thể phải đối mặt;
  • Trang thiết bị máy móc hiện đại, đa dạng;
  • Thời gian nhanh chóng, chi phí hợp lý.

Quý khách hàng có thắc mắc hay yêu cầu về dịch vụ thử nghiệm không phá hủy, liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ.

Từ khóa » Chứng Chỉ Ndt Là Gì