Điểm Chuẩn Các Trường đào Tạo Ngành Quản Lý Giáo Dục
Có thể bạn quan tâm
Ngành Quản lý giáo dục là một ngành học góp phần rất lớn đối với việc xây dựng nền hành chính giáo dục chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới nền giáo dục hiện nay. Để nắm chắc cơ hội theo học ngành nghề này, các bạn thí sinh cần phải tìm hiểu về điểm chuẩn các trường đào tạo ngành quản lý giáo dục cùng một số thông tin liên quan đến ngành học này.
Khái niệm ngành quản lý giáo dục là gì?
Ngành đào tạo: QUẢN LÝ GIÁO DỤC (tiếng anh là Education managenment)
Trình độ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: 4 năm
Ngành Quản lý giáo dục là gì? Quản lý giáo dục là một ngành học có chức năng tổ chức tất cả những hoạt động giáo dục đồng thời giám sát và đánh giá những hoạt động giáo dục đó. Chức năng tổ chức sẽ giúp cho hệ thống giáo dục của nhà trường hoạt động một cách ổn định hơn. Giám sát và đánh giá các hoạt động giáo dục sẽ có thể giúp cho nhà trường cải thiện được chất lượng của các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả nhất.
Đổi mới và cải tiến trong giáo dục luôn cần phải có sự hiện diện của những nhà quản lý giáo dục vì mỗi một điều chỉnh trong hoạt động của một bộ phận sẽ gây ra ảnh hưởng đối với những bộ phận khác. Nhà quản lý giáo dục sẽ cần phải sắp xếp tất cả công việc một cách hợp lý nhất.
Khi theo học ngành Quản lý giáo dục các bạn thí sinh sẽ cần phải nắm chắc tất cả những kiến thức cơ bản về quản lý giáo dục cùng với kỹ năng thực hành quản lý giáo dục để có thể đáp ứng được nhu cầu quản lý, nghiên cứu, ứng dụng khoa học vào trong các hoạt động của nhà thường cùng với những cơ cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong và ngoài hệ thống giáo dục quốc dân.
Xem ngay 13 lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo bị xem xét kỷ luật là ai
Quản lý giáo dục là một ngành học có chức năng tổ chức tất cả những hoạt động giáo dục đồng thời giám sát và đánh giá những hoạt động giáo dục đó
Ngành quản lý giáo dục thi khối nào?
Với sự đổi mới trong quy chế tuyển sinh, các trường được tự chủ đưa ra đề án tuyển sinh sử dụng nhiều tổ hợp môn để xét tuyển các ngành học. Theo đó, các tổ hợp môn được sử dụng để xét tuyển ngành Quản lý giáo dục tại các trường Đại học như sau:
- A00 : Toán, Vật lý, Hóa học
- A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
- C04: Toán, Ngữ Văn, Địa Lý
- C20: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
Điểm chuẩn các trường đào tạo ngành Quản lý giáo dục
Để có thể lựa chọn học ngành quản lý giáo dục ở đâu, các bạn thí sinh sẽ cần phải nắm được thông tin tuyển sinh của các trường đào tạo ngành quản lý giáo dục, điểm chuẩn ngành quản lý giáo dục tại các trường. Hãy tham khảo những thông tin mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp sau đây.
STT | Tên Trường | Mã trường | Ngành đào tạo | Mã ngành | Tổ hợp xét tuyển | Điểm chuẩn 2019 | Ghi chú |
1 | Đại Học Sư Phạm TPHCM | SPS | Quản lý giáo dục | 7140114 | D01, A00, C00 | 19.50 | Kết quả thi THPT quốc gia 2019 |
2 | Đại Học Sài Gòn | SGD | Quản lý giáo dục | 7140114 | C04 | 19.30 | Kết quả thi THPT quốc gia 2019 |
3 | Đại Học Sài Gòn | SGD | Quản lý giáo dục | 7140114 | D01 | 18.30 | Kết quả thi THPT quốc gia 2019 |
4 | Đại học Thủ Đô Hà Nội | HNM | Quản lý giáo dục | 7140114 | C00 | 18.00 | Kết quả thi THPT quốc gia 2019 |
5 | Đại Học Sư Phạm – Đại Học Thái Nguyên | DTS | Quản lý giáo dục | 7140114 | C00, C04, C20 | 43755 | Kết quả thi THPT quốc gia 2019 |
6 | Đại Học Quy Nhơn | DQN | Quản lý giáo dục | 7140114 | A00, A01, C00, D01 | 14.00 | Kết quả thi THPT quốc gia 2019 |
Khung chương trình đào tạo ngành Quản lý giáo dục
Để các bạn có thể nắm bắt được những môn học của ngành quản lý giáo dục, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chi tiết nhất về khung chương trình đào tạo ngành Quản lý giáo dục.
1. NHỮNG MÔN HỌC BẮT BUỘC
A1. Khối kiến thức cốt lõi của khoa học xã hội và nhân văn
STT | Tên môn học | STT | Tên môn học |
1. | Cơ sở văn hóa Việt Nam | 7. | Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênin 1 |
2. | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam | 8. | Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênin 2 3 |
3. | Lịch sử văn minh thế giới | 9. | Tư duy hiệu quả |
4. | Pháp luật đại cương | 10. | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
5. | Đại cương Khoa học nhận thức | 11. | Tin học đại cương |
6. | Phương pháp học đại học | 12. | Ngoại ngữ |
A2. Khối kiến thức cơ sở ngành và liên ngành của khoa học giáo dục
STT | Tên môn học | STT | Tên môn học |
1. | Cơ sở pháp lý trong hoạt động giáo dục | 9. | Tâm lý học đại cương |
2. | Đại cương Khoa học quản lý | 10. | Tâm lý học phát triển |
3. | Giáo dục học đại cương | 11. | Thống kê ứng dụng trong giáo dục |
4. | Lịch sử giáo dục | 12. | Tiếng Anh cơ sở ngành |
5. | Lý luận dạy học | 13. | Tâm lý học quản lý |
6. | Lý luận giáo dục | 14. | Nhập môn Xã hội học giáo dục |
7. | Nhập môn kinh tế học giáo dục | 15. | Giới thiệu ngành giáo dục |
8. | Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục |
A3. Khối kiến thức Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Khối kiến thức chuyên ngành chung
STT | Tên môn học | STT | Tên môn học |
1. | Giáo dục so sánh | 7. | Quản lý nhà nước về GD |
2. | Lãnh đạo và quản lý giáo dục | 8. | Quản trị nguồn nhân lực trong giáo dục |
3. | Nhập môn chính sách giáo dục | 9. | Quản lý trường học |
4. | Quản lý dự án giáo dục | 10. | Tiếng Anh chuyên ngành 1 |
5. | Quản lý hoạt động phối hợp trong giáo dục | 11. | Tiếng Anh chuyên ngành 2 |
6. | Quản lý chất lượng trong GD |
Khối kiến thức chuyên ngành có định hướng
Sinh viên sẽ được lựa chọn 1 trong 2 định hướng sau đây:
STT | Tên môn học | STT | Tên môn học |
Hướng 1: Quản lý giáo dục | Hướng 2: Giảng dạy giáo dục | ||
1. | Quản lý tài chính trong GD | 1. | Phát triển chương trình học |
2. | Marketing trong giáo dục | 2. | Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học |
3. | Nhập môn quan hệ công chúng | 3. | Phương pháp giảng dạy |
4. | Thanh tra giáo dục | 4. | Đánh giá kết quả học tập |
A4. Học phần thực tập, thực tế
STT | Tên môn học | STT | Tên môn học |
1. | Tham quan thực tế | 3. | Thực tập chuyên ngành |
2. | Kiến tập nghề nghiệp |
2. NHỮNG MÔN HỌC TỰ CHỌN
B1. Khối kiến thức cốt lõi của khoa học xã hội và nhân văn
STT | Tên môn học | STT | Tên môn học |
1. | Chính trị học đại cương | 5. | Tiến trình lịch sử Việt Nam |
2. | Kinh tế học đại cương | 6. | Tôn giáo học đại cương |
3. | Mỹ học đại cương | 7. | Thực hành văn bản Tiếng Việt |
4. | Nhân học đại cương |
B2. Khối kiến thức cơ sở ngành và liên ngành của khoa học giáo dục
Tích lũy tối thiểu 8TC theo 1 trong 2 định hướng
STT | Tên môn học | STT | Tên môn học |
Hướng 1: Quản lý giáo dục | |||
1. | Phương pháp luận sáng tạo | 4. | Sinh lý học thần kinh |
2. | Ứng dụng tin học trong công tác văn phòng, văn thư và lưu trữ | 5. | Tâm lý học thần kinh |
3. | Tâm lý học sáng tạo | 6. | Tâm lý học xã hội |
Hướng 2: Giảng dạy - giáo dục | |||
1. | Giáo dục cộng đồng | 5. | Lý luận giáo dục lại |
2. | Giáo dục dân số môi trường | 6. | Lý thuyết học tập |
3. | Giáo dục gia đình | 7. | Tâm lý học nhận thức |
4. | Giáo dục suốt đời |
B3. Khối kiến thức chuyên ngành tự chọn
Tích lũy tối thiểu 4TC theo 1 trong 2 định hướng
STT | Tên môn học | STT | Tên môn học |
Hướng 1: Quản lý giáo dục | |||
1. | Chính sách công | 5. | Tâm lý học lao động |
2. | Quản trị hành chính văn phòng | 6. | Tâm lý nhân sự |
3. | Quản lý công | 7. | Kỹ năng cơ bản trong tổ chức và phát triển cộng đồng |
4. | Quản trị học căn bản | ||
Hướng 2: Giảng dạy - giáo dục | |||
1. | Trắc nghiệm khách quan | 6. | Lý thuyết và kỹ thuật xây dựng test |
2. | Tâm lý học sư phạm | 7. | Công tác xã hội trong trường học |
3. | Giáo dục đặc biệt | 8. | Công tác xã hội với gia đình và tre em |
4. | Công tác đoàn – đội | 9. | Tâm lý học truyền thông |
5. | Công tác xã hội | Tâm lý giao tiếp |
Khóa luận tốt nghiệp (tự chọn có điều kiện): 10 TC
Cơ hội việc làm ngành Quản lý giáo dục
Cơ hội việc làm ngành quản lý giáo dục hiện nay như thế nào? Hiện nay, nhà nước đang trú trọng phát triển giáo dục tại các tỉnh thành miền núi nên nhu cầu về cán bộ tham gia đào tạo là rất lớn. Tuy nhiên, do điều kiện về cơ sở vật chất cũng như phúc lợi nên có rất ít người dám dấn thân vào công việc này. Chính vì thế, nếu như bạn có đủ năng lực, bản lĩnh và biết vượt qua khó khăn thì đây chính là một ngành học sẽ mang lại cơ hội rất lớn.
Không chỉ có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực mà ngành Quản lý giáo dục còn có ý nghĩa vô cùng lớn đối với sự phát triển của những mầm non trong tương lai của đất nước. Chắc chắn rằng các bạn sẽ rất tự hòa với những nỗ lực và cố gắng của bản thân.
Cơ hội việc làm ngành quản lý giáo dục hiện nay như thế nào?
Học ngành Quản lý giáo dục ra làm gì?
Đối với ngành Quản lý giáo dục, sau khi tốt nghiệp các bạn sinh viên sẽ có đầy đủ kiến thức và năng lực để đảm nhiệm những vị trí công tác sau đây:
- Chuyên viên (Chuyên viên quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học; Chuyên viên văn phòng; Chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên; Chuyên viên phòng đảm bảo chất lượng, phòng đào tạo, phòng tổ chức cán bộ, phòng thanh tra giáo dục…) tại những cơ sở giáo dục (trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, trung học dạy nghề, cao đẳng, đại học).
- Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ quan quản lý giáo dục (Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa, giáo dục tại những cơ quan chính quyền các cấp (ủy ban nhân dân các cấp) và các tổ chức văn hóa giáo dục ở cộng đồng.
- Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ sở giáo dục thường xuyên (Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp quận, huyện, tỉnh); các cơ sở đào tạo bồi dưỡng, các cơ quan quản lý giáo dục của các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, dự án, các tổ chức giáo dục ngoài công lập; cơ sở giáo dục cộng đồng (Trung tâm học tập cộng đồng)…
- Giảng viên chuyên ngành quản lý giáo dục tại các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ (Các học viện, trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cấp tỉnh, thành phố, các khoa trong trường đại học và cao đẳng).
- Cán bộ nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về quản lý giáo dục (các trung tâm nghiên cứu, các viện nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng…).
- Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ cao hơn của ngành Quản lý giáo dục. Hầu hết tất cả cán bộ lãnh đạo, cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện đều đã từng học tập, nghiên cứu chuyên ngành này.
Với những thông tin trong bài viết sau đây, chắc hẳn các bạn đã nắm được một số thông tin tổng quan về ngành Quản lý giáo dục, các trường đào tạo ngành quản lý giáo dục, ngành quản lý giáo dục bao nhiêu điểm… Chúc các bạn sẽ tìm được một con đường phù hợp nhất cho tương lai của mình.
XEM THÊM:
- Điểm chuẩn ngành giáo dục tiểu học
- 5 nhiệm vụ của giáo dục tiểu học trong năm học mới 2019-2020
- Tổng hợp mức học phí các trường Đại học, Cao đẳng tại Hà Nội
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Từ khóa » đại Học Sư Phạm Ngành Quản Lý Giáo Dục
-
Chuyên Ngành Quản Lý Giáo Dục - Đại Học Sư Phạm Hà Nội
-
Chuyên Ngành Quản Lý Giáo Dục - Đại Học Sư Phạm TPHCM
-
Cử Nhân Quản Lý Giáo Dục - Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
-
Tìm Hiểu Ngành Nghề: Quản Lý Giáo Dục Là Gì? Mức Lương Thế Nào?
-
KHOA KHGD - Đại Học Sư Phạm
-
Ngành Quản Lý Giáo Dục || Thông Tin Tuyển Sinh Đại Học, Cao Học ...
-
Khoa Quản Lý Giáo Dục
-
Tìm Hiểu Về Ngành Quản Lý Giáo Dục - Tuyển Sinh Số
-
Quản Lý Giáo Dục - Trường Đại Học Sư Phạm TP. HCM - Edu2Review
-
Thạc Sĩ Quản Lý Giáo Dục - Trường Đại Học Sư Phạm TPHCM
-
Ngành Quản Lý Giáo Dục
-
Quản Lý Giáo Dục (Thạc Sĩ) - Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
-
Ngành Quản Lý Giáo Dục Là Gì? Top 4 Trường đào Tạo Uy Tín Chất Lượng