Tìm Hiểu Ngành Nghề: Quản Lý Giáo Dục Là Gì? Mức Lương Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Quản lý giáo dục không chỉ là một ngành nghề mà còn là một nghệ thuật đòi hỏi sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn về giáo dục và kỹ năng quản lý.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành quản lý giáo dục – một lĩnh vực đầy thách thức nhưng cũng không kém phần hấp dẫn.
1. Ngành Quản lý giáo dục là gì?
Khái niệm
Ngành Quản lý giáo dục là một lĩnh vực chuyên nghiệp đòi hỏi sự hiểu biết về lý thuyết giáo dục, phương pháp giảng dạy cũng như các kỹ năng quản lý và lãnh đạo để điều hành hiệu quả các cơ sở giáo dục từ mầm non, tiểu học, trung học đến giáo dục đại học và sau đại học.
Các chuyên gia trong ngành quản lý giáo dục chịu trách nhiệm cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách giáo dục, quản lý nguồn lực, đảm bảo chất lượng giáo dục và phát triển môi trường học tập tích cực cho học sinh, giáo viên.
Họ có thể đảm nhận các vị trí như hiệu phó, phó hiệu trưởng, quản lý chương trình học, quản lý dự án giáo dục hoặc chuyên gia tư vấn giáo dục.
Ngành Quản lý giáo dục có mã ngành xét tuyển đại học là 7140114.
Tầm quan trọng của ngành Quản lý giáo dục trong xã hội hiện nay
Ngành Quản lý giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển hệ thống giáo dục của một xã hội.
Một hệ thống giáo dục được quản lý tốt không chỉ tạo ra môi trường học tập tốt cho học sinh mà cont thúc đẩy hiệu quả trong công tác giảng dạy của giáo viên và mang lại giá trị lớn cho xã hội.
Thực hiện quản lý giáo dục một cách hiệu quả đồng nghĩa với việc mang lại cơ hội giáo dục bình đăng cho tất cả mọi người, nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng nhu cầu của xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa và công nghệ số.
Thông qua việc đảm bảo chất lượng giáo dục, ngành quản lý giáo dục góp phần vào việc tạo lập một thế hệ công dân có tri thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức, góp phần vào phát triển bền vững của xã hội.
2. Các tố chất phù hợp với ngành quản lý giáo dục
Để học tập và thành công trong ngành quản lý giáo dục, có một số tố chất mà bạn cần phát triển:
- Kỹ năng lãnh đạo mạnh mẽ, có khả năng đưa ra quyết định và hướng dẫn đội nhóm của mình đạt được mục tiêu.
- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả với đội ngũ giáo viên, học sinh, phụ huynh và cộng đồng.
- Có tầm nhìn chiến lược, có khả năng nhìn xa trông rộng, lên kế hoạch và xác định hướng đi cho tổ chức giáo dục của mình.
- Có khả năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt và sáng tạo.
- Có đam mê và sẵn sàng cống hiến cho giáo dục và phát triển.
3. Ngành Quản lý giáo dục học trường nào?
Nên học ngành Quản lý giáo dục ở trường nào?
Trong năm 2023 có một số trường đại học, học viện tuyển sinh và đào tạo ngành Quản lý giáo dục. Tùy thuộc vào nơi bạn ở và mong muốn nguyện vọng của mình để lựa chọn trường sao cho phù hợp nhé.
Danh sách các trường đại học tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
TT | Tên trường | Điểm chuẩn 2023 |
1 | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội | 23.25 |
2 | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 24.8 – 26.5 |
3 | Học viện Quản lý giáo dục | 15 |
4 | Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN | 20.5 |
5 | Trường Đại học Vinh | 23.25 |
6 | Trường Đại học Quy Nhơn | 15 |
7 | Trường Đại học Sư phạm Huế | |
8 | Trường Đại học Sài Gòn | 22.39 – 23.39 |
9 | Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM | 23.5 – 24.5 |
10 | Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long | 15 |
11 | Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng | 15 |
12 | Trường Đại học Sư phạm TPHCM | 23.1 |
4. Các khối thi ngành Quản lý giáo dục
Với ngành Quản lý giáo dục, các bạn có thể sử dụng các khối thi sau để đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên mỗi trường sẽ có những tổ hợp khác nhau nên tốt nhất muốn biết chi tiết các bạn hãy click vào tên trường và tìm tới ngành Quản lý giáo dục nhé.
Các khối thi ngành Quản lý giáo dục bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối C04 (Toán, Văn, Địa)
- Khối C14 (Văn, Toán, GDCD)
- Khối C20 (Văn, Địa, GDCD)
- Khối D01 (Toán, Anh, Văn)
- Khối D14 (Văn, Anh, Sử)
- Khối D15 (Văn, Anh, Địa)
- Khối D78 (Văn, Anh, KHXH)
5. Chương trình học ngành Quản lý giáo dục
Mời các bạn tham khảo chương trình đào tạo ngành Quản lý giáo dục trong 4 năm học:
I. HỌC PHẦN ĐẠI CƯƠNG |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
Pháp luật đại cương |
Tâm lý học đại cương |
Ngoại ngữ học phần 1 |
Ngoại ngữ học phần 2 |
Ngoại ngữ học phần 3 |
Tin học căn bản |
Giáo dục thể chất 1 |
Giáo dục thể chất 2 |
Giáo dục thể chất 3 |
Giáo dục Quốc phòng – Học phần I |
Giáo dục Quốc phòng – Học phần II |
Giáo dục Quốc phòng – Học phần III |
Giáo dục Quốc phòng – Học phần IV |
II. HỌC PHẦN CHUYÊN MÔN |
A. Cơ sở ngành |
Tâm lý học giáo dục |
Nhập môn nghề giáo |
Giáo dục học đại cương |
Tổ chức hoạt động giáo dục ở trường phổ thông |
Kiểm tra và đánh giá trong giáo dục |
Giao tiếp trong quản lý giáo dục |
Logic học đại cương |
Cơ sở Tâm lý học của quản lý giáo dục |
Phát triển chương trình giáo dục |
Thống kê trong nghiên cứu khoa học xã hội |
Giáo dục kỹ năng sống |
Phương pháp học tập tích cực |
Hoạt động nhóm và kỹ năng truyền thông |
B. Chuyên ngành |
Học phần bắt buộc |
Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam và các nước trên thế giới |
Đại cương về khoa học quản lý |
Giáo dục hướng nghiệp |
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục |
Lịch sử các tư tưởng giáo dục |
Chiến lược phát triển giáo dục |
Khoa học quản lý giáo dục |
Nghiệp vụ công tác học sinh, sinh viên trong cơ sở giáo dục |
Cơ sở pháp lý của quản lý giáo dục |
Quản lý trường học và cơ sở giáo dục |
Nhân cách và lao động của người cán bộ QLGD |
Hệ thống thông tin trong quản lý giáo dục |
Quản lý hoạt động dạy học |
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp |
Quản lý nhân sự trong giáo dục |
Quản lý cơ sở vật chất trường học |
Quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục |
Công tác Đảng và đoàn thể trong trường học |
Quản lý tài chính trong trường học |
Kiểm tra và thanh tra trong giáo dục |
Đảm bảo chất lượng giáo dục |
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục |
Tham vấn học đường |
Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo |
Xử lý tình huống quản lý giáo dục |
Quản lý người học trong nhàIV trường |
Phát triển tập thể sư phạm |
Học phần tự chọn |
Giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản |
Kiểm định chất lượng giáo dục |
Marketing trong giáo dục |
Giáo dục gia đình |
Giáo dục vì sự phát triển bền vững |
Tổ chức, quản lý cơ sở giáo dục ngoài công lập |
Quản lý hoạt động giáo dục cộng đồng |
Giáo dục giá trị |
Giáo dục chuyên biệt |
III. HỌC PHẦN NGHỀ NGHIỆP |
Học phần cơ sở chung (Rèn luyện nghiệp vụ quản lý giáo dục thường xuyên) |
Học phần nghề nghiệp chuyên ngành (Rèn luyện nghiệp vụ quản lý giáo dục) |
Thực hành nghề nghiệp (Thực tập quản lý giáo dục) |
IV. KHÓA LUẬN, TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU HOẶC HỌC PHẦN THAY THẾ TỐT NGHIỆP |
Lựa chọn 1 trong 3 hình thức dưới: |
Lựa chọn 1: Thực hiện 1 khóa luận (20.000 từ) |
Lựa chọn 2: Thực hiện một tiểu luận(10.000 từ) và tích lũy thêm 03 tín chỉ từ các học phần (EDUC 1417/1361/1362) |
Lựa chọn 3:Tích lũy thêm 06 tín chỉ từ các học phần (EDUC 1417/1361/1362) bao gồm:
|
6. Xu hướng và thách thức trong tương lai của ngành quản lý giáo dục
Trong tương lai, ngành quản lý giáo dục có thể phải đối mặt với một số xu hướng và thách thức dưới đây:
- Áp dụng công nghệ vào giáo dục, người làm quản lý giáo dục cần phải thích nghi và sử dụng công nghệ một cách hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc một tổ chức giáo dục đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ có thể trở nên phức tạp hơn.
- Nhu cầu đổi mới chương trình học đặt ra thách thức trong việc cập nhật và đổi mới chương trình học để đáp ứng nhu cầu thực tế.
- Vấn đề quản lý tài chính và nguồn lực là một thách thức lớn, đặc biệt là khi nguồn lực và ngân sách giáo dục thường bị giới hạn.
- Đại dịch covid-19 đã tạo ra sự thay đổi lớn trong cách chúng ta giảng dạy và học tập. Người làm quản lý giáo dục cần tìm kiếm cách thức mới để có thể cung cấp giáo dục chất lượng trong bối cảnh học trực tuyến và mô hình học tập linh hoạt kết hợp.
7. Mức lương trung bình ngành Quản lý giáo dục
Mức lương trong ngành quản lý giáo dục thường phụ thuộc vào một số yếu tố như vị trí công việc, kinh nghiệm cũng như trình độ học vấn của bạn.
Tại Việt Nam, TrangEdu chưa có thông tin về mức lương của người làm trong lĩnh vực quản lý giáo dục.
Theo thống kê tại Mỹ, mức lương cho người làm quản lý giáo dục là khoảng $97.000 hàng năm. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt giữa nhiều người cùng làm trong ngành này.
Ngành Quản lý giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường học tập chất lượng và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh.
Dù ngành học này đang và sẽ gặp phải nhiều thách thức. Tuy nhiên với sự sáng tạo và không ngừng học hỏi, chúng ta hoàn toàn có thể đối mặt và vượt qua.
Ngành Quản lý giáo dục đang mở ra nhiều cơ hội cho những người có đam mê với giáo dục và mong muốn đóng góp vào sự phát triển của xã hội thông qua việc giáo dục.
Từ khóa » đại Học Sư Phạm Ngành Quản Lý Giáo Dục
-
Chuyên Ngành Quản Lý Giáo Dục - Đại Học Sư Phạm Hà Nội
-
Chuyên Ngành Quản Lý Giáo Dục - Đại Học Sư Phạm TPHCM
-
Cử Nhân Quản Lý Giáo Dục - Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
-
KHOA KHGD - Đại Học Sư Phạm
-
Điểm Chuẩn Các Trường đào Tạo Ngành Quản Lý Giáo Dục
-
Ngành Quản Lý Giáo Dục || Thông Tin Tuyển Sinh Đại Học, Cao Học ...
-
Khoa Quản Lý Giáo Dục
-
Tìm Hiểu Về Ngành Quản Lý Giáo Dục - Tuyển Sinh Số
-
Quản Lý Giáo Dục - Trường Đại Học Sư Phạm TP. HCM - Edu2Review
-
Thạc Sĩ Quản Lý Giáo Dục - Trường Đại Học Sư Phạm TPHCM
-
Ngành Quản Lý Giáo Dục
-
Quản Lý Giáo Dục (Thạc Sĩ) - Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
-
Ngành Quản Lý Giáo Dục Là Gì? Top 4 Trường đào Tạo Uy Tín Chất Lượng