Điểm Cộng ưu Tiên Khu Vực Chỉ áp Dụng Cho Năm Thí Sinh Tốt Nghiệp ...

Vừa qua, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2022. Trong đó quy định một số điểm mới so với các năm trước, nhất là quy định về điểm ưu tiên.

TOPUNI 2025 - GIẢI PHÁP LUYỆN THI ĐẠI HỌC TOÀN DIỆN Đồng hành cùng 2K7 chắc vé Đại học TOP
  • Bất chấp biến động thi cử, lộ trình toàn diện cho mọi kỳ thi
  • Hệ thống trọn gói đầy đủ kiến thức theo sơ đồ tư duy, dễ dàng ôn luyện
  • Đội ngũ giáo viên luyện thi nổi tiếng với 17+ năm kinh nghiệm
  • Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình ôn luyện
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này! HỌC THỬ MIỄN PHÍ ĐĂNG KÝ NGAY

Dự kiến điểm cộng ưu tiên khu vực chỉ áp dụng cho năm thí sinh tốt nghiệp THPT

Mục lục

  • Điều chỉnh quy định về điểm ưu tiên
  • Về nguyện vọng xét tuyển
  • Quy định về việc xác nhận nhập học của thí sinh

Điều chỉnh quy định về điểm ưu tiên

Cụ thể, Bộ GD&ĐT điều chỉnh nội dung liên quan tới điểm ưu tiên khu vực. Theo đó, mức điểm cộng ưu tiên giữ nguyên (khu vực 1 (KV1) là 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5 điểm và khu vực 2 (KV2) là 0,25 điểm).

Tuy nhiên thí sinh cần lưu ý một nội dung quan trọng, đó là điểm cộng ưu tiên khu vực dự kiến chỉ áp dụng cho năm thí sinh tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp). Trong trường hợp thí sinh đã tốt nghiệp THPT, nếu thi lại để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ không được tính điểm ưu tiên khu vực (như khu vực 3).

Về nguyện vọng xét tuyển

Những thay đổi mà bộ GD&ĐT thông tin trước đây cũng được đưa vào dự thảo quy chế như lọc ảo tất cả các phương thức trong 1 lần, đăng ký nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT.

Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường phải có căn cứ và lộ trình hợp lý khi bổ sung phương thức, tổ hợp xét tuyển mới, chỉ tiêu phương thức, tổ hợp sử dụng trong năm trước không giảm quá 30% chỉ tiêu của ngành, CTĐT.

Cũng theo đó, các trường không được sử dụng quá 4 tổ hợp xét tuyển cho một ngành, một chương trình đào tạo (trừ trường hợp các tổ hợp môn chỉ khác nhau ở môn ngoại ngữ)

Các thí sinh dự tuyển đào tạo chính quy đợt 1 (bao gồm cả những thí sinh đã dự tuyển theo kế hoạch xét tuyển sớm của cơ sở đào tạo) thực hiện đăng ký xét tuyển trên hệ thống (qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia) theo kế hoạch chung và hướng dẫn của Bộ..

Theo đó, thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau, không hạn chế số nguyện vọng, các nguyện vọng được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Trong trường hợp thí sinh có nhiều nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển thì chỉ được công nhận trúng tuyển, gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.

Thí sinh thể hiện nguyện vọng thông qua các lựa chọn trên phiếu đăng ký (theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT) như sau: thứ tự ưu tiên của nguyện vọng (số 1 thể hiện nguyện vọng cao nhất); lựa chọn về cơ sở đào tạo, đơn vị tuyển sinh (mã trường); lựa chọn ngành, nhóm ngành, chương trình đào tạo và phương thức tuyển sinh (mã ngành); lựa chọn tổ hợp xét tuyển (mã tổ hợp) đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi theo môn thi, hoặc phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập các môn học THPT.

Quy định về việc xác nhận nhập học của thí sinh

Năm nay, các trường không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn lịch trình chung của Bộ, mà chỉ được phép công bố và tải danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Ví dụ: thí sinh A đã trúng tuyển theo phương thức xét học bạ vào ngành Kế toán của trường B. Nhưng sau khi thi tốt nghiệp THPT, nếu A cảm thấy thích ngành khác hoặc có khả năng trúng tuyển ngành khác bằng điểm thi tốt nghiệp, em phải đặt các nguyện vọng mới ở thứ tự ưu tiên cao hơn ngành Kế toán. Còn nếu vẫn thích học ngành Kế toán của trường B, em phải đăng ký ngành này ở nguyện vọng một.

Các thí sinh trúng tuyển theo phương thức tuyển thẳng có thể các nhận nhập học sớm nếu đủ điều kiện, hoặc theo kế hoạch chung như những thí sinh khác. Nhà trường không được bắt buộc thí sinh xác nhận nhấp học sớm. Khi chưa thực hiện xác nhận nhập học, các em vẫn có thể đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung và có thêm cơ hội trúng tuyển như những thí sinh khác.

Ngoài ra, việc xác nhận nhập học của thí sinh phải được thực hiện bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống.

Nếu cơ sở đào tạo quy định thí sinh xác nhận nhập học bằng hình thích khác (qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc có thể kết hợp trong quy trình nhập học), cơ sơ đào tạo phải thực hiện xác nhận nhập học cho thí sinh trên hệ thống.

Trường hợp trong thời hạn quy định mà thí sinh không xác nhận nhập học:

– Nếu không có lý do chính đáng thì coi như thí sinh từ chối nhập học và cơ sở đào tạo có quyền không tiếp nhận;

– Nếu do sai sót, nhầm lẫn của cá nhân, tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh hoặc cá nhân thí sinh gây ra cơ sở đào tạo chủ động phối hợp với các cá nhân, tổ chức liên quan xem xét các minh chứng và quyết định việc tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau.

– Nếu do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, cơ sở đào tạo xem xét quyết định tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau;

Ngoài ra, thí sinh đã xác nhận nhập học tại một cơ sở đào tạo sẽ không được tham gia xét tuyển ở nơi khác, hay ở các đợt xét tuyển bổ sung, trừ trường hợp có sự cho phép của cơ sở đào tạo.

Chi tiết dự thảo quy chế tuyển sinh:

Bộ GD&ĐT: Một số yêu cầu mới đối với phương thức xét học bạ năm 2022

Tags
Tốt nghiệp THPT 2022 Tuyển sinh 2022

Từ khóa » điểm ưu Tiên Khu Vực