Điểm Qua Những Kỹ Thuật Nuôi Cá Bống Mú Hiệu Quả - Nông Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Cá bống mú là loại cá bổ dưỡng, thịt thơm ngon, ngọt được nhiều người ưa thích. Vì vậy, giá cá mú cũng cao hơn các loại cá khác trên thị trường. Đây là lý do nhiều người tìm cách nuôi cá mú để ổn định kinh tế. Tuy nhiên, muốn nuôi hiệu quả, từ thả nuôi, thả giống đến quản lý và chăm sóc, bạn phải nắm được công nghệ nuôi cá mú chính xác và phù hợp. Cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm những cách chăm sóc và phòng bệnh cũng như nuôi cá bống mú sao cho đạt năng suất cao nhất nhé.
Đặc tính sinh học của cá bống mú
Cá bống mú sinh sống ở vùng biển nước mặn và nước lợ. Chúng có thân dài, màu xám tro, có các đốm tròn trên da. Thức ăn là các loại động vật nhỏ như tôm, tép, cá,…Sinh sản nhiều nhất từ tháng 6 – tháng 8, mỗi cá thể mẹ có thể đẻ hơn 10.000 trứng trong 1 lần sinh sản.
Điều kiện nuôi cá bống mú
- Độ mặn nuôi cá:10 – 23 ‰
- Độ trong nuôi cá: 30 – 45 cm
- Độ kiềm nuôi cá: 60 – 100 mg/l
- Độ pH nuôi cá: 7.5 – 8.5
- NH3 trong nước: 0 – 0.008 mg/l
Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật nuôi cá bống mú
Mô hình nuôi cá bống mú cho hiệu quả nhất, khi bạn áp dụng đúng kỹ thuật dưới đây:
Chuẩn bị ao nuôi
Trước khi nuôi cần chuẩn bị ao nuôi phù hợp, một ao nuôi cá bống mú tốt có các đặc điểm sau:
- Vị trí ao đặt tại khu vực gần nguồn nước.
- tích từ 200m2 trở lên.
- Độ sâu từ 1,5-2m.
- Độ pH từ 7,5-7,5.
- Môi trường đất không bị nhiễm phèn, ngập mặn.
- Làm mái che để tránh ánh nắng mạnh trực tiếp xuống ao.
Lưu ý: Khi thả nuôi cá bống mú cần tiến hành cải tạo ao, nạo vét hết lớp bùn đáy, vệ sinh bờ, rải vôi xung quanh ao để diệt các mầm bệnh.
Chọn giống và thả nuôi cá
Chọn con giống tốt sẽ cho tỉ lệ sống cao, sức đề kháng tốt. Chọn con giống có các đặt điểm:
- Ngoại hình đẹp, kích thước đồng đều, màu sáng.
- Kích thước cá giống từ 4-5cm.
- Hoạt động bơi lội tốt trong môi trường nước.
Khi thả cá giống cần đảm bảo ao nuôi có nhiệt độ ổn định, môi trường ở ao phải gần tương đồng với môi trường cá giống đang sống, để tránh cá bị sốc nhiệt, thả từ từ để cá làm quen với môi trường mới. Mật độ thả nuôi từ 2-4 con/m2.
Thức ăn cho cá
Thức ăn sử dụng cho cá bống mú là thức ăn công nghiệp, dạng viên, kết hợp với thức ăn tươi sống như cá tạp, cá cơm,…vào 7h và 18h hằng ngày.
Tùy vào thời tiết, kích cỡ cá, lượng thức ăn sẽ được điều chỉnh tương ứng:
- Cá giai đoạn mới thả đến 2 tháng tuổi, lượng thức ăn từ 5-7% trọng lượng cá.
- Cá giai đoạn 2-6 tháng tuổi, cho cá ăn 4-6% trọng lượng cơ thể.
- Cá giai đoạn từ 6 tháng đến thu hoạch, khẩu phần ăn 2-3% trọng lượng.
Quan sát lượng thức ăn để kịp thời điều chỉnh tránh dư thừa thức ăn làm bẩn nguồn nước ao nuôi.
Quy trình quản lý và chăm sóc
Theo dõi và chăm sóc cá bống mú hằng ngày để biết sự sinh trưởng của chúng có tốt. Để cá sinh trưởng tốt nhất trong môi trường nuôi cần quản lý tốt các đặc điểm:
- Nhiệt độ ổn định không quá 280C.
- Đảm bảo nguồn nước sạch, không bị đục bẩn.
- Theo dõi lượng thức ăn cá ăn hằng ngày.
- Thức ăn phải tươi sống, không bị ôi ương. Đối với thức ăn công nghiệp bảo quản nơi thoáng mát, tránh bị nấm mốc.
- Định kỳ kiểm tra chất lượng nguồn nước, đường ống, mái che.
- Bệnh lở loét
Nguyên nhân do nguồn nước không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công, làm da cá bị lở loét, các vây bị thốt rữa. Bà con cần tắm cá trong nước ngọt có sục khí 15 – 20 phút để trị bệnh.
- Bệnh do kí sinh trùng
Nguyên nhân là do các kí sinh trùng như giun, đĩa…gây nên. Trị bệnh bằng cách dùng formol 200mg/l tắm cho cá 30 – 40 phút hoặc tắm trong oxy già 150mg/l trong 30 phút.
Thu hoạch
Khi thu hoạch cần nhẹ nhàng, tránh làm cá bị thương, có thể dùng lưới để thu hoạch.
Sau hơn 8 tháng có thể xuất bán cá bống mú.
Áp dụng đúng mô hình nuôi cá bống mú trên, ước tính với mỗi 1 ao diện tích 200m2, với mật độ thả nuôi 3 con/m2, tỷ lệ sống 80%. Cá xuất bán đạt trọng lượng từ 1,5-2kg, với giá tại ao khoảng 150.000 đồng/kg. Sau khi trừ các chi phí người nuôi lãi hơn 50 triệu đồng.
Một số lưu ý từ mô hình nuôi cá bống mú
Một số lưu ý khác mà người nuôi cá bống mú cần chú ý:
- Phòng một số bệnh cho cá bống mú bằng cách bổ sung Vitamin C, tắm thuốc tím định kỳ. (Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách sử dụng vitamin C đúng cách cho thủy sản)
- Khi vận chuyển cá giống về ao nuôi cần cẩn thận, tránh làm cá bị thương.
- Thả cá giống vào buổi sáng hoặc tầm chiều tối.
Có thể thấy lợi nhuận mà mô hình nuôi cá bống mú mang lại là rất lớn. Áp dụng kỹ thuật chúng tôi cung cấp ở trên, giúp cho ao nuôi của bạn đạt năng suất cá bống mú thu hoạch cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình bạn. Ngoài ra, bạn hãy tham khảo thêm một số kinh nghiệm từ mô hình nuôi các loại thủy sản khác để có thêm kiến thức nhé.
Tags: Bệnh do kí sinh trùngBệnh lở loétChuẩn bị ao nuôi cáThức ăn cho cáTừ khóa » Thức ăn Nuôi Cá Bống Mú
-
Làm Giàu Từ Cá Bống Mú - Tạp Chí Thủy Sản
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Bống Mú Trong Ao đất Hiệu Quả Số 1
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Bống Mú - 2lua
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Mú Thương Phẩm Trong Ao đất
-
Mô Hình Nuôi Cá Bống Mú Mang Lại Năng Suất Cao Cho Ngư Dân
-
Mô Hình Nuôi Cá Bống Mú Trong Ao đất Cho Thu Nhập Cao | THDT
-
Nuôi Cá Mú Trong Ao đất Ra Sao? | Farmvina Nông Nghiệp
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Bống Mú Trong Ao đất - Báo Bạc Liêu
-
Nuôi Cá Mú Lai Bằng Thức ăn Công Nghiệp
-
Thức ăn Viên Phun Cho Cá Mú - Báo Nông Nghiệp Việt Nam
-
Kỷ Thuật Nuôi Cá Mú đen Trong Ao đất - TP AQUA GROUP
-
Ý Tưởng Nuôi Cá Bống Mú - Chat Master
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Mú đen - Cá Mú Trân Châu Hiệu Quả Kinh Tế Cao
-
Cá Mú Trân Châu Giá Bao Nhiêu? Cách Nuôi? Làm Gì Ngon?