Kỹ Thuật Nuôi Cá Bống Mú - 2lua
Có thể bạn quan tâm
Ngoài thức ăn cho cá bống mú là cá phân như cá cơm, cá trích, cá liệt…, lúc cá con mới đem về cho ăn bằng thức ăn xay nhuyễn cộng với tấm cám nấu.
Khi cá lớn bằng cùm tay bắt đầu cho cá ăn loại cá phân sống, ban đầu cho ăn 1 ngày hai cữ và khi cá lớn giảm xuống cho ăn 1 cữ/ngày.
Theo ông Trí khâu quan trọng nhất là quản lý nước trong ao, cứ 15 ngày là phải thay nước ao nuôi theo quy cách bơm ra ngoài khoảng phân nửa nước hiện có trong ao, rồi bơm nước mới từ bên ngoài vào ao với thể tích tương đương như vậy mới thích nghi được cho cá.
Ao nuôi cải tạo sên vét bùn đáy, nếu có điều kiện trải bạt càng tốt để hạn chế cá đào hang quanh bờ.
Về giống có thể thả cá giống được thu gom tự nhiên cỡ 5 - 7 cm hoặc 10 - 15 cm, hoặc chọn cá sinh sản nhân tạo.
Con giống đòi hỏi không xây xát, dị hình; màu sắc tươi sáng, hoạt động nhanh nhẹn.
Về mật độ thả, đây là loài cá dữ có thể ăn thịt lẫn nhau khi thiếu mồi, nên thả ở mật độ thưa từ 1 - 3 con/m2.
Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước, giữ các chỉ số ổn định trong giới hạn thích hợp bảo đảm cho cá phát triển bình thường.
Độ mặn từ 10 - 23 ‰ ; pH từ 7.5 - 8.5 là thích hợp thả nuôi cá bống mú.
Ông Trí cho biết thêm, để cá sống trong ao phải bố trí chà và các ống nhựa có đường kính 10 - 20 cm cho cá trú ẩn, hạn chế cá tấn công nhau gây xây xát nhiễm bệnh.
Định kỳ thu mẫu bằng cách vớt những ống nhựa lên để kiểm tra sức khoẻ cũng như tốc độ tăng trưởng của cá.
Trung bình đầu tư nuôi cá mú trong ao đất đến thu hoạch khoảng 50.000 - 60.000 đồng/con/kg, còn đầu tư nuôi cá bằng lồng bè ở ngoài biển giá thành có thể tăng gấp 2 - 3 lần và quy mô bị giới hạn so với nuôi trong ao đất mà thường xuyên bị rủi ro cao.
Từ sự thành công của bản thân ông Trí nuôi loài cá này, ông còn thành lập HTX nuôi cá bống mú trong ao đất được 15 ha với 20 xã viên được ông hướng dẫn kỹ thuật nuôi rất nhiệt tình.
Các xã viên trước đây là người dân nghèo có hoàn cảnh khó khăn nay nhờ vào HTX nuôi cá mú đã có của ăn của để.
Bên cạnh đó HTX có nguồn cá bán quanh năm cho thương lái, nên giá luôn ổn định ở mức cao.
Hiện tại trong xã Bình An có nhiều người học nuôi theo và số lượng lên khoảng 100 hộ nuôi với diện tích trên 50 ha.
Ông Vương Minh Mẫn, Trưởng phòng Kinh tế huyện Kiên Lương, cho biết: Do tập tính của cá bống mú sống trong môi trường có nguồn nước lưu thông thường xuyên nên đa số người nuôi thường thả cá vào lồng, bè treo dưới biển.
Với hình thức nuôi lồng, đối tượng này tỏ ra khá thích hợp và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.
Song, hình thức nuôi này khá tốn kém và cá thường xuyên chịu ảnh hưởng của môi trường nước bên ngoài có nhiều biến động do ảnh hưởng xả lũ, áp thấp nhiệt đới, bão, các chất thải tàu khai thác vào neo đậu làm tăng rủi ro cao.
Từ khóa » Thức ăn Nuôi Cá Bống Mú
-
Làm Giàu Từ Cá Bống Mú - Tạp Chí Thủy Sản
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Bống Mú Trong Ao đất Hiệu Quả Số 1
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Mú Thương Phẩm Trong Ao đất
-
Mô Hình Nuôi Cá Bống Mú Mang Lại Năng Suất Cao Cho Ngư Dân
-
Mô Hình Nuôi Cá Bống Mú Trong Ao đất Cho Thu Nhập Cao | THDT
-
Nuôi Cá Mú Trong Ao đất Ra Sao? | Farmvina Nông Nghiệp
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Bống Mú Trong Ao đất - Báo Bạc Liêu
-
Nuôi Cá Mú Lai Bằng Thức ăn Công Nghiệp
-
Thức ăn Viên Phun Cho Cá Mú - Báo Nông Nghiệp Việt Nam
-
Kỷ Thuật Nuôi Cá Mú đen Trong Ao đất - TP AQUA GROUP
-
Điểm Qua Những Kỹ Thuật Nuôi Cá Bống Mú Hiệu Quả - Nông Nghiệp
-
Ý Tưởng Nuôi Cá Bống Mú - Chat Master
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Mú đen - Cá Mú Trân Châu Hiệu Quả Kinh Tế Cao
-
Cá Mú Trân Châu Giá Bao Nhiêu? Cách Nuôi? Làm Gì Ngon?