Điều 17. Đồng Phạm Theo Bộ Luật Hình Sự
Có thể bạn quan tâm
Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Đồng phạm.
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.
Bình Luận
1. Đồng phạm: Khái niệm đồng phạm được hiểu là việc thực hiện hành vi phạm tội khi có từ hai chủ thể trở lên và tất nhiên các chủ thể này phải có năng lực trách nhiệm hình sự. Các chủ thể cùng nhau thực hiện tội phạm một cách cố ý. Tuy nhiên với khái niệm cùng nhau thực hiện một tội phạm có thể dẫn đến nhiều cách hiểu gây nhầm lẫn mà phổ biến là cho rằng các chủ thể chỉ được xem là đồng phạm khi và chỉ khi cùng thực hiện một tội phạm, trường hợp cùng thực hiện từ hai tội phạm trở lên thì không thỏa mãn yếu tố đồng phạm. Với cách hiểu như vậy là hoàn toàn chưa phù hợp với tinh thần pháp luật bởi lẽ một hành vi phạm tội chỉ được xem xét có đồng phạm hay không khi có ít nhất từ hai chủ thể trở lên cùng thực hiện một tội phạm. Các chủ thể này thực hiện nhiều hành vi phạm tội nhưng giữa họ chỉ có duy nhất một tội phạm cùng thực hiện thì tất nhiên các hành vi phạm tội còn lại sẽ không tồn tại yếu tố đồng phạm. Chính vì vậy mà việc xem xét có tồn tại đồng phạm hay không phải được cân nhắc xem xét trên từng tội danh một để xác định và từ đó pháp luật mới đưa ra khái niệm: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm”.
Về ý chí: các chủ thể đều nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả xảy ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặt cho hậu quả đó xảy ra. Như vậy giữa các chủ thể đều thống nhất và quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng.
Xét về tính chất nguy hiểm giữa cùng một tội danh có đồng phạm và không đồng phạm thì tính chất, mức độ của hành vi phạm tội có đồng phạm gây nguy hiểm cao cho xã hội cũng như các hậu quả mà nó gây ra không hề nhỏ. Các tội phạm này thường được thực hiện một cách tinh vi, khó phát hiện cũng như ngăn chặn… vì vậy mà khi xét xử các tội danh có đồng phạm thì trách nhiệm hình sự của các chủ thể được xem xét ở mức tăng nặng trách nhiệm hình sự hơn so với cùng một tội danh được thực hiện riêng lẽ.
“Điều 52 qui định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
a) Phạm tội có tổ chức"
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức phạm tội có đồng phạm nhưng nguy hiểm hơn bởi có sự cấu kết chặt giữa những người đồng phạm. Tính cấu kết chặt chẽ biểu hiện ở việc phân hóa rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi đồng phạm từ khi tội phạm được hình thành cho đến khi kết thúc. Tính tổ chức của tội phạm được thể hiện:
Biến tổ chức thành môi trường, vỏ bọc, công cụ cho việc thực hiện tội phạm. Tổ chức được các đồng phạm tạo lập ra khi bắt đầu thực hiện tội phạm hoặc các đồng phạm tham gia vào một tổ chức, băng nhóm sẵn có. Ví dụ: các băng nhóm tội phạm hình thành chuyên đi cướp giật tại các khu vực trung tâm thành phố hoặc việc gia nhập vào băng đảng bảo kê, đòi nợ tại các quán bar, nhà hàng, khách sạn. Thông qua lý luận cũng như thực tiễn phòng chống tội phạm, các băng nhóm tội phạm hoạt động rất công khai, táo tợn, sẵn sàng tấn công bất kỳ ai có ý định can thiệp, chống trả, luôn có đầy đủ công cụ, phương tiện phạm tội…thậm chí có chủ trương, kế hoạch hoạt động. Tội phạm có tổ chức không chỉ tác động đến quan hệ bị xâm hại mà còn gây ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm lý xã hội.
3. Các loại chủ thể trong đồng phạm: Với tính chất của đồng phạm là có sự tham gia của nhiều người, phân hóa nội dung công việc nên vai trò của các chủ thể được biểu hiện thông qua các đối tượng cụ thể sau đây:
- Người tổ chức: đây là chủ thể có vai trò quan trọng, khơi mào cho tội phạm được thực hiện. Thể hiện ở việc khởi xướng, lập ra kế hoạch, đường lối, tập hợp, lôi kéo và phân công các thành viên hay nói cách khác người tổ chức là kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong tội phạm.
- Người xúi giục là người tác động lên nhận thức hoặc ý chí của người khác nhằm tìm mọi cách để tội phạm được thực hiện, hiện thực hóa tội phạm trên thực tế.
- Người thực hành là người trực tiếp thực hiện các hành vi khách quan của tội phạm. Ví dụ: là người dùng dao đâm, dùng súng bắn, đẩy nạn nhân xuống nước… đối với tội giết người; là người dùng vũ lực như đánh, đấm, đâm nạn nhân, trói nạn nhân… đối với tội cướp tài sản…Chủ thể là người thực hành, chúng ta xem xét dưới hai khía cạnh hành động trực tiếp hoặc hành động thông qua một người khác:
+ Hành động trực tiếp: Người hành động tự chính mình thực hiện các hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm như tự mình cầm dao đâm, tự mình dùng súng bắn nạn nhân…
+ Hành động thông qua người khác: Người khác được đề cập ở đây chính là các chủ thể không có năng lực trách nhiệm hình sự. Chẳng hạn dụ dỗ trẻ em dưới 14 tuổi vận chuyển heroin, lừa người khác đưa đồ ăn có chứa chất độc nhằm mục đích giết người. Trong trường hợp này, người xíu giục trẻ en vận chuyển heroin, người lừa đưa đồ ăn là người thực hành cho các tội danh liên quan.
- Người giúp sức là người hỗ trợ tích cực, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tội phạm được diễn ra, biểu hiện:
+ Giúp sức về vật chất: Như chuẩn bị sẵn công cụ, phương tiện phạm tội, thăm dò trước hiện trường, lập sơ đồ vị trí hướng dẫn, chỉ điểm, thông tin về đối tượng, quan hệ chuẩn bị xâm hại…
+ Giúp sức về tinh thần: Như động viên người thực hành (gợi ý mức lợi nhuận khổng lồ khi vận chuyển thành công heroin với số lượng lớn), hứa hẹn về việc che giấu tội phạm, các lợi ích…
Từ khóa » Những Người đồng Phạm Là Gì
-
Những điểm Mới Về đồng Phạm được Quy định Tại Phần Chung Bộ ...
-
Đồng Phạm Là Gì ? Các Trường Hợp đồng Phạm Theo Luật Hình Sự ?
-
Thế Nào Là đồng Phạm? Căn Cứ Vào đâu để Xác định Vụ án đồng ...
-
Đồng Phạm Bao Gồm Những Người Nào? Phân Loại đồng Phạm
-
Đồng Phạm Là Gì? Phân Tích Các Dấu Hiệu Của đồng Phạm
-
Đồng Phạm Là Gì? Trách Nhiệm Hình Sự Với Người đồng Phạm?
-
Khái Niệm đồng Phạm Trong Tố Tụng Hình Sự, Thực Tiễn Và Lý Luận
-
Tội Đồng Phạm Là Gì Năm 2022? - Luật Hoàng Phi
-
Khái Niệm đồng Phạm Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Đồng Phạm Là Gì? Xác định đồng Phạm Như Thế Nào?
-
Giải Quyết Vụ án Có đồng Phạm: Một Số Lưu ý Và Sai Sót Thường Gặp
-
Xác định đồng Phạm Trong Vụ án Hình Sự? 17 Tuổi Thì Mức Hình Phạt ...
-
NGƯỜI TỔ CHỨC TRONG ĐỒNG PHẠM LÀ GÌ ... - Luật Hùng Bách
-
Đồng Phạm Là Gì? Căn Cứ Nào để Xác định Vụ án đồng Phạm?