Đồng Phạm Là Gì? Trách Nhiệm Hình Sự Với Người đồng Phạm?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Đồng phạm là gì?
  • 2 2. Trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm:
  • 3 3. Để thoả mãn vấn đề đồng phạm cần có những điều kiện nào?

1. Đồng phạm là gì?

Trong lịch sử lập pháp hình sự của Việt Nam, chế định đồng phạm đã xuất hiện từ rất sớm. Bắt đầu từ những nguyên tắc trừng trị tội phạm ghi nhận tại Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) triều đại nhà (14281788): Nhiều người cùng phạm một tội thì lấy người khởi xướng làm đầu, người a tòng được giảm một bậc. Nếu tất cả người trong một nhà cùng phạm tội, chỉ bắt người tôn trưởng. Chế định đồng phạm tiếp tục được hình thành, xây dựng phát triển gắn với hệ thống PLHS theo chiều dài lịch sử của đất nước. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, chế định đồng phạm vẫn chưa quy định về khái niệm pháp , chỉ mới được xem xét một số khía cạnh, nhưng cũng được ghi nhận nhiều văn bản pháp luật. thể kể đến Điều 2 Sắc lệnh số 27SL ngày 28/02/1946 về truy tố các tội bắt cóc, tống tiền, ám sát quy định: Những người tòng phạm hoặc ca trữ tang vật của tội phạm trên cũng bị phạt như chính phạm.

Tính đồng phạm được nhắc đến trong nguyên tắc trừng trị tội phạm: Nghiêm trị bọn chủ mưu, cầm đầu, bọn ngoan cố; khoan hồng đối với những người bị lừa phỉnh, bị ép buộc, lầm đường[14, tr 1930 tại các Sắc lệnh số 133SL ngày 20/01/1953 trừng trị những tội phạm đến an toàn nhà nước, đối nội đối ngoại, Sắc lệnh số 267 SL ngày 15/6/1956 trừng trị những âm mưu hành động phá hoại tài sản của Nhà nước, của hợp tác , của nhân dân làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch nhà nước

Tại báo cáo tổng kết công tác ngành TAND năm 1963 nêu Coi cộng phạm nếu hai hoặc nhiều người cùng chung ý chí hành động, nghĩa hoặc tổ chức, hoặc xúi giục, hoặc giúp sức, hoặc trực tiếp cùng tham gia tội phạm để cùng đạt tới kết quả phạm tội. Đây được coi sở tiền đề để xây dựng pháp điển hóa chế định đồng phạm trong các BLHS sau này

Song song với sự phát triển của khoa học luật hình sự, khái niệm về đồng phạm được hoàn chỉnh dần theo thời gian. Khái niệm pháp của đồng phạm lần đầu tiên được ghi nhận tại khoản 1 Điều 17 BLHS năm 1985 Hai hoặc nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm đồng phạm. Trải qua hai lần pháp điển hoá PLHS tiếp theo, khoản 1 Điều 17 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 hiện hành tiếp tục quy định Đồng phạm trường hợp hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

quan lập pháp của Nhà nước ta đã đề cao tính khoa học khách quan trong xây dựng khái niệm đồng phạm. Khái niệm này xuất phát từ luận khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin về tội phạm: Tội phạm một thể thống nhất giữa hai yếu tố khách quan chủ quan. Nếu như mặt khách quan của tội phạm mặt bên ngoài của tội phạm, biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan thì mặt chủ quan của tội phạm mặt bên trong thể hiện trạng thái tâm của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho hội đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi đó gây ra. Qua thời gian nghiên cứu, học viên nhận thấy hầu hết các nhà khoa học, quan lập pháp khi xây dựng khái niệm pháp về đồng phạm đều quan điểm tiếp cận trên sở trung hòa giữa hai phương diện mặt khách quan mặt chủ quan, từ đó phân tích đưa ra những kết luận về đặc điểm bản, đặc trưng của đồng phạm. 

Theo nghiên cứu của TSKH.GS Văn Cảm, tội phạm đã thực hiện đồng phạm khi mặt khách quan của tội phạm đó thể hiện như sau:

Thứ nhất, phải sự cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm của từ 02 người trở lên (với điều kiện tất cả những người này đều phải năng lực TNHS đủ tuổi chịu TNHS).

Thứ hai, những người đồng phạm phải cùng chung hành động, tức là hành vi của mỗi người trong số họ đều nhằm thực hiện tội phạm, hoặc góp phần thực hiện tội phạm chung. Thứ ba, phải mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội của mỗi người với hậu quả phạm tội chung xảy ra. Về mặt chủ quan, đồng phạm phải có sự cùng cố ý của tất cả những người phạm tội cùng tham gia vào thực hiện tội phạm. Họ (những người đồng phạm) đều phải biết được hoạt động phạm tội của mỗi người (hoặc ít nhất của một số người trong số họ). Họ đều ý thức được rằng, bằng hành vi phạm tội của mình cùng với các hành vi phạm tội của những người khác góp phần thực hiện tội phạm. Họ cũng mong muốn hoặc cùng ý thức để mặc cho hậu quả chung nguy hiểm cho hội xảy ra. Sự thỏa thuận, bàn bạc kế hoạch phạm tội, phân công vai trò diễn ra đồng phạm từ đơn giản đến phức tạp đạt đến mức độ chặt chẽ nhất phạm tội tổ chức hình thức đồng phạm đặc biệt. Đúc kết lại, TSKH.GS Văn Cảm đã xây dựng khái niệm khoa học của đồng phạm: Đồng phạm hình thức phạm tội do cố ý được thực hiện với sự cố ý cùng tham gia của 02 người trở lên

Trong nghiên cứu của GS.TS Thị Sơn, đồng phạm được coi là trường hợp phạm tội đặc biệt của các tội phạm cố ý. Sự đặc biệt này của đồng phạm được chứng minh qua việc phân tích các dấu hiệu về mặt khách quan mặt chủ quan. Xét mặt khách quan, số người tham gia của đồng phạm phải từ hai người trở lên. Những người này phải đặc điểm thỏa mãn các dấu hiệu chung của chủ thể của tội phạm (đạt độ tuổi chịu TNHS không trong tình trạng không năng lực TNHS). Người nào trực tiếp thực hiện hành vi khách quan được tả trong CTTP cụ thể thì người đó còn phải đặc điểm riêng của chủ thể trong CTTP đó. Những người này cùng thực hiện một tội phạm

biểu hiện cùng thực hiện hành vi khách quan hoặc cùng tham gia thực hiện hành vi khách quan. Xét mặt chủ quan, đồng phạm đòi hỏi dấu hiệu cùng cố ý (của từ hai người trở lên). Cùng cố ý được xét trên hai mặt trí ý chí của những người tham gia. Về trí họ nhận thức được hành vi của mình và cả hành vi của người tham gia khác là nguy hiểm cho hội, thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho hội của hành vi của mình hậu quả của tội phạm chung. Về ý chí, họ cũng mong muốn thực hiện tội phạm chung và cũng mong muốn hoặc cũng ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Nếu đồng phạm một tội phạm CTTP đòi hỏi mục đích dấu hiệu bắt buộc thì những người này còn phải cùng mục đích khi thực hiện hành vi phạm tội.

thể thấy, khái niệm pháp của đồng phạm đã đạt được sự thống nhất cao không vướng mắc trong luận khoa học luật hình sự. luận văn thạc này, học viên đưa ra khái niệm đồng phạm trên phương diện khoa học pháp theo quan điểm của cá nhân như sau: Đồng phạm là hình thức phạm tội do hai chủ thể trở lên cố ý cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm

Theo đó, đồng phạm đòi hỏi phải những dấu hiệu phản ánh mối liên hệ về mặt khách quan chủ quan giữa những người cùng tham gia thực hiện tội phạm. Mặt khách quan mặt chủ quan cũng thể gọi dấu hiệu pháp của đồng phạm. Trong đó, dấu hiệu khách quan bao gồm cả dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Dấu hiệu khách quan thứ nhất đồng phạm đòi hỏi hai người trở lên những người này đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm, tức đều phải năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật định đã thực hiện một hành vi phạm tội cụ thể. Trong vụ án có nhiều người tham gia thực hiện, nếu chỉ một người thỏa mãn các điều kiện của chủ thể của tội phạm còn người khác hoặc những người khác không thỏa mãn các điều kiện của chủ thể của tội phạm thì vụ án đó không đồng phạm. Trường hợp này được coi như trường hợp phạm tội riêng lẻ. Nếu hai người trở lên thỏa mãn các điều kiện chủ thể của tội phạm các dấu hiệu khác của đồng phạm, còn những người khác không thỏa mãn các dấu hiệu của chủ thể của tội phạm, thì vụ án đó vẫn được xác định đồng phạm. Người nào không thỏa mãn dấu hiệu chủ thể của tội phạm thì không được coi là đồng phạm

Dấu hiệu khách quan thứ hai của đồng phạm cùng tham gia thực hiện tội phạm. Các đồng phạm cùng tham gia thực hiện một tội phạm nghĩa , tất cả những người đồng phạm phải hành vi tham gia vào việc thực hiện một tội phạm (do cố ý). Cùng thực hiện tội phạm được hiểu hành vi của mỗi người đều nhằm thực hiện tội phạm hoặc góp phần thực hiện tội phạm – sự chung hành động (hay liên hiệp hành động) của những người tham gia vào việc thực hiện một tội phạm. Hành vi của người này thể hỗ trợ hay bổ sung điều kiện cho hành vi của người khác, ảnh hưởng tác động đến hành vi đó, làm cho có hiệu quả hơn. Người nào mặc thực hiện hành vi liên quan đến tội phạm nhưng không phải hành vi cùng tham gia thực hiện thì không phải hành vi đồng phạm chỉ thể cấu thành những tội độc lập theo luật định

Trong đồng phạm, thể đủ bốn loại hành vi: hành vi thực hành, hành vi tổ chức, hành vi xúi giục, hành vi giúp sức, nhưng cũng thể không đủ cả bốn loại hành vi trong một vụ đồng phạm. Hành vi thực hành hành vị chủ chốt, thiếu hành vi tổ chức, hành vi xúi giục, hành vi giúp sức, đồng phạm vẫn thể xảy ra, nhưng thiếu hành vi thực hành thì không đồng phạm. Một người đồng phạm thể tham gia thực hiện tội phạm với một loại hành vi nhưng cũng thể tham gia với nhiều loại hành vi khác nhau. Họ thể tham gia tội phạm từ đầu nhưng cũng thể tham gia khi tội phạm đã xảy ra nhưng chưa kết thúc. Bằng việc tham gia vào một tội phạm với ít nhất một trong bốn hành vi, mỗi người đồng phạm đều thực hiện hành vi nguy hiểm trong mối liên kết thống nhất với nhau.

Hành vi của người này hỗ trợ, bổ sung cho hành vi của người kia ngược lại. Hành vi của mỗi người bộ phận, một khâu của hoạt động phạm tội chung nhằm thực hiện một tội phạm nhất định để thu được kết quả phạm tội chung thống nhất. Hành vi của mỗi người đồng phạm mối quan hệ nhân quả với hậu quả chung của tội phạm. Nói theo cách khác, hậu quả chung của tội phạm kết quả chung từ hoạt động của những người tham gia vào việc thực hiện tội phạm mang lại. Hành vi của người thực hành hoặc của những người đồng thực hành là nguyên nhân trực tiếp phát sinh hậu quả, còn hành vi của người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức thông qua hành vi của người thực hành mà dẫn đến hậu quả. 

Khi xem xét vai trò của từng người đồng phạm trong mối quan hệ với những người đồng phạm khác với vụ án đồng phạm đó, chúng ta cần phải xác định những yếu tố sau đây: (1) Hành vi của người đồng phạm đó đã ảnh hưởng tới hành vi của những người đồng phạm khác như thế nào ngược lại; (2) Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của người đồng phạm với hậu quả chung của tội phạm; (3) Mức độ tham gia của người đồng phạm đối với hoạt động phạm tội chung

Dấu hiệu chủ quan của đồng phạm thể hiện trước hết sự cùng cố ý của những người tham gia thực hiện một tội phạm. Nếu thiếu dấu hiệu cùng cố ý, thì hành vi của những người phạm tội thỏa mãn dấu hiệu khách quan như đã trình bày trên, thì vẫn không đồng phạm chỉ hình thức nhiều người cùng phạm một tội. Sự cùng cố ý thể hiện sự liên kết thống nhất về mặt chủ quan giữa những người đồng phạm. Tâm của những người đồng phạm mối liên hệ, tác động tương hỗ ảnh hưởng lẫn nhau. Khi thực hiện tội phạm, đòi hỏi mỗi người đồng phạm không chỉ cố ý với hành vi của mình mà còn mong muốn và nhận thức được sự cố ý của những người đồng phạm khác.

Tất cả những người đồng phạm đều lỗi cố ý khi thực hiện tội phạm, Nếu chỉ biết mình hành vi tính gây thiệt hại cho hội không biết người khác cũng hành vi như vậy với mình thì chưa thoả mãn dấu hiệu lỗi cố ý trong đồng phạm do vậy không đồng phạm. Mặt chủ quan của tội phạm thể hiện trên hai mặt trí ý chí của người phạm tội. Bởi vậy, về mặt trí, sự cùng cố ý đòi hỏi mỗi người đồng phạm phải nhận thức được: (1) tính nguy hiểm cho hội của hành vi của mình. (2) nhận thức được người khác cũng hành vi nguy hiểm cho hội cùng với mình (ít nhất một người). (3) thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho hội của hành vi của mình cũng như hậu quả chung của tội phạm họ tham gia thực hiện

Về mặt ý chí, đòi hỏi những người đồng phạm cùng mong muốn hoạt động phạm tội chung cùng mong muốn hoặc cùng ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh. Dấu hiệu này phản ánh ý muốn (mong muốn), nguyện vọng của những người thực hiện tội phạm đối với hành vi của những người đồng phạm khác đối với hậu quả chung nguy hiểm cho hội của tội phạm. Trường hợp nào không mong muốn sự liên kết hành vi để cùng gây ra hậu quả chung thì không phải đồng phạm

Trong thực tiễn, việc phân biệt các dấu hiệu thuộc về trí với các dấu hiệu thuộc về ý chí trong mặt chủ quan của đồng phạm chỉ tương đối, khó rạch ròi được. Đôi khi, với những biểu hiện của trí đã ràng không cần phải làm thêm dấu hiệu của ý chí, không phải lúc nào cũng cần máy móc, bắt buộc làm đủ cả hai yếu tố này. Mỗi người phạm tội đều thấy trước tính tất yếu gây ra hậu quả cho hội của hành vi mình đã thực hiện, cũng như hành vi của người khác nhưng họ vẫn thực hiện, họ đương nhiên đều chung ý chí mong muốn cho hậu quả chung của tội phạm xảy ra

Trong trường hợp tội phạm được thực hiện dấu hiệu mục đích phạm tội dấu hiệu bắt buộc trong CTTP, đồng phạm đòi hỏi tất cả những người đồng phạm đều có chung mục đích CTTP phản ánh, hoặc biết , nhận thức được mục đích đó. Nếu người nào không dấu hiệu này thì không phải đồng phạm CTTP riêng lẻ. Được coi cùng mục đích phạm tội, khi người tham gia cùng có chung mục đích được phản ánh trong cấu thành tội phạm cụ thể hoặc biết tiếp nhận mục đích đó”.

Vdấu hiệu chủ thể của tội phạm, hầu hết các nghiên cứu đều xem xét trong mặt khách quan của đồng phạm. Theo quan điểm của học viên, dấu hiệu chủ thể của tội phạm trong đồng phạm thể được tách riêng. Để thể được coi đồng phạm, điều kiện đầu tiên về chủ thể phải sự tham gia của hai người trở lên những người này đều phải đủ điều kiện chủ thể của tội phạm. Nếu thiếu dấu hiệu về số lượng người tham gia thực hiện tội phạm thì tất nhiên không đồng phạm, chỉ trường hợp phạm tội riêng lẻ. Đủ điều kiện về chủ thể của tội phạm nghĩa đủ tuổi chịu TNHS theo luật định (Điều 12 BLHS) không trong tình trạng không năng lực TNHS (Điều 21 BLHS)

Dấu hiệu chủ thể của tội phạm trong đồng phạm, theo học viên, cần được nghiên cứu xem xét một cách độc lập bởi chủ thể của tội phạm theo luật định hiện nay người – cá nhân và pháp nhân thương mại. Do đó mà học viên sử dụng từ chủ thểkhi đưa ra khái niệm pháp về đồng phạm nêu trên, không chỉ dừng lại việc sử dụng từ người theo định nghĩa của BLHS hiện hành quy định tại khoản 1 Điều 17. Khoản 2 Điều 2 BLHS quy định về sở của trách nhiệm hình sự

2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.” 

Khoản 1 Điều 8 BLHS hiện hành quy định: Tội phạm hành vi nguy hiểm cho hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện...” 

BLHS hiện hành đã quy định vấn đề TNHS của pháp nhân thương mại với 33 tội danh được liệt tại Điều 76 BLHS. Học viên xác định một vấn đề mới cấp thiết được đặt ra trong khoa học luật hình sự đồng phạm của pháp nhân thương mại. Trong nghiên cứu cũng như thực tế áp dụng pháp luật đặt ra nhiều câu hỏi lớn hay không đồng phạm giữa pháp nhân với với pháp nhân? giữa nhân với pháp nhân?

Về điều kiện chủ thể của tội phạm, pháp nhân thương mại đó phải tổ chức được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều kiện, tiêu chí cụ thể. Một pháp nhân thương mại chỉ bị truy cứu TNHS khi đủ 04 căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 75 BLHS : hành vi phạm tội thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; lợi ích của pháp nhân thương mại; thực hiện khi sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 khoản 3 Điều 27 BLHS. Về nguyên tắc, khi thỏa mãn các dấu hiệu khách quan và chủ quan trong đồng phạm, thì tất cả các hành vi phạm tội triển khai thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của pháp nhân; hành vi giúp đỡ, tạo điều kiện cần thiết nhằm hỗ trợ cho pháp nhân thương mại thực hiện tội phạm đều được coi đồng phạm. Hành vi của nhân, pháp nhân này giúp đỡ cho pháp nhân khác thực hiện tội phạm thỏa mãn CTTP tội danh pháp nhân đang bị xử hoặc thể thoả mãn một CTTP của một tội danh khác

2. Trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm:

Việc xác định trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm được thực hiện như sau: 

Một mặt phải căn cứ vào những nguyên tắc chung được áp dụng cho tất cả những trường hợp phạm tội, mặt khác phải tuân thủ những nguyên tắc có tính đặc thù.

– Thứ nhất, những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm mà chúng cùng thực hiện;

Điều 17 BLHS năm 2015 quy định trong vụ án đồng phạm phải có từ hai người trở lên, những người này đều phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Những người trong vụ án đồng phạm phải cùng nhau thực hiện một tội phạm. Hành vi của người đồng phạm này liên kết chặt chẽ với hành vi của người đồng phạm kia. Hành vi của những người đồng phạm phải hướng về một tội phạm, phải tạo điều kiện, hỗ trợ cho nhau để thực hiện một tội phạm thuận lợi, nói cách khác hành vi của đồng phạm này là tiền đề cho hành vi của đồng phạm kia.

Hậu quả tác hại do tội phạm gây ra trong vụ án đồng phạm là hậu quả chung do toàn bộ những người đồng phạm gây ra. Hành vi của mỗi người trong vụ án đều là nguyên nhân gây ra hậu quả chung ấy, mặc dù có người trực tiếp, người gián tiếp gây ra hậu quả tác hại

– Thứ hai, khi xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm cần tuân thủ nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự, những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc lập về việc đã cùng thực hiện tội phạm.

Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của những người đồng phạm khác mà trước đó không có sự bàn bạc và thống nhất với nhau cũng như không có sự tiếp nhận mục đích của nhau. Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, miễn trách nhiệm hình sự…được áp dụng riêng đối với từng người phạm tội.

3. Để thoả mãn vấn đề đồng phạm cần có những điều kiện nào?

Khoản 1 Điều 20 Bộ luật hình sự có quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Theo quy định này, để thoả mãn vấn đề đồng phạm cần có những điều kiện sau đây:

Thứ nhất: phải từ hai người trở lên, những người này phải có đủ dấu hiệu về chủ thể của tội phạm. Đây là điều kiện về năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Thứ hai: cố ý cùng thực hiện một tội phạm, tức là mỗi người trong đồng phạm đều có hành vi tham gia vào thực hiện tội phạm, hành vi của mỗi người được thực hiện không biệt lập nhau mà trong sự liên kết với nhau, hành vi của người này hỗ trợ, bổ sung cho hành vi của người khác và ngược lại, hành vi phạm tội của mỗi người đều nằm trong hoạt động phạm tội của cả nhóm, với mục đích chung là đạt được kết quả thực hiện tội phạm. Vì vậy, sẽ không được coi là đồng phạm khi một số người đã cùng thực hiện một tội phạm và cùng một thời gian, nhưng giữa những người này không có sự bàn bạc, liên hệ, ràng buộc, hỗ trợ nhau mà hành vi của từng người đều thực hiện độc lập.

Việc cùng thực hiện tội phạm có thể là trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm (người thực hành), thực hiện hành vi chủ mưu, chỉ huy, cầm đầu việc thực hiện tội phạm (người tổ chức), người thực hiện hành vi kích động, dụ dỗ, xúi giục người khác thực hiện tội phạm (người xúi giục); tạo điều kiện tinh thần hay vật chất cho người khác thực hiện tội phạm (người giúp sức). Nếu không có một trong những hành vi nêu trên thì không thể được coi là người cùng thực hiện và do vậy cũng không thể là người đồng phạm.

Khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mỗi người đồng phạm không chỉ cố ý với hành vi phạm tội của mình mà còn biết và mong muốn sự cùng tham gia của những người đồng phạm khác. Cùng cố ý trong đồng phạm được thể hiện trên hai phương diện về lý trí và ý chí. Về lý trí: mỗi người đồng phạm đều nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi của mình, nhận thức được tính chất nguy hiểm của những người đồng phạm khác, thấy trước được việc gây ra hậu quả chung của hành vi phạm tội đó. Về ý chí: những người đồng phạm khi thực hiện hành vi đều mong muốn cùng thực hiện tội phạm và mong muốn hậu quả chung của tội phạm xảy ra.

Trong khoa học Luật hình sự, căn cứ vào các đặc điểm về mặt chủ quan và khách quan của tội phạm đồng phạm được chia ra nhiều hình thức: đồng phạm có thông mưu trước, đồng phạm không có thông mưu trước; đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp. Chỉ trên cơ sở nắm vững các hình thức đồng phạm, đặc điểm đồng phạm mới vận dụng tốt khi giải quyết vụ án. Tuy vậy, thực tiễn công tác điều tra, truy tố và xét xử cho thấy nhận thức về đồng phạm hiện nay chưa được thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, vẫn còn nhiều quan điểm và ý kiến trái ngược nhau. Những ý kiến khác nhau này đã gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án.

Đồng phạm không phải là tình tiết tăng nặng, cũng không phải là tình tiết định khung hình phạt, nhưng trong một số trường hợp, đồng phạm có ý nghĩa rất lớn đến việc xác định có dấu hiệu của tội phạm hay không. Thậm chí nếu giữa những người phạm tội trước đó có sự câu kết chặt chẽ, đề ra kế hoạch và định phương hướng hành động cụ thể, phân công công việc cho từng người, bàn bạc kỹ lưỡng thì theo nhóm ý kiến thứ nhất cũng không được coi là “phạm tội có tổ chức” vì “phạm tội có tổ chức” trước hết phải thoả mãn điều kiện đồng phạm, nếu các đối tượng bị xử lý ở những tội danh khác nhau thì đồng phạm bị phá vỡ, còn nhóm ý kiến thứ hai thì vẫn cho rằng đồng phạm. Từ những vấn đề nêu trên cho thấy việc xác định đồng phạm có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn cả về lý luận và thực tiễn trong điều tra, truy tố, xét xử.

Như vậy trong trường hợp giữa những người phạm tội có sự bàn bạc thống nhất hành động hoặc giữa những người này tuy chưa có sự bàn bạc, thống nhất nhưng đã hiểu và tiếp nhận mục đích của nhau thì đó là đồng phạm. Vấn đề có cần phải cùng một tội danh hay không theo chúng tôi không nên đặt ra, chỉ cần cùng hành vi phạm tội và cùng mong muốn hậu quả chung xảy ra tức là cố ý cùng thực hiện tội phạm là đã thỏa mãn yếu tố đồng phạm.

Từ khóa » Những Người đồng Phạm Là Gì