Điều Khoản Hai Tàu đâm Va Cùng Có Lỗi (Both To Blame Collision ...

Điều khoản đâm va 2 tàu cùng có lỗi (Both to blame collision clause) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: YouTube.

Điều khoản hai tàu đâm va cùng có lỗi

Khái niệm

Điều khoản hai tàu đâm va cùng có lỗi trong tiếng Anh là Both to blame collision clause.

Điều khoản hai tàu đâm va cùng có lỗi là một phần của chính sách bảo hiểm hàng hải đại dương, qui định rằng nếu một tàu va chạm với tàu khác do sơ suất của cả hai, chủ sở hữu và chủ hàng của cả hai tàu phải chia sẻ tổn thất theo tỉ lệ giá trị tiền tệ của hàng hóa và lợi ích của họ trước khi va chạm. Các chủ sở hữu của hàng hóa và công ty chịu trách nhiệm vận chuyển đều phải trả cho các tổn thất đó.

Đặc điểm của Điều khoản hai tàu đâm va cùng có lỗi

Khi toàn cầu hóa phát triển, ngành vận tải cũng phát triển. Trong trường hợp xảy ra va chạm, trách nhiệm và rủi ro của công ty sẽ bị giới hạn trong bảo hiểm hàng hải. Một bảo hiểm hàng hải đại dương cung cấp bảo hiểm chống lại tổn thất cho tàu. Nó bảo vệ trong trường hợp thiệt hại hoặc phá hủy thân tàu và/hoặc vận chuyển hàng hóa của tàu.

Một số biện pháp bảo vệ cũng được cung cấp theo bảo hiểm này bao gồm:

- Một vụ va chạm của tàu với một tàu hoặc đối tượng khác.

- Một con tàu bị đắm, lật úp hoặc bị mắc kẹt.

- Cháy, cướp biển, vứt bỏ (phải ném quá nhiều tài sản xuống biển để cứu tài sản khác).

- Lừa đảo (lừa đảo hoặc hành động bất hợp pháp của thuyền trưởng hoặc thuyền viên).

Thiệt hại do hao mòn, ẩm ướt, mối mọt, nấm mốc và chiến tranh không được bao gồm trong phạm vi bảo hiểm.

Qui tắc Hague-Visby trong lĩnh vực hàng hải quốc tế qui định rằng, nếu người vận chuyển đã thực hiện thẩm định trước khi cung cấp một con tàu đi biển, họ sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với các khiếu nại do va chạm một phần hoặc toàn bộ do điều hướng bất cẩn (Điều IV Qui tắc 2 (a)).

Ví dụ về Điều khoản hai tàu đâm va cùng có lỗi

Nếu tàu A va chạm với tàu B, do lỗi của tàu B, chủ sở hữu của bất kì hàng hóa nào trên tàu A, bị hư hỏng hoặc mất do lỗi của tàu B, có thể yêu cầu 100% thiệt hại từ các chủ sở hữu của tàu B.

Tuy nhiên, do điều khoản hai tàu đâm va cùng có lỗi, và trong trường hợp phân bổ trách nhiệm được coi là 50/50, chủ sở hữu của tàu B có quyền yêu cầu 50% trách nhiệm của họ từ các chủ sở hữu của tàu A.

Điều này khiến cho tàu A có hóa đơn chỉ bằng một nửa chi phí thiệt hại, vì vậy, tàu A chuyển lại chi phí đó cho chủ sở hữu hàng hóa, bằng cách sử dụng Điều khoản hai tàu đâm va cùng có lỗi trong vận đơn.

(Theo Investopedia)

Từ khóa » Bài Tập 2 Tàu đâm Va Cùng Có Lỗi