Điều Kiện để Chất Mới Ra đời Là Gì? - Top Lời Giải

Câu hỏi: Điều kiện để chất mới ra đời là gì

A. Tăng lượng liên tục

B. Lượng biến đổi trong giới hạn cho phép

C. Lượng biến đổi đạt tới điểm nút

D. Lượng biến đổi nhanh chóng

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Lượng biến đổi đạt tới điểm nút

Điều kiện để chất mới ra đời là khi lượng biến đổi đạt tới điểm nút.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Mục lục nội dung 1. Lượng là gì?2. Chất là gì ?3. Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất 

1. Lượng là gì?

Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

2. Chất là gì ?

Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác.

3. Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất 

Giữa chất và lược có mối quan hệ biện chứng với nhau, cụ thể như sau:

- Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa chất và lượng. Sự thay đổi và lượng tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, quá trình diễn ra: lượng thay đổi dần dần, vượt quá giới hạn độ tại điểm nút làm cho chất cũ mất đi, chất mới ra đời, quy định một lượng mới, lượng mới tích lũy vượt quá giới hạn độ tại điểm nút và lại sinh ra chất mới… quá trình này diễn ra liên tục tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Điều kiện để chất mới ra đời là gì?

Ví dụ: tương ứng với cấu tạo H – 0 – H (cấu tạo liên kết nguyên tử hyđrô và 1 nguyên tử ôxy) thì 1 phân tử nước (H20) được hình thành với tập hợp các tính chất cơ bản, khách quan, vốn có của nó là: không màu, không mùi, không vị, có thể hoà tan muối, axít,…

Vì giữa chúng có mối quan hệ quy định lẫn nhau như vậy, nên những sự biến đổi về lượng sẽ tất yếu có khả năng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại.

Ví dụ: Quá trình học tập học sinh là quá trình dài, khó khăn, cần sự cố gắng không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân mỗi học sinh.

Giải thích:

Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: học sinh tích lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng việc nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,… thành quả của quá trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra, những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp.

Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết, học sinh sẽ được chuyển sang một cấp học mới cao hơn.  Như vậy, quá trình học tập, tích lũy kiến thức là độ, các bài kiểm tra, các kì thi là điểm nút và việc học sinh được sang một cấp học cao hơn là bước nhảy.

Trong suốt 12 năm học, học sinh phải thực hiện nhiều bước nhảy khác nhau. Trước hết là bước nhảy để chuyển từ một học sinh trung học lên học sinh phổ thông và kỳ thi lên cấp 3 là điểm nút, đồng thời nó cũng là điểm khởi đầu mới trong việc tích lũy lượng mới (tri thức mới) để thực hiện một bước nhảy vô cùng quan trọng trong cuộc đời: vượt qua kì thi đại học để trở thành một sinh viên.

Thứ nhất: Lượng đổi dẫn đến chất đổi

Chất và lượng là 2 mặt đối lập, chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi xong hai mặt đó không thể tách rời nhau mà tác động qua lại với nhau một cách biện chứng sự thống nhất giữa chất và lượng trong một độ nhất định khi sự vật đang tồn tại.

Độ: Là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm căn bản về chất của sự vật.

Điểm nút: Là giới hạn mà tại đó bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng đưa ngay tới sự thay đổi về chất của sự vật.

Bước nhảy: Dùng để chí sự chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra.

Các hình thức của bước nhảy

Bước nhảy đột biến: Là bước nhảy làm thay đổi căn bản về chất nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cấu thành sự vật.

Bước nhảy dần dần: là quá trình thay đổi về chất diễn ra trong thời gian dài.

Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở tất cả các mặt các bộ phận các yếu tố cấu thành nên sự vật.

Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một số yếu tố 1 số bộ phận của sự vật.

Thứ hai: Sự thay đổi về chất tác động sự thay đổi về lượng

Chất mới của sự vật chỉ có thể xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút. Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới tác động tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

Từ đó có thể thấy với bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy.

Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại với lượng dẫn đến sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành cách thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Từ khóa » để Có Chất Mới Ra đời Thì Lượng Phải