Trắc Nghiệm Bài 5: Cách Thức Vận động, Phát Triển Của Sự Vật Và ...

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Câu 1: Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó và phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác là

A. điểm nút.

B. chất.

C. lượng.

D. độ.

Đáp án: B

Câu 2: Trong quy luật lượng – chất, giới hạn từ 0 độ C đến 100 độ C được gọi là

A. độ.

B. chất.

C. lượng.

D. điểm nút.

Đáp án: A

Câu 3: Trong những câu dưới đây, câu nào không thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi?

A. Có công mài sắt có ngày nên kim.

B. Chín quá hóa nẫu.

C. Đánh bùn sang ao.

D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

Đáp án: C

Câu 4: Giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thì

A. chất biến đổi chậm, lượng biến đổi nhanh chóng.

B. lượng biến đổi chậm, chất biến đổi nhanh chóng.

C. cả chất và lượng cùng biến đổi từ từ.

D. cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.

Đáp án: B

Câu 5: Khoảng giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa dẫn tới sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng là

A. điểm nút.

B. bước nhảy.

C. lượng.

D. độ.

Đáp án: D

Câu 6: Em không đồng ý với quan điểm nào trong các quan điểm sau?

Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập, rèn luyện thì học sinh cần phải

A. học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

B. cái dễ thì không cần phải học tập vì đã biết và có thể làm được.

C. kiên trì, nhẫn lại, không chùn bước trước những vấn đề khó khăn.

D. tích luỹ dần dần rồi sẽ thành công.

Đáp án: D

Câu 7: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là

A. điểm nút.

B. lượng.

C. chất.

D. độ

Đáp án: A

Câu 8: Nếu dùng các khái niệm “trung bình”, “khá”, “giỏi” … để chỉ chất của quá trình học tập của học sinh thì lượng của nó là

A. điểm số kiểm tra hàng ngày.

B. điểm kiểm tra cuối các học kỳ.

C. điểm tổng kết cuối các học kỳ.

D. kiến thức, kỹ năng mà học sinh đã tích luỹ, rèn luyện.

Đáp án: D

Câu 9:Câu nói nào sau đây không nói về lượng và chất ?

A. Dốt đến đâu học lâu cũng biết.

B. Góp gió thành bão.

C. Năng nhặt chặt bị.

D. Chị ngã em nâng.

Đáp án: D

Câu 10: Sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ?

A. sự biến đổi về lượng.

B. sự thay đổi những thuộc tính cơ bản của lượng.

C. quá trình biến đổi trạng thái của lượng.

D. sự thay đổi lượng đặc trưng.

Đáp án: A

Câu 11: Độ của sự vật hiện tượng là?

A. sự biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa chất và lượng.

B. giới hạn của sự vật, hiện tượng.

C. sự thống nhất, liên hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa chất và lượng.

D. giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất.

Đáp án: D

Câu 12: câu nào sau đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng?

A. Lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi.

B. Mỗi lượng có chất riêng của nó.

C. Chất quy định lượng.

D. Cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.

Đáp án: D

Câu 13: Các Mác viết “Những thay đổi đơn thuần về lượng đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hoá thành sự khác nhau về chất”. Trong Câu này, Các Mác bàn về

A. nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

B. cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

C. xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng.

D. khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng

Đáp án: B

Câu 14: Khi chất mới ra đời thì?

A. lượng cũ vẫn giữ nguyên.

B. lượng cũ bị xóa bỏ hoàn toàn.

C. lượng mất đi.

D. lượng cũ bị thay thế bằng một lượng mới tương ứng.

Đáp án: D

Câu 15: Cơ sở để so sánh sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác là?

A. thuộc tính bên trong, tiêu biểu của sự vật, hiện tượng.

B. tất cả các thuộc tính của sự vật, hiện tượng.

C. thuộc tính quy định về lượng.

D. thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng.

Đáp án: A

Câu 16: câu nào trong các Câu tục ngữ sau đây không nói về lượng và chất?

A. Dốt đến đâu học lâu cũng biết.

B. Có công mài sắt có ngày nên kim.

C. Miệng ăn núi lở.

D. Anh em như thể chân tay.

Đáp án: D

Câu 17: Luận điểm nào sau đây là sai, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?

A. Mỗi sự vật có nhiều thuộc tính.

B. Mỗi thuộc tính biểu hiện một mặt chất của sự vật.

C. Mỗi thuộc tính đóng vai trò là tính quy định về chất.

D. Mỗi sự vật chỉ có một thuộc tính quy định về chất.

Đáp án: D

Câu 18: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là đúng?

A. Độ là phạm trù chỉ sự biến đổi của lượng.

B. Độ là phạm trù chỉ sự biến đổi của chất.

C. Độ là phạm trù triết học chỉ giới hạn biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật.

D. Độ là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật.

Đáp án: A

Câu 19: Vận dụng mối quan hệ giữa lượng và chất để xem xét phương trình bậc 2 có 1 ẩn số ax2 + bx + c. Phương trình này có sự thay đổi về chất khi

A. a = 0.

B. x = 0.

C. b = 0.

D. c = 0

Đáp án: A

Câu 20: Trong Triết học, khái niệm chất có nghĩa là

A. độ tốt, xấu của sự vật, hiện tượng.

B. tính hiệu quả (có chất lượng) của hoạt động.

C. vật liệu cấu thành sự vật.

D. thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng.

Đáp án: D

Câu 21: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào chỉ lượng?

A. Đường có vị mặn, dễ tan trong nước.

B. K là học sinh nhiệt tình giúp đỡ bạn.

C. Công thức hóa học của muối là NaCl.

D. Nhà A có 5 người trong gia đình.

Đáp án: D

Câu 22: Ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất là

A. học sinh lớp 10 có 9 tháng học: từ tháng 9 đến tháng 5.

B. trong điều kiện bình thường tăng nhiệt độ của nước từ 100°C lên 900°C.

C. lớp 9 bạn Lan học chăm, rèn luyện tốt nên được kết nạp vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

D. học sinh lớp 9 lên lớp 10 lượng kiến thức, thời gian học nhiều hơn.

Đáp án: D

Câu 23: Độ của sự vật hiện tượng là

A. sự biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa chất và lượng.

B. giới hạn của sự vật, hiện tượng.

C. sự thống nhất, liên hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa chất và lượng.

D. giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất.

Đáp án: C

Câu 24: Đun nước sôi đến 80 độ nước nóng dần lên đó là hiện tượng

A. lượng thay đổi dần dần.

B. chất thay đổi dần dần.

C. sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất.

D. chất mới ra đời lại bao hàm lượng mới.

Đáp án: A

Câu 25: Ý nghĩa triết học trongCâu thành ngữ “Dao có mài mới sắc” là

A. lượng đổi chất đổi.

B. cái mới thay thế cái cũ.

C. đấu tranh giữa các mặt đối lập.

D. giải quyết mâu thuẫn của sự vật.

Đáp án: A

Câu 26: Theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào là không đúng?

A. Sự biến đổi về chất bắt đầu từ sự biến đổi về lượng.

B. Sự biến đổi về lượng bao giờ cũng dẫn đến sự biến đổi về chất.

C. Chất và lượng luôn luôn thống nhất với nhau trong một sự vật.

D. Chất đổi sẽ dẫn đến lượng đổi.

Đáp án: D

Câu 27: Trong cácCâu thành ngữ sau câu nào nói đến sự thay về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất ?

A. Tích tiểu thành đại.

B. Năng nhặt chặt bị.

C. Có công mài sắt có ngày nên kim.

D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

Đáp án: C

Câu 28: Sự thống nhất giữa chất và lượng là

A. luôn mang tính tuyệt đối.

B. luôn mang tính tương đối.

C. vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối.

D. mang tính lý thuyết.

Đáp án: B

Câu 29: Thuộc tính nào của tam giác đều nói về chất?

A. Có đường cao vuông góc với cạnh đáy.

B. Có 3 cạnh bằng nhau và 2 góc đáy bằng nhau.

C. Có đường cao chia đôi hai đáy.

D. Có hai góc đáy bằng nhau.

Đáp án: D

Câu 30: Trải qua 21 năm kháng chiến chống Mỹ đến ngày 30/4/1975 đất nước ta hoàn toàn được giải phóng, non sông thu về một mối. Theo quan điểm Triết học, ngày 30/4/1975 được gọi là?

A. Độ.

B. Chất.

C. Lượng.

D. Điểm nút.

Đáp án: D

Câu 31: Chất và lượng là hai mặt thống nhất với nhau.

A. một số sự vật, hiện tượng.

B. Cùng một sự vật, hiện tượng

C. hai sự vật, hiện tượng khác loại.

D. hai sự vật, hiện tượng cùng loại.

Đáp án: B

Câu 32: Để tạo ra sự biến đổi về chất, trước hết phải

A. Tạo ra sự biến đổi về lượng.

B. tích luỹ dần dần về lượng.

C. tao ra chất mới tương ứng.

D. làm cho chất mới ra đời.

Đáp án: B

Câu 33: Khẳng định nào dưới đây là sai?

A. Không thể có chất tồn tại ngoài lượng.

B. Phát triển của sự vật chỉ bao hàm sự thay đổi về lượng.

C. Thuộc tính vốn có của sự vật là những đặc tính vốn có của sự vật.

D. Không có chất và lượng “thuần tuý” tồn tại bên ngoài sự vật và hiện tượng.

Đáp án: B

Câu 34: Khẳng định nào dưới đây là sai?

A. Chất tồn tại ngoài lượng.

B. Chất và lượng có tính quy định khách quan.

C. Chất và lượng “thuần tuý” tồn tại bên ngoài sự vật và hiện tượng.

D. Mọi sự vật, hiện tượng đều có mặt chất và lượng thống nhất với nhau.

Đáp án: A

Câu 35: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng?

A. Lượng biến đổi dân đến chất biến đổi.

B. Lượng biên đổi trước, chất biến đổi sau.

C. Chất và lượng luôn có sự tác động lên nhau.

D. Cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.

Đáp án: D

Câu 36: Để phân biệt sự vật và hiện tượng này với sự vật và hiện tượng khác thì phải dựa vào

A. chất của sự vật và hiện tượng.

B. lượng của sự vật và hiện tượng.

C. số lượng sự vật và hiện tượng.

D. quy mô sự vật và hiện tượng.

Đáp án: A

Câu 37: Giữa chất và lượng có điểm nào giống nhau?

A. Là thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng. .

B. Biểu thị trình độ phát triển của sự vật, hiện tượng.

C. Biểu thị tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng.

D. Phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.

Đáp án: A

Câu 38: Em đồng ý với quan điểm nào dưới đây khi nói sự biến đổi về chất trong học tập, rèn luyện?

A. Coi thường việc nhỏ.

B. Đốt cháy giai đoạn.

C. Kiên trì, nhẫn nại trong học tập.

D. Cái dễ thì không cần phải học tập.

Đáp án: C

Câu 39: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng?

A. Do sự phủ định biện chứng.

B. Do sự vận động của vật chất.

C. Do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

D. Do sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.

Đáp án: D

Câu 40: Nội dung nào dưới đây không phải là cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng?

A. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.

B. Kiên trì tích lũy về lượng đến một mức cần thiết.

C. Bổ sung cho chất những nhân tố mới.

D. Chất mới ra đời bao hàm một lượng mới tương ứng.

Đáp án: C

Câu 41: câu nào dưới đây không thể hiện mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất? .

A. Nước chảy đá mòn.

B. Chín quá hoá nẫu.

C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

D. Có công mài sắt, có ngày nên

Đáp án: A

Câu 42: nào dưới đây không thể hiện mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất?

A. Góp gió thành bão.

B. Năng nhặt chặt bị.

C. Chị ngã em nâng.

D. Dốt đến đâu học lâu cũng biết.

Đáp án: C

Câu 43: Câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” thuộc quy luật

A. tự nhiên.

B. phủ định.

C. mâu thuẫn.

D. lượng đổi dẫn đến chất đổi

Đáp án: D

Câu 44: Quy luật từ “Sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại nói lên đặc tính nào của sự phát triển?

A. Cách thức của sự vận động và phát triển.

B. Nguồn gốc của sự vận động và phát triển.

C. Động lực của sự vận động và phát triển.

D. Khuynh hướng của sự vận động và phát triển.

Đáp án: A

Câu 45: Nội dung nào dưới đây thể hiện một lượng của sự vật?

A. Đường có vị mặn, dễ tan trong nước.

B. K là một học sinh nhiệt tình giúp đỡ bạn.

C. Muối tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, vị mặn dễ hòa tan trong nước.

D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015 cao hơn so với năm 2014

Đáp án: D

Câu 46: Câu tục ngữ: “Góp gió thành bão” thể hiện quan niệm nào dưới đây ?:

A. Chất của sự vật thay đổi.

B. Lượng của sự vật thay đổi.

C. Tích lũy về năng lượng để thay đổi về chất.

D. Nhiều cái nhỏ sẽ thành một cái to.

Đáp án: C

Câu 47: Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập và rèn luyện,bản thân em cần

A. chuẩn bị tài liệu trong kiểm tra.

B. chia nhau mỗi bạn học mộtCâu.

C. chép bài của những bạn học giỏi trong giờ kiểm tra.

D. kiên trì học tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

Đáp án: D

Câu 48: Bạn A học kì 1 xếp loại học lực trung bình. Sang học kì 2 bạn đã chăm chỉ cố gắng trong học tập nên kết quả cả năm bạn xếp loại học lực khá. Kết quả đó thể hiện

A. may mắn trong học tập.

B. coi thường việc việc học.

C. sự kiên trì nhẫn nại của bạn A.

D. thể hiện sự chủ quan trong học tập.

Đáp án: C

Câu 49: Trải qua 21 năm kháng chiến chống Mỹ đến ngày 30/4/1975 đất nước ta hoàn toàn thống nhất, non sông thu về một mối. Theo em, theo quy luật sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất ngày 30/4/1975 gọi là gì?

A. Độ.

B. Chất.

C. Điểm nút.

D. Lượng.

Đáp án: C

Câu 50: C. Mác viết: “Những thay đổi đơn thuần về lượng đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hoá thành sự khác nhau về chất”. Trong Câu nói trên C. Mác đã bàn về nội dung nào dưới đây của sự vật và hiện tượng?

A. Xu thế vận động và phát triển.

B. Khuynh hướng phát triển.

C. Nguồn gốc sự vận động và phát triển.

D. Cách thức vận động và phát triển.

Đáp án: D

Câu 51: Sau bữa tiệc sinh nhật bạn A lấy dao cắt chiếc bánh sinh nhật thành nhiều miếng nhỏ mời mọi người cùng ăn. Em nhận xét như thế nào việc cắt chiếc bánh thành nhiều miếng nhỏ trong mối quan hệ sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất?

A. Chất của bánh thay đổi.

B. Lượng của bánh không thay đổi.

C. Chất và lượng của bánh không thay đổi.

D. Chỉ lượng của bánh thay đổi chất không đổi.

Đáp án: A

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1119

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Từ khóa » để Có Chất Mới Ra đời Thì Lượng Phải