Điều Kiện để đồ Thị Hàm Số Không Có Tiệm Cận Ngang - Hỏi Đáp
Có thể bạn quan tâm
Định nghĩa:
- Tiệm cận đứng: Đường thẳng \(x = {x_0}\) được gọi là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) nếu nó thỏa mãn một trong 4 điều kiện sau: \(\left[ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } y = + \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } y = - \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } y = + \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } y = - \infty \end{array} \right.\)
- Tiệm cận ngang:
Đường thẳng \(y = {y_0}\) được gọi là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) nếu nó thỏa mãn một trong 2 điều kiện sau: \(\left[ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = {y_0}\\\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = {y_0}\end{array} \right.\)
- Tiệm cận xiên:
Đường thẳng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) được gọi là tiệm cận xiên của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) nếu nó thỏa mãn một trong 2 điều kiện sau: \(\left[ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left[ {f\left( x \right) - \left( {ax + b} \right)} \right] = 0\\\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left[ {f\left( x \right) - \left( {ax + b} \right)} \right] = 0\end{array} \right.\) , trong đó:
\(\left\{ \begin{array}{l}a = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{{f\left( x \right)}}{x}\\b = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left[ {f\left( x \right) - ax} \right]\end{array} \right.\) hoặc \(\left\{ \begin{array}{l}a = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \dfrac{{f\left( x \right)}}{x}\\b = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left[ {f\left( x \right) - ax} \right]\end{array} \right.\)
Chỉ có khái niệm “Tiệm cận của đồ thị hàm số”, KHÔNG có “Tiệm cận của hàm số”.
2. Một số dạng toán thường gặp
Dạng 1: Tìm tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.
Phương pháp:
- Bước 1: Tính cả hai giới hạn\(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y\) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y\).
- Bước 2: Kết luận:
Đường thẳng \(y = {y_0}\) được gọi là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) nếu nó thỏa mãn một trong 2 điều kiện sau: \(\left[ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = {y_0}\\\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = {y_0}\end{array} \right.\)
Hàm phân thức có tiệm cận ngang khi và chỉ khi bậc của đa thức tử nhỏ hơn hoặc bằng bậc của đa thức mẫu.
Dạng 2: Tìm tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
Phương pháp:
- Bước 1: Tìm các điểm mà tại đó hàm số không xác định.
- Bước 2: Tính cả 2 giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } y\) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } y\).
- Bước 3: Kết luận:
Nếu xảy ra một trong 4 trường hợp \(\left[ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } y = + \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } y = - \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } y = + \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } y = - \infty \end{array} \right.\) thì \(x = {x_0}\) là một tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
+ Ta chỉ cần 1 trong 4 điều kiện trên thỏa mãn là kết luận được.
+ Riêng đối với hàm phân thức thì \({x_0}\) thường là nghiệm của mẫu thức nhưng không là nghiệm của tử thức.
Dạng 3: Tìm tiệm cận xiên của đồ thị hàm số.
Phương pháp:
- Bước 1: Tính cả hai giới hạn \(a = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{{f\left( x \right)}}{x}\) và \(a' = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \dfrac{{f\left( x \right)}}{x}\).
- Bước 2: Nếu \(\left[ \begin{array}{l}a \ne 0; \pm \infty \\a' \ne 0; \pm \infty \end{array} \right.\) thì tính \(\left[ \begin{array}{l}b = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left[ {f\left( x \right) - ax} \right]\\b' = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left[ {f\left( x \right) - a'x} \right]\end{array} \right.\)
- Bước 3: Kết luận: Nếu các giới hạn trên là hữu hạn thì \(y = ax + b\) và \(y = a'x + b'\) là các tiệm cận xiên của đồ thị hàm số.
Đồ thị hàm phân thức có tiệm cận xiên khi và chỉ khi bậc của đa thức tử lớn hơn bậc của đa thức mẫu là \(1\).
Khi đó, để tìm tiệm cận xiên ta chỉ cần chia tử cho mẫu được đa thức thương \(ax + b \Rightarrow y = ax + b\) là tiệm cận xiên của đồ thị hàm số.
Dạng 4: Tìm điều kiện của tham số để đồ thị hàm số phân thức có tiệm cận đứng.
Phương pháp:
- Bước 1: Tìm điều kiện để mẫu thức có nghiệm (nếu cần) và tính các nghiệm \({x_1},{x_2},...,{x_n}\) của mẫu thức.
- Bước 2: Nêu điều kiện để hàm phân thức có tiệm cận đứng:
Hàm số có một (hai, ba,…) tiệm cận đứng nếu mẫu thức có một (hai, ba,…) nghiệm không là nghiệm của tử thức.
- Bước 3: Thay các nghiệm \({x_1},{x_2},...,{x_n}\) lên tử thức và biện luận dựa trên yêu cầu đề bài về số tiệm cận đứng.
Nếu bài chỉ yêu cầu có tiệm cận đứng thì ta chỉ cần một nghiệm của mẫu không phải nghiệm của tử là đủ.
Để giúp các bạn học sinh lớp 12 học tập tốt hơn môn Toán, vanphongphamsg.vn xin mời các bạn tham khảo tài liệu Tìm tiệm cận đứng của hàm số. Bộ tài liệu hướng dẫn chi tiết cách tìm điều kiện của tham số m để hàm số có tiệm cận thỏa mãn điều kiện cho trước được xây dựng dựa trên kiến thức trọng tâm chương trình Toán 12 và đề thi THPT Quốc gia. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn thi THPT Quốc gia môn Toán trắc nghiệm hiệu quả.
Bạn đang xem: Tìm m để hàm số không có tiệm cận đứng
Bài tập 1: [Đề thi minh họa Bộ GD{}ĐT năm 2017]: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho đồ thị của hàm số: $y=\frac{x+1}{\sqrt{m{{x}^{2}}+1}}$ có 2 tiệm cận ngang. A. Không có giá trị thực nào của m thỏa mãn yêu cầu đề bài. B. $m0$ |
Lời giải chi tiết
Với $m>0$ ta có: $\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{x+1}{\sqrt{m{{x}^{2}}+1}}=\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{1+\frac{1}{x}}{\sqrt{m+\frac{1}{{{x}^{2}}}}}=\frac{1}{\sqrt{m}}\Rightarrow y=\frac{1}{\sqrt{m}}$ là một tiệm cận ngang.
$\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{x+1}{\sqrt{m{{x}^{2}}+1}}=\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{-1-\frac{1}{x}}{\frac{\sqrt{m{{x}^{2}}+1}}{-x}}=\frac{-1-\frac{1}{x}}{\sqrt{m+\frac{1}{{{x}^{2}}}}}=\frac{-1}{\sqrt{m}}\Rightarrow y=\frac{-1}{\sqrt{m}}$ là một tiệm cận ngang.
Khi đó đồ thị hàm số có 2 tiệm cận.
Với $m=0$ suy ra $y=\frac{x+1}{1}$ đồ thị hàm số không có hai tiệm cận ngang.
Với $m0 \\ {} f\left( 1 \right)\ne 0 \\ {} f\left( -2 \right)\ne 0 \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array} {} 1-m>0 \\ {} m-1\ne 0 \\ {} m+8\ne 0 \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array} {} m-2;\,\,m\ne 2$ là giá trị cần tìm. Chọn A.
Bài tập 12: Tập hợp các giá trị thức của m để đồ thị hàm số $y=\frac{2x-1}{\left( m{{x}^{2}}-2x+1 \right)\left( 4{{x}^{2}}+4mx+1 \right)}$ có đúng một đường tiệm cận là A. $\left\{ 0 \right\}$ B. $\left( -\infty ;-1 \right)\cup \left\{ 0 \right\}\cup \left( 1;+\infty \right)$ C. $\left( -\infty ;-1 \right)\cup \left( 1;+\infty \right)$ D. $\varnothing $ |
Lời giải chi tiết
Dễ thấy đồ thị hàm số luôn có tiệm cận ngang $y=0$.
Suy ra để đồ thị hàm số có 1 tiệm cận thì đồ thị hàm số không có tiệm cận đứng.
TH1: Phương trình: $\left( m{{x}^{2}}-2x+1 \right)\left( 4{{x}^{2}}+4mx+1 \right)=0$ vô nghiệm
$\Leftrightarrow \left\{ \begin{array} {} 1-m
Từ khóa » Hàm Số Không Có Tiệm Cận đứng Khi Nào
-
Đồ Thị Hàm Số Nào Không Có Tiệm Cận đứng?
-
Tìm M để Hàm Số Không Có Tiệm Cận đứng - Văn Phòng Phẩm
-
Tìm M để Hàm Số Có Tiệm Cận đứng - Ôn Tập Toán 12
-
Tìm điều Kiện để đồ Thị Hàm Số Không Có Tiệm Cận đứng - Vted
-
Tìm M để đồ Thị Hàm Số Không Có Tiệm Cận đứng. - Cungthi.online
-
[LỜI GIẢI] Đồ Thị Hàm Số Nào Sau đây Không Có Tiệm Cận đứng
-
Bài Tập Tìm M để Hàm Số Có Tiệm Cận đứng, Tiệm Cận Ngang Có đáp án
-
Hàm Số Không Có Tiệm Cận Ngang Khi Nào
-
Khi Nào đồ Thị Hàm Số Không Có Tiệm Cận - Cùng Hỏi Đáp
-
Đồ Thị Hàm Số KHÔNG CÓ TIỆM CẬN ĐỨNG Khi Nào? - YouTube
-
Đồ Thị Của Hàm Số Nào Trong Các Hàm Số Dưới đây Có Tiệm Cận đứng
-
Lý Thuyết đường Tiệm Cận Của đồ Thị Hàm Số Và Luyện Tập Toán 12
-
Đường Tiệm Cận Của Hàm Số: Lý Thuyết & Bài Tập (Kèm Tài Liệu)
-
Tìm M để Hàm Số Không Có Tiệm Cận đứng