Điều Kiện Hạn Chế Tiếp Cận Thị Trường - Detail

Điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường:

I. Dịch vụ phân phối, Dịch vụ nhượng quyền thương mại

1. Quy định tại các Hiệp định:

Các biện pháp áp dụng cho toàn bộ các phân ngành trong dịch vụ phân phối: Thuốc lá và xì gà, sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình, kim loại quý và đá quý, dược phẩm[1], thuốc nổ, dầu thô và dầu đã qua chế biến, gạo, đường mía và đường củ cải được loại trừ ra khỏi phạm vi cam kết.

1.1. Dịch vụ phân phối gồm:

i) Dịch vụ đại lý hoa hồng (CPC 621, 61111, 6113, 6121)

ii) Dịch vụ bán buôn (CPC 622, 61111, 6113, 6121)

iii) Dịch vụ bán lẻ (CPC 631 + 632, 61112, 6113, 6121).

Việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất) sẽ được xemxét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)[2]. Riêng với CPTPPEVFTA, 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, việc kiểm tra nhu cầu kinh tế sẽ bị bãi bỏ và bảo lưu này sẽ hết hiệu lực.

1.2. Dịch vụ nhượng quyền thương mại (CPC 8929): không hạn chế. Cho phép thành lập chi nhánh. Trưởng chi nhánh phải là người thường trú tại Việt Nam.

2.Pháp luật Việt Nam:  

Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bao gồm các hoạt động sau đây:

a) Thực hiện quyền xuất khẩu;

b) Thực hiện quyền nhập khẩu;

c) Thực hiện quyền phân phối;

d) Cung cấp dịch vụ giám định thương mại;

đ) Cung cấp dịch vụ logistics;

e) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính;

g) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

h) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

i) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

k) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

 - Về phân phối dược phẩm: Các cơ sở có quyền nhập khẩu nhưng không được thực hiện quyền phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam, không được thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp đến phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam, trừ thuốc và nguyên liệu làm thuốc do chính cơ sở sản xuất tại Việt Nam (Khoản 10 Điều 91 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP).

 

II. Dịch vụ cho thuê máy móc và thiết bị

1. WTO, VJEPA, CPTPP: Dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị khác (CPC 83109): Chưa cam kết.

2. EVFTA và VKFTA: đã cho phép vốn góp nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 51%. Riêng AFAS, cho phép vốn góp nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 70%.

Cam kết bổ sung: Các thiết bị mang vào Việt Nam phải tuân thủ các quy định liên quan của Việt Nam về quản lý xuất nhập khẩu, tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, an ninh quốc gia, cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia và tuân thủ các điều khoản pháp luật liên quan về cấp phép viễn thông cũng như giấy phép sử dụng thiết bị truyền thanh và tần số.

Ngoài ra, AFAS cũng mở cửa thêm cho các dịch vụ sau:

- Dịch vụ cho thuê máy bay không kèm người điều khiển (CPC 83104): không hạn chế.

- Dịch vụ cho thuê liên quan tới đồ đạc và các đồ gia dụng khác (CPC 83203): không hạn chế.

- Dịch vụ cho thuê tàu thuyền không kèm người lái (CPC 83103): không hạn chế, ngoại trừ cho phép vốn góp nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 70%.

- Dịch vụ cho thuê xe ô tô cá nhân không kèm lái xe (CPC 83101): không hạn chế.

EVFTA cũng mở cửa cho dịch vụ thuê/ cho thuê không kèm người điều khiển liên quan đến tàu thủy (CPC 83103): Không hạn chế, ngoại trừ liên doanh trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 70% được phép thành lập.

[1] Trong biểu cam kết này, “dược phẩm” không bao gồm các sản phẩm bổ dưỡng phi dược phẩm dưới dạng viên nén, viên con nhộng hoặc bột

[2] Việc xin phép thành lập nhiều hơn một cơ sở bán lẻ phải tuân thủ quy trình đã có và được công bố công khai và việc cấp phép phải dựa trên các tiêu chí khách quan. Các tiêu chí chính để kiểm tra nhu cầu kinh tế là số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và và quy mô địa lý.

Từ khóa » Thị Trường Nước Ngoài