Điều Kiện Vay Nước Ngoài Của Doanh Nghiệp - Báo điện Tử Chính Phủ
Có thể bạn quan tâm
Do mới thành lập nên giai đoạn đầu công ty chủ yếu tiếp thị, quảng bá và tạo nhận diện trên thị trường. Vì vậy trong 1-2 năm đầu tiên có thể doanh thu sẽ chưa được như kỳ vọng. Khi khoản vay nêu trên đến hạn, công ty dự định tìm kiếm các nguồn vốn vay nước ngoài ngắn hạn khác để cơ cấu lại khoản vay nước ngoài cũ.
Theo Thông tư số 12/2014/TT-NHNN, điều kiện để vay khoản vay nước ngoài mới nhằm cơ cấu lại khoản vay nước ngoài cũ là không làm tăng chi phí vay.
Tuy nhiên, ông Thịnh chưa rõ thế nào là không làm tăng chi phí vay. Ông hỏi, công ty ông cần hiểu quy định này như thế nào?
Ví dụ, nếu công ty ông Thịnh vay khoản vay đầu tiên với lãi suất 2%/năm, sau đó công ty vay khoản vay thứ 2 với lãi suất tối đa là 2%/năm thì có được hiểu là không làm tăng chi phí vay hay không?
Công ty có tham khảo một số ngân hàng thương mại thì được tư vấn là lãi suất của khoản vay thứ 2 phải bằng 0. Theo ông Thịnh, nếu hiểu theo hướng này thì rất khó cho công ty tiếp cận nguồn vốn nước ngoài vì tập quán thị trường quốc tế không thể có khoản vay không lãi suất.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:
Khoản 2, Điều 5 Thông tư số 12/2014/TT-NHNN ngày 31/3/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh quy định, bên đi vay được phép vay nước ngoài để "cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài của bên đi vay mà không làm tăng chi phí vay".
Khoản 5, Điều 2 Thông tư số 12/2014/TT-NHNN quy định: "Chi phí vay nước ngoài là tổng mức chi phí quy đổi theo tỷ lệ phần trăm hàng năm của kim ngạch khoản vay, bao gồm lãi suất vay nước ngoài và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay nước ngoài mà bên đi vay chắc chắn phải trả cho bên cho vay, các bên bảo đảm khoản vay, bên bảo hiểm khoản vay, các đại lý và các bên liên quan khác".
Đối với trường hợp ông Tô Hoàng Thịnh hỏi, theo quy định tại Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trong việc ký và thực hiện thỏa thuận vay nước ngoài và các thỏa thuận khác có liên quan.
Việc đàm phán các khoản vay nước ngoài (lãi suất, chi phí, thời hạn vay,...) thuộc quyền chủ động của doanh nghiệp trên cơ sở tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về điều kiện vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
Đối với các mục đích vay nước ngoài để cơ cấu khoản nợ nước ngoài của bên đi vay, như đề cập trên, chi phí khoản vay nước ngoài mới không cao hơn chi phí của khoản vay nước ngoài được cơ cấu; chi phí vay được quy định tại Khoản 5, Điều 2 Thông tư số 12/2014/TT-NHNN nêu trên (hiện tại không có quy định yêu cầu mức lãi suất khoản vay nước ngoài mới bằng 0 như ông Thịnh đề cập).
Trường hợp thực hiện các khoản vay nước ngoài ngắn hạn, bên đi vay tự chịu trách nhiệm lập bảng tính so sánh chi phí vay của khoản vay mới và khoản vay được cơ cấu để bảo đảm tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về điều kiện vay, trả nợ nước ngoài và xuất trình cho tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tài khoản nếu được tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tài khoản yêu cầu nhằm chứng minh tính hợp pháp của khoản vay ngắn hạn nước ngoài, bảo đảm việc thực hiện giao dịch tuân thủ quy định hiện hành của pháp luật có liên quan.
Chinhphu.vn
Từ khóa » Mua đứt Bằng Vốn Vay Là Gì
-
Mua Thôn Tính Bằng Vốn Vay Là Gì? Ví Dụ Về Mua Thôn Tính Bằng Vốn Vay
-
Công Cụ Tài Chính - VCBS
-
Mua Thôn Tính Bằng Vốn Vay (Leveraged Buyout - LBO) Là Gì? Ví Dụ ...
-
Mua Lại Tài Sản Bằng Vốn Vay: Khi Chuyện Hiếm Trở Thành Phổ Biến
-
Giới Hạn Vốn được Vay Nước Ngoài để Thực Hiện Dự án
-
Leverage Buy-Out (LBO) / Mua Lại Cổ Phần Theo Kiểu Vay Nợ Đầu ...
-
4 HÌNH THỨC CHO THUÊ TÀI CHÍNH THƯỜNG DÙNG Ở VIỆT NAM
-
Một Số Vấn đề Cơ Bản Về Hợp đồng Repo
-
Mua Lại Thừa Hưởng – Wikipedia Tiếng Việt
-
In Bài Viết - Ngân Hàng Nhà Nước
-
7 CÁCH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG HIỆU QUẢ - PACE
-
Đắn đo Biện Pháp Hỗ Trợ Dòng Tiền Cho Doanh Nghiệp - VnEconomy
-
Đồng Vốn Ngân Hàng Tiếp Sức Cho Nông Nghiệp, Nông Thôn Phát Triển ...
-
TS Đặng Kim Sơn: Vay Và Cho Vay Nông Nghiệp Không Dễ!