Điều Trị Rối Loạn Chức Năng Sàn Chậu Nữ - Benh Vien 108

Video

Xem thêm tin
Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiết
Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

14/11/2024 Chi tiết
Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

11/11/2024 Chi tiết
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024

30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Điều trị rối loạn chức năng sàn chậu nữ 09:30 AM 26/08/2015 1. Sàn chậu nữ là gì? - Vùng sàn chậu gồm tất cả các cấu trúc nằm bên trong khung xương chậu: từ khớp mu đến xương cụt, từ thành chậu bên này sang thành chậu bên kia và được hình thành từ nhiều khối cân, cơ đan xen nhau. - Sàn chậu chứa 3 cơ quan: hệ thống tiết niệu dưới (bàng quang, niệu đạo), hệ thống sinh dục (tử cung, âm đạo), hệ thống tiêu hóa dưới (trực tràng, hậu môn). - Nhiệm vụ của sàn chậu + Giữ cho các cơ quan này nằm đúng chỗ, không bị sa xuống khi làm việc nặng, vận động chạy nhảy. + Đóng mở các lỗ đường tiểu, âm đạo, hậu môn, giúp kiểm soát hoạt động đại tiện và tiểu tiện theo ý muốn, hoạt động tình dục, giúp quá trình sinh đẻ dễ dàng hơn. Ba hệ thống này hoạt động hài hòa nhịp nhàng với nhau, hệ thống này nhường nhịn hệ thống kia theo sự điều khiển chủ động của con người. 2. Rối loạn chức năng sàn chậu là gì? Theo thống kê, cứ 3 phụ nữ đã từng mang thai và sinh đẻ, có một người bị són tiểu. Gần 50% phụ nữ trên 40 tuổi bị són tiểu, 40% phụ nữ trên 50 tuổi bị sa sinh dục. Những biểu hiện của rối loạn chức năng sàn chậu
2.1. Đường tiểu - Tiểu không kiểm soát khi gắng sức: són tiểu khi cười, ho, hắt hơi, khi chạy nhảy hoặc mang vật nặng. - Tiểu gấp: không nín tiểu được theo ý muốn khi mắc tiểu. - Tiểu đêm > 1 lần. - Tiểu nhiều lần: khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu < 1 giờ hoặc tiểu > 8 lần /ngày. - Tiểu không kiểm soát liên tục: nước tiểu rỉ rả liên tục cả ngày. - Tiểu khó phải rặn. - Cảm giác đi tiểu không hết. 2.2. Đường tiêu hóa - Són hơi, són phân khi ho, hắt hơi hay chạy nhảy. - Không giữ được theo ý muốn khi buồn trung tiện hoặc đại tiện. - Táo bón kéo dài, đại tiện khó phải dùng thuốc thụt hậu môn hoặc thuốc uống. 2.3. Đường sinh dục (sa sinh dục) - Sa tử cung, sa mỏm cắt âm đạo (ở những phụ nữ đã cắt tử cung). - Sa bàng quang. - Sa trực tràng, ruột. 2.4. Rối loạn tình dục - Giao hợp đau. - Giảm cảm giác. - Cảm giác cửa mình rộng. 2.5. Đau vùng chậu mãn tính - Đau vùng thắt lưng chậu. - Đau vùng bụng dưới, vùng âm hộ 3. Những phụ nữ có nguy cơ bị rối loạn chức năng sàn chậu - Cơ sàn chậu suy yếu dần theo tuổi, số lần mang thai và sinh đẻ. - Tình trạng thiếu nội tiết ở phụ nữ tuổi mãn kinh cũng là một nguyên nhân gây rối loạn chức năng sàn chậu. - Áp lực ổ bụng tăng mãn tính: béo phì, ho mãn tính, táo bón mãn tính, nâng vật nặng lặp đi lặp lại. Tất cả phụ nữ có biểu hiện rối loạn chức năng sàn chậu và sa các tạng vùng chậu cần được tư vấn và điều trị. 4. Điều trị rối loạn chức năng sàn chậu - Thay đổi thói quen sinh hoạt: ăn nhiều thức ăn có nhiều chất xơ, rau quả, uống 1,5 lít nước/ngày, kiểm soát cân nặng và có phương pháp giảm cân. - Tập luyện cơ sàn chậu theo bài tập hướng dẫn. - Thuốc điều trị tại chỗ khi có viêm nhiễm hoặc thiểu dưỡng âm đạo. - Sử dụng vòng nâng Pessary điều trị sa tạng chậu, són tiểu. - Phẫu thuật khi các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả.  

Từ năm 2015 Khoa Phụ sản – Bệnh viện TƯQĐ 108 đã thực hiện các kỹ thuật điều trị rối loạn chức năng sàn chậu như: - Điều trị són tiểu bằng phương pháp TOT - Đặt vòng nâng tử cung Pessary điều trị sa sinh dục - Phẫu thuật đặt mảnh ghép tổng hợp nâng bàng quang, tử cung, trực tràng (qua đường âm đạo, qua nội soi) điều trị sa sinh dục. Người bệnh có biểu hiện rối loạn chức năng sàn chậu liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 04.62784122. Chia sẻ

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng chuyên mục

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    14:14 07/07/2019
    Chăm sóc người bị cảm cúm

    Chăm sóc người bị cảm cúm

    13:46 21/12/2018
    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    03:08 12/07/2018

Từ khóa » điều Trị Sa Tạng Chậu