Phiếu Tóm Tắt Thông Tin Phẫu Thuật Nội Soi điều Trị Sa Tạng Chậu
Có thể bạn quan tâm
Loading ... Loading ...
Phiếu tóm tắt thông tin điều trị phẫu thuật nội soi điều trị sa tạng chậu
04/07/2022 21:59:00
GIỚI THIỆU SA TẠNG CHẬU - Định nghĩa: Sa tạng chậu là tụt thành âm đạo hoặc tử cung vào trong hoặc ra ngoài âm đạo - Suất độ: Theo tác giả Olsen (1997), phụ nữ > 50 tuổi có suất độ mắc sa tạng chậu là khoảng 30 - 50%, trong đó nguy cơ phải phẫu thuật ít nhất một lần trong đời để điều trị sa tạng chậu hoặc tiểu không kiểm soát là 11 – 12%, mà tỉ lệ phải mổ lại là khoảng 29% cho tới tuổi 80. - Phân loại: Sa tạng chậu bao gồm: sa khoang trước âm đạo (sa niệu đạo, sa bàng quang), sa khoang giữa âm đạo (sa tử cung, sa mỏm cắt âm đạo – nếu đã cắt tử cung), sa thành sau âm đạo (sa trực tràng kiểu túi). Sa tạng chậu có thể riêng lẻ hay kết hợp giữa sa các khoang - Phân độ (theo ICS – International Continent Society, năm 1996): + Độ I nếu tạng sa chưa tới mức màng trinh; + Độ II nếu tạng sa mấp mé màng trinh (-1cm +1cm so với màng trinh); + Độ III nếu tạng sa vượt quá màng trinh > 1cm; + Độ IV nếu tạng sa lộn hết ra ngoài âm đạo. CÁC TRIỆU CHỨNG CÓ THỂ GẶP CỦA SA TẠNG CHẬU Sa tạng chậu có thể gây ra các triệu chứng làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sống: - Các triệu chứng đường tiết niệu: rối loạn tiểu (tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu són …), viêm nhiễm đường tiểu dưới … - Các triệu chứng đường tiêu hóa: táo bón, són phân … - Các triệu chứng âm đạo: viêm nhiễm âm đạo, đau tức âm đạo – âm hộ, khó quan hệ tình dục … CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ - Không cần điều trị nếu sa tạng chậu mực độ nhẹ (I, II) và không có triệu chứng đáng kể - Cần điều trị nếu sa tạng chậu mức độ nặng III, IV. - Nên điều trị nếu sa tạng chậu độ II và có triệu chứng đáng kể CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ - Điều trị nội khoa bảo tồn: tùy loại triệu chứng hoặc mức độ triệu chứng, tùy thể trạng người bệnh hoặc bệnh nền có nguy cơ cao, tùy hoàn cảnh sống và thảo luận với mong muốn của người bệnh và người nhà mà có thể xem xét các phương pháp: + Dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm (dạng uống hay dạng đặt tại chỗ) + Đặt vòng nâng âm đạo + Tập vật lý trị liệu sàn chậu - Điều trị ngoại khoa: Có 2 phương pháp mổ chính tùy theo đường vào của phẫu thuật. Mỗi biện pháp có ưu nhược điểm riêng và cũng chịu ảnh hưởng bởi sở trường của bác sĩ phẫu thuật: + Phẫu thuật ngả bụng: có thể mổ mở hay nội soi ổ bụng (cũng gọi là phẫu thuật nội soi xuyên phúc mạc). Trong khi mổ có thể có hoặc không dùng mảnh ghép (mesh). + Phẫu thuật ngả âm đạo: có thể dùng mesh hay mô tự nhiên. PHẪU THUẬT NỘI SOI CỐ ĐỊNH ÂM ĐẠO VÀO MỎM NHÔ XƯƠNG CÙNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ SA TẠNG CHẬU - Hiện nay được xem là tiêu chuẩn vàng trong điều trị sa tạng chậu ở mức độ nặng, khi mà điều trị nội khoa bảo tồn được đánh giá là không hiệu quả hoặc kém dung nạp và khi chỉ định mổ được chấp thuận. Mô tả cuộc mổ - Người bệnh được gây mê, đặt 4 trocars vào ổ bụng để tiến hành phẫu thuật nội soi. Như vậy sẹo mổ nhỏ, ít đau và thẩm mỹ (hình 2). - Thành trước và thành sau âm đạo sẽ được bộc lộ, qua đó khâu đính 2 mảnh ghép (mesh) – một vào thành trước âm đạo, 1 vào thành sau âm đạo, rồi đuôi của 2 mảnh ghép sẽ được khâu treo vào mỏm nhô xương cùng. Bằng cách này, các tạng chậu bị sa sẽ được sửa chữa do được cố định vững chắc (hình 3). Các tai biến, biến chứng có thể gặp: - Các tai biến trong khi mổ ít gặp (tỉ lệ < 1%), có thể kể: chảy máu do tổn thương các mạch máu lớn, tổn thương các cơ quan trong bụng do khi bóc tách … - Khoảng thời gian chu phẫu: tỉ lệ biến chứng trong thời gian 30 ngày sau mổ là ~ 5 - 6%. Đáng lưu ý là nhiễm khuẩn niệu, nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn tạng vùng sâu … - Theo dõi lâu dài: Theo y văn, khảo sát > 1.000 trường hợp nội soi ổ bụng cố định âm đạo vào mỏm nhô điều trị sa tạng chậu với thời gian theo dõi trung bình > 24 tháng, ghi nhận tỉ lệ thành công khách quan (bác sĩ thăm khám lâm sàng) là 92% và tỉ lệ hài lòng chủ quan (người bệnh cho ý kiến) là 94,4%, tỉ lệ mổ lại do sa tái phát là 6,2%, tỉ lệ lộ mesh là 2,7%. QUY TRÌNH PHẪU THUẬT NỘI SOI CỐ ĐỊNH ÂM ĐẠO VÀO MỎM NHÔ Trước mổ: + Người bệnh thường được cho nhập viện trước 1 ngày để làm bệnh án, xét nghiệm tiền phẫu, hội chẩn trước mổ. Bác sĩ phẫu thuật có thể yêu cầu thực hiện chụp cộng hưởng từ vùng bụng chậu, khảo sát niệu động lực học + Người bệnh cần nhịn ăn trước mổ khoảng 6 giờ, nhịn uống trước mổ khoảng 2 giờ + Người bệnh được cho cạo lông mu, tắm rửa và vệ sinh vùng bộ phận sinh dục trước mổ khoảng 1 giờ. Trong mổ: + Cuộc mổ là đại phẫu, diễn ra ở khu vực phòng mổ. Người bệnh được gây mê toàn thân + Cuộc mổ thường diễn ra khoảng 2 – 4 giờ + Lượng máu mất thường ít < 50 mL, ít khi phải truyền máu + Ngay sau mổ, người bệnh được chuyển ra phòng hồi tỉnh để theo dõi trong vài giờ, trước khi trở về phòng bệnh. Sau mổ: + Nếu diễn tiến thuận lợi, người bệnh có thể được ăn uống sau mổ 1 ngày), xuất viện sau mổ 2 - 3 ngày, cắt chỉ sau 7 ngày (có thể tại y tế địa phương). + Tránh lao động nặng trong 1 tháng. Người bệnh nên kiêng quan hệ tình dục trong 1 tháng. + Sau khi xuất viện, người bệnh tái khám lại sau mổ 6 tuần, 6 tháng hoặc khi có diễn tiến bất thường để đánh giá hiệu quả điều trị và theo dõi các biến chứng nếu có.Các tin đã đăng
- Phiếu tóm tắt thông tin điều trị bàng quang tăng hoạt (Dành cho bệnh nhân ngoại trú) (04/07/2022)
- Phiếu tóm tắt thông tin điều trị phương pháp thông tiểu sạch cách quãng(09/02/2022)
- Phiếu tóm tắt thông tin điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ(09/02/2022)
- Phiếu tóm tắt thông tin phép đo niệu dòng đồ(09/02/2022)
- Phiếu tóm tắt thông tin điều trị bàng quang tăng hoạt(26/01/2022)
- Phiếu tóm tắt thông tin phép đo áp lực đồ bàng quang(04/03/2021)
E-Brochure Bệnh viện
Video quá trình phát triển bệnh viện
Videos chuyên đềFanpage Facebook Bệnh viện Đại học Y Dược
Bệnh viện Đại học Y Dược
Tin đọc nhiều nhất
Các Web liên kết
- Website Đại học Y Dược TP.HCM
- Website TTHL Phẫu thuật nội soi
- Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 2
- Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 3
- Website Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1
- Lịch mổ
- Lịch khám bệnh
- Hội bệnh Parkinson
- Khoa da liễu - Thẩm mỹ da
- Khoa Tạo hình thẩm mỹ
Thông tin từ báo chí
Loading ...Góc tri ân
Loading ...Thư viện ảnh
×Modal Header
Some text in the modal.
ĐóngTừ khóa » điều Trị Sa Tạng Chậu
-
Sa Tạng Chậu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Sa Tạng Vùng Chậu - Nỗi ám ảnh Của Chị Em Phụ Nữ - Vinmec
-
Sa Tạng Chậu - Căn Bệnh "khó Nói" Của Phái Nữ - Columbia Asia
-
Sa Tạng Chậu | Bệnh Viện Gleneagles Singapore
-
Điều Trị Rối Loạn Chức Năng Sàn Chậu ở Nữ
-
Tổng Quan Về Các Sa Các Cơ Quan Vùng Chậu - Phụ Khoa Và Sản Khoa
-
Sa Tạng Vùng Chậu Có Nguy Hiểm Không? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
SA TẠNG VÙNG CHẬU VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
-
Sa Tạng Chậu – Nỗi ám ảnh Của Chị Em Phụ Nữ - Bệnh Viện Việt Đức
-
Đánh Giá Kết Quả điều Trị Sa Tạng Chậu Bằng Phẫu Thuật Qua Ngả âm ...
-
Sa Tạng Chậu: Các Câu Hỏi Liên Quan Và Bài Tập Kegel
-
Cập Nhật điều Trị Sa Tạng Chậu - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Quảng Nam
-
Điều Trị Rối Loạn Chức Năng Sàn Chậu Nữ - Benh Vien 108
-
Điều Trị Sa Tạng Chậu Bằng Vòng Nâng âm đạo