Sa Tạng Chậu – Nỗi ám ảnh Của Chị Em Phụ Nữ - Bệnh Viện Việt Đức
Có thể bạn quan tâm
21/11/2019 13:48
Sa tạng chậu là bệnh thường xuất hiện ở các chị em phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh, mang thai, sinh con nhiều lần, từng phẫu thuật vùng chậu, béo phì, làm việc nặng, mắc chứng táo bón mạn tính và có bệnh lý về hô hấp. Sa tạng chậu không chỉ khiến người bệnh phải chịu tổn thương về sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tâm lý.
Bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân
Căn bệnh “khó nói”
Thống kê của Hội Sàn chậu TP. Hồ Chí Minh cho thấy, bệnh lý sa tạng chậu ảnh hưởng tới 40% phụ nữ trên 40 tuổi.
PGS.TS. Nguyễn Xuân Hùng – Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – cho biết: Sa tạng chậu là tình trạng sa xuống của một hay nhiều cơ quan vùng chậu khỏi vị trí giải phẫu bình thường qua âm đạo hoặc hậu môn như sa bàng quang, tử cung, âm đạo, trực tràng, ruột và các mô liên kết do sự tổn thương và suy yếu các cấu trúc cân cơ và dây chằng nâng đỡ sàn chậu, gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu, đại tiện
Khi mắc sa tạng chậu, người bệnh sẽ gặp phải nhiều triệu chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý như: Xuất hiện khối phồng thò ra khỏi âm đạo; đau lưng dưới hoặc tức nặng vùng chậu; ra huyết âm đạo bất thường, đặc biệt là ra huyết sau mãn kinh; són tiểu, tiểu khó, tiểu lắt nhắt, hay bị nhiễm trùng niệu tái phát; quan hệ tình dục đau đớn hoặc khó khăn; đại tiện khó, đại tiện tắc nghẽn, phải móc tay, ấn tay, thụt tháo.
Theo TS. Hùng, vì mang căn bệnh “khó nói” nên nhiều phụ nữ mắc bệnh cảm thấy mặc cảm, tự ti, chịu đựng tình trạng bệnh kéo dài dẫn tới việc đánh mất cơ hội được điều trị hiệu quả.
Làm thế nào để điều trị sa tạng chậu?
Để điều trị bệnh sa tạng chậu hiệu quả, TS. Hùng khuyến cáo: Chị em phụ nữ cần có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều chất xơ, rau quả ngăn ngừa táo bón; duy trì cân nặng ở mức hợp lý, không để cơ thể béo phì; thực hành bài tập Kegel nhằm tăng cường sức co cơ sàn chậu và luyện cơ sàn chậu theo bài tập hướng dẫn.
Ngoài ra, chị em có thể tập luyên cơ sàn chậu với máy siêu âm, máy hướng dẫn tập hoặc kích thích điện cơ để nhận biết nhóm cơ cần tập, tập luyện vật lý trị liệu ruột, bàng quang để giúp kiểm soát tiêu tiểu.Điều trị thuốc khi có viêm nhiễm hoặc thiểu dưỡng âm đạo.
Bên cạnh đó, sử dụng vòng nâng điều trị sa tạng chậu cũng là một phương pháp hiệu quả. Khi các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả, chị em cần đến cơ sở chuyên khoa để được các bác sĩ có chuyên môn chỉ định can thiệp phẫu thuật phù hợp.
PV Minh Thúy/Báo Viettimes
Tagged in: Tags:
Share this:-
Hội nghị khoa học Ngoại khoa và Phẫu thuật nội soi toàn quốc 2024
23/11/2024 09:32
-
Hợp tác chuyên môn cùng các chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Facing the World
22/11/2024 14:30
Từ khóa » điều Trị Sa Tạng Chậu
-
Sa Tạng Chậu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Sa Tạng Vùng Chậu - Nỗi ám ảnh Của Chị Em Phụ Nữ - Vinmec
-
Sa Tạng Chậu - Căn Bệnh "khó Nói" Của Phái Nữ - Columbia Asia
-
Sa Tạng Chậu | Bệnh Viện Gleneagles Singapore
-
Điều Trị Rối Loạn Chức Năng Sàn Chậu ở Nữ
-
Tổng Quan Về Các Sa Các Cơ Quan Vùng Chậu - Phụ Khoa Và Sản Khoa
-
Sa Tạng Vùng Chậu Có Nguy Hiểm Không? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
SA TẠNG VÙNG CHẬU VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
-
Đánh Giá Kết Quả điều Trị Sa Tạng Chậu Bằng Phẫu Thuật Qua Ngả âm ...
-
Phiếu Tóm Tắt Thông Tin Phẫu Thuật Nội Soi điều Trị Sa Tạng Chậu
-
Sa Tạng Chậu: Các Câu Hỏi Liên Quan Và Bài Tập Kegel
-
Cập Nhật điều Trị Sa Tạng Chậu - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Quảng Nam
-
Điều Trị Rối Loạn Chức Năng Sàn Chậu Nữ - Benh Vien 108
-
Điều Trị Sa Tạng Chậu Bằng Vòng Nâng âm đạo