Dinh Dưỡng – Một Trong Ba Yếu Tố Quan Trọng điều Trị đái Tháo đường

Tuy nhiên, do thiếu kiến thức về dinh dưỡng nên nhiều người đã có chế độ ăn quá nghiêm khắc hoặc quá bừa bãi, khiến cho việc điều trị bệnh không hiệu quả, mà còn mắc thêm các bệnh khác...

Khi nào được gọi là đái tháo đường?

Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hoá mạn tính, đặc trưng bởi sự tăng đường máu, do thiếu hụt insulin tương đối hay tuyệt đối gây ra. Bệnh gây nên một loạt các rối loạn chuyển hoá trước hết là  rối loạn chuyển hoá glucid làm glucose máu tăng cao và xuất hiện glucose trong nước tiểu. Rối loạn chuyển hoá đường kéo theo rối loạn chuyển hoá lipid, protid và các chất điện giải. Những rối loạn này gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh hoặc có thể dẫn tới hôn mê và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Để khẳng định chắc chắn một người bị mắc tiểu đường, dựa vào  1 trong 4 tiêu chuẩn sau:

- Glucose máu đói (FPG) ≥ 126mg/dl (7,0 mmol/L). (Đói được định nghĩa là không dung nạp calo trong ít nhất 8h).

- Glucose máu 2h sau nghiệm pháp dung nạp 75g glucose uống (2h-PG) ≥200mg/dL (11,1mmol/L). Nghiệm pháp nên được thực hiện theo mô tả của WHO.

- HbA1C ≥ 6,5%. Xét nghiệm này được thực hiện bởi phương pháp sắc lỏng kí cao áp).

- Glucose máu bất kì ≥ 200mg/dl (11,1 mmol/l) ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose máu (ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều) hoặc có cơn tăng glucose máu cấp.

Bệnh đái tháo đường thường đi kèm các rối loạn chuyển hóa khác, nên khi đã được chẩn đoán đái tháo đường nên làm các xét nghiệm phát hiện các rối loạn kèm theo và phát hiện các biến chứng của bệnh đái tháo đường như: Mỡ máu, acid uric máu, xét nghiệm nước tiểu, protein niệu, chức năng thận, điện tâm đồ, siêu âm mạch máu, soi đáy mắt, kiểm tra thị lực, nhãn áp…

Dinh dưỡng Kiểm soát đường huyết giúp tránh các biến chứng nguy hiểm.

Kiểm soát đường huyết bằng chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị đái tháo đường với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng đủ cả về số lượng và chất lượng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn, đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khoẻ để hoạt động và công tác phù hợp với từng cá nhân.

Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường là hạn chế glucid (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế vừa phải chất béo nhất là các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá.

Chế độ ăn của người bệnh phải xây dựng sao cho cung cấp cho cơ thể người bệnh một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải điều độ và hợp lý về giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ.

Nhu cầu năng lượng: Bệnh nhân đái tháo đường cũng có nhu cầu năng lượng giống như người bình thường. Nhu cầu tăng hay giảm và thay đổi khác nhau tuỳ thuộc tình trạng sức khỏe của mỗi người. Tùy theo tuổi, giới, loại công việc (nặng hay nhẹ), thể trạng (gầy hay béo), nhưng mức nhu cầu năng lượng chung cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện là 25Kcal/kg/ngày. Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng như sau:

Protein (chất đạm): Lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ngày với người lớn. Nếu khẩu phần có quá nhiều đạm sẽ không tốt nhất là đối với bệnh nhân có bệnh lý thận sớm. Trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường tỷ lệ năng lượng do protein nên đạt 15-20% năng lượng khẩu phần.

Lipid (chất béo): Nên ăn chất béo vừa phải và giảm chất béo động vật vì có nhiều axit béo bão hoà. Các chất béo đặc biệt là các chất axit béo bão hoà dễ gây xơ vữa động mạch nhưng mặt khác chất béo lại cung cấp năng lượng (bù lại phần năng lượng do glucid cung cấp) vì vậy nên ăn các axit béo chưa bão hoà có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè (vừng), dầu đậu nành, dầu hướng dương... Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%. Việc kiểm soát chất béo trong khẩu phần còn giúp cho ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Glucid (chất bột đường): Trong bệnh đái tháo đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn nhưng lại không chuyển hoá được để cung cấp năng lượng cho cơ thể vì thế chế độ ăn phải hạn chế glucid. Nên sử dụng các loại glucid phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ. Hết sức hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt...). Tỷ lệ năng lượng do glucid cung cấp nên đạt 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần.

Dinh dưỡng Dinh dưỡng rất quan trọng để kiểm soát đường huyết.

Để bệnh nhân đái tháo đường dễ dàng trong việc lựa chọn thực phẩm, người ta chia thức ăn thành từng loại có hàm lượng glucid khác nhau:

Loại có hàm lượng glucid từ ≥ 20%: Cần kiêng hay hạn chế tối đa vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết gồm các loại bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô...).Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường là hạn chế glucid (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế vừa phải chất béo nhất là các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hóa.

Loại có hàm lượng glucid từ 10-20%: Nên ăn hạn chế (một tuần có thể ăn 2-3 lần với số lượng vừa phải) gồm một số hoa quả tương đối ngọt như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan...).

Loại có hàm lượng glucid ≤ 5%: Người bệnh có thể sử dụng hàng ngày, gồm các loại thịt, cá, đậu phụ (số lượng vừa phải), hầu hết các loại rau xanh còn tươi và một số trái cây ít ngọt như: dưa bở, dưa hấu, nho ta, nhót chín... (sử dụng không hạn chế).

Với người bị đái tháo đường nên chia làm nhiều bữa nhỏ để tránh tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Có thể chia làm 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Với bệnh nhân điều trị bằng Insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.

Từ khóa » Sinh Lý Bệnh Rối Loạn Chuyển Hóa Glucid