Dinh Dưỡng Rau Muống Và Những Giá Trị Tuyệt Vời

Từ xưa đến nay, rau muống được mệnh danh là “vua của các loại rau”. Bởi những thành phần dinh dưỡng rau muống là vô cùng đa dạng và phong phú. Chắc chắn bạn sẽ vô cùng bất ngờ với những lợi ích tuyệt vời mà loại rau quen thuộc này mang đến trong bữa ăn hàng ngày. 

  • Dinh dưỡng rau ngót Nhật và tác dụng của nó
  • Những loại rau xanh giúp giảm béo bạn nên ăn thường xuyên
dinh dưỡng rau muống
Rau muống – món ăn dân giã nhưng lại mang nhiều giá trị dinh dưỡng

Xem nhanh

  • Thành phần và giá trị dinh dưỡng rau muống
    • 1. Cung cấp lượng đạm cao
    • 2. Thanh nhiệt, giải độc
    • 3. Điều trị thiếu máu
    • 4. Điều trị táo bón
    • 5. Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
    • 6. Tăng cường thị lực
    • 7. Ngăn ngừa ung thư
  • Đối tượng không nên ăn rau muống
  • Những lưu ý khi ăn rau muống

Thành phần và giá trị dinh dưỡng rau muống

“Anh đi anh nhớ quê nhà/Nhớ canh rau muống nhớ cà dằm tương”. Rau muống không chỉ là một món rau ăn bình thường, mà còn là hương vị ẩm thực đặc trưng. Trong nhiều bữa cơm của người Việt, thường xuất hiện các món chế biến từ rau muống. Hiện nay loại rau này được khá nhiều người trồng tại nhà. Từ xưa đến nay, rau muống được mệnh danh là “vua của các loại rau”. Bởi những thành phần dinh dưỡng rau muống là vô cùng đa dạng. Cứ 100 g rau muống chứa 90% nước, 3g chất xơ, 3g protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie.

1. Cung cấp lượng đạm cao

Rau muống được liệt kê vào danh sách các loại rau giàu đạm nhất. Nếu ăn 500 g rau muống cơ thể ta được cung cấp một lượng protein 16 g, tương đương 100g thịt ba rọi. Thành phần dinh dưỡng rau muống chứa nhiều loại acid amin như lysin, metionin…rất cần cho cơ thể.

2. Thanh nhiệt, giải độc

Dưới cái nhìn của nhiều thầy thuốc Đông y, rau muống có vị ngọt, tính lạnh, giải nhiệt, chống độc, chống viêm cực kì tốt. Nước canh rau muống có tác dụng thanh nhiệt phục hồi sức khỏe, nhất là vào những ngày hè nóng bức. Theo kinh nghiệm dân gian, rau muống còn có thể giải độc khi bị say nắng. Rau muống đem giã lấy nước uống hoặc dùng nước rau muống luộc cho vào tí muối để uống.

3. Điều trị thiếu máu

Nhắc đến dinh dưỡng rau muống, nhiều người sẽ nghĩ đến một loại rau có nhiều chất sắt. Thực vậy, trong 100g rau muống có 1,4mg sắt. Nhờ vậy mà rau muống rất tốt cho người bị thiếu máu do thiếu sắt.

Thiếu máu nên ăn gì và không nên ăn gì?

Thiếu máu là tình trạng ảnh hưởng lớn không chỉ tới sức khỏe mà còn năng suất lao động và học tập của người bệnh. Thiếu máu kéo dài sẽ gây ra thiếu oxy, làm tổn thương tới những cơ quan trong cơ thể, chẳng hạn như tim, não... Tuy…

4. Điều trị táo bón

dinh dưỡng rau muống
Ăn nhiều rau muống cung cấp chất xơ ngăn ngừa táo bón

Với tỷ lệ 3% chất xơ trong thành phần dinh dưỡng rau muống. Ăn rau này thường xuyên sẽ giúp điều trị được bệnh táo bón lâu ngày. Hàm lượng chất xơ cao hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh tình trạng khó tiêu.

5. Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Tiêu thụ rau muống thường xuyên sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch Với một kho dinh dưỡng, rau muống giúp cơ thể vô hiệu hóa và bài trừ các độc tố.

6. Tăng cường thị lực

Carotenoid, vitamin Alutein – những chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho sức khỏe của mắt. Rau muống có hàm lượng những chất này khá cao. Ăn nhiều món ăn chế biến từ rau muống giúp tăng cường thị lực và còn ngăn ngừa được bệnh đục thủy tinh thể.

7. Ngăn ngừa ung thư

Thông thường những loại rau có nhiều hợp chất chống oxy hóa sẽ giúp phòng ngừa được ung thư. Rau muống có đến 13 loại hợp chất này có tác dụng khử các gốc tự do ra khỏi cơ thể. Điều này làm hạn chế sự nảy sinh, phát triển của tế bào ung thư. Theo khuyến cáo, ăn rau muống giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư ruột – trực tràng, bao tử, da và đặc biệt là ung thư vú ở phụ nữ.

Đối tượng không nên ăn rau muống

Không phải tự nhiên mà ông bà ta thường khuyên những bệnh nhân mới phẫu thuật hoặc người có vết thương hở trên da không nên ăn rau muống. Bởi rau muống có thể kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da. Không chỉ vậy những người mắc bệnh gout, viêm khớp, viêm nhiễm đường tiết niệu thận cũng nên hạn chế ăn rau muống. Trường hợp những người đang dùng thuốc Đông y, ăn rau muống quá nhiều rất dễ làm giã thuốc, giảm hiệu quả điều trị.

Những lưu ý khi ăn rau muống

– Rau muống dẫn đầu trong các loại rau ăn lá có nguy cơ ngộ độc cao do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu hoặc kích thích. Vì vậy các chuyên gia khuyên chúng ta nên nấu chín thay vì ăn rau muống sống.

– Khi mua rau muống về, nên rửa sạch từng ngọn. Sau đó ngâm nước muối loãng để lượng thuốc có thể phân hủy bớt.

– Không ăn rau muống cùng lúc với các sản phẩm từ sữa như phomai, sữa chua kẻo làm giảm hàm lượng canxi. Hơn nữa nếu rau muống có chứa một số thành phần hóa học làm giảm khả năng hấp thu canxi.

Cập nhật cách giữ rau quả tươi lâu hiệu quả

Với cuộc sống bận rộn ngày nay, chúng ta thường không có nhiều thời gian để có thể đi chợ, mua sắm và chọn lựa thực phẩm thường xuyên. Bên cạnh đó, với thói quen sử dụng nhiều rau củ, trái cây hằng ngày, việc luôn đảm bảo tích trữ…

Sau khi phân tích những thành phần và giá trị dinh dưỡng rau muống, chúng ta có thể thấy rau muống là thực phẩm lý tưởng cho những ai mong muốn giảm cân, giảm lượng cholesterol một cách tự nhiên và an toàn.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Từ khóa » Dinh Dưỡng Của Cây Rau Muống