Định Hướng động Từ Là Gì Và ứng Dụng Vào Hiểu Vai Trò Của Các Thì ...
Có thể bạn quan tâm
Đối với người học trình độ nâng cao, một khi đã nắm được các kiến thức ngữ pháp cơ bản, việc nghiên cứu về verb orientation (định hướng của động từ) sẽ giúp họ nắm được cái nhìn khái quát và hệ thống hơn về động từ trong tiếng Anh. Dựa trên kiến thức về định hướng của động từ, bài viết dưới đây sẽ đưa ra một cách tiếp cận mới giúp người đọc hệ thống các thì quá khứ, hiện đại và tương lai, cũng như hình thái hiện tại phân từ, quá khứ phân từ một cách hệ thống và hiệu quả.
Định nghĩa khái quát về Verb orientation (Định hướng của động từ)
Để minh họa cho Verb orientation (định hướng động từ) là gì, xét ví dụ dưới đây:
My wife works in the garden most weekends.
Khi sử dụng một câu hay một mệnh đề, các thành tố như wife, work, garden có thể sẽ giúp xác định nội dung, đối tượng của mệnh đề, tuy nhiên, các từ và cụm từ trên không cung cấp cho người đọc một sự ‘định hướng’ nhất định, cụ thể hơn, các từ trên không cho người đọc biết thông điệp đang hướng về một sự việc ở quá khứ, hiện tại hay tương lai.
Với ví dụ trên, thì của động từ được xác định bởi cụm trạng ngữ ‘most weekends’, ám chỉ câu trần thuật đang nói về một thói quen được lặp lại ở thời điểm hiện tại. Định hướng của động từ luôn yêu cầu người viết (nói) đưa ra một sự định hướng cho động từ, thông qua việc lựa chọn thì, thể và phương thức nhất định.
Cách tiếp cận ngữ pháp truyền thống, mặc dù đơn giản và dễ hiểu, đôi khi đưa ra một số quy tắc chưa hoàn chỉnh và chi tiết. Ở nhiều sách dạy ngữ pháp, học viên có thể bắt gặp các câu như dưới đây:
While he was watching television, the telephone rang.
While he was watching television, the postman called.
While he was watching television, the house caught fire.
Đọc thêm: Thì (Tenses) trong tiếng Anh – Phần 1 Phân loại các thì
Các câu trên nhấn mạnh quy luật rằng, khi một hành động hoặc trạng thái bị chen vào bởi một hành động khác, hành động bị gây gián đoạn sẽ chia thì quá khứ tiếp diễn và hành động gây gián đoạn chia ở thì quá khứ đơn. Điều này chính xác và dễ hiểu, tuy nhiên nó chỉ tập trung vào thời điểm quá khứ. Cách dùng ‘gián đoạn’ này còn có thể áp dụng cho các thời khác ngoài thời điểm quá khứ, điều rất ít được đề cập ở cách tiếp cận truyền thống, chẳng hạn như:
The kids are usually watching television when I get home.
The kids will be watching television when I get home.
The kids may be watching television when I get home.
Điều quan trọng cần được khái quát hóa ở đây là: Mọi thì tiếp diễn đều có thể ám hiệu một sự gián đoạn – nét nghĩa của hành động gián đoạn thể hiện trong hình thái hiện tại phân từ (Ving) của động từ.
Chính vì thế, khác với việc cố gắng phân biệt sự khác nhau ở các thì, và đưa ra các sự nhận định đôi khi thiếu nhất quán ở cách tiếp cận của ngữ pháp truyền thống, một hệ thống định hướng của động từ sẽ giúp người học bổ sung các khiếm khuyết này, qua việc đưa ra những sự khái quát hệ thống ở các thời sử dụng trong tiếng Anh, cũng như ở hình thức hiện tại và quá khứ phân từ. Các sự khái quát trên sẽ được phân tích ở phần tiếp theo của bài nghiên cứu.
Một mô tả về hệ thống định hướng về động từ trong tiếng Anh
Thì quá khứ và hiện tại
Thì hiện tại
Chúng ta đã được học cách dùng thì hiện tại đơn để đề cập một hành động mang tính chất lặp đi lặp lại, chẳng hạn như:
I meet her every day.
Tuy nhiên, các động từ chia ở các thì hiện tại có thể được đi kèm với cụm trạng ngữ chỉ tương lai.
I meet her at ten o’clock tomorrow.
Như chúng ta đã từng được học, dựa trên kiến thức về thì hiện tại, mọi thì hiện tại (hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn và hiện tại hoàn thành) đều có thể được sử dụng để chỉ về tương lai, xét các ví dụ sau:
a. I am meeting her at ten o’clock tomorrow. (Tôi sẽ gặp cô ấy vào ngày mai.)
b. I will tell you as soon as I have met her. (Tôi sẽ nói với bạn ngay khi tôi gặp cô ấy.)
Ở ví dụ a, thì hiện tại tiếp diễn (am meeting) được sử dụng, trong khi ở ví dụ b, thì hiện tại hoàn thành (have met) được sử dụng. Cả hai câu ví dụ đều chỉ về một thời điểm trong tương lai nhờ vào các dấu chỉ thời gian như ‘I will tell you’ hay ‘at ten o’clock tomorrow’.
Từ đó, hệ thống định hướng động từ đưa ra một sự khái quát hóa về các thì hiện tại như sau:
“Mọi thì hiện tại đều có thể dùng để ám chỉ về tương lai.”
Quy luật này rất ít thấy ở các sách ngữ pháp truyền thống, vì cách tiếp cận truyền thống gắn liền thì sử dụng và thời điểm rất chặt chẽ, từ đó cách dùng hiện tại để chỉ về tương lai được giới thiệu như một sự ngoại lệ. Tuy nhiên, người học cần nhận biết rằng, những thì hiện tại được được dùng để nói về tương lai được sử dụng vô cùng phổ biến.
Đọc thêm: Bổ sung ý nghĩa cho câu bằng mệnh đề trạng ngữ trong bài thi IELTS
Thì quá khứ
Khi nói về các sự việc xảy ra trong quá khứ, người viết thường sử dụng các câu như dưới đây:
I met her last week.
Tuy nhiên, hệ thống định hướng của động từ cũng đưa ra một kết luận rằng:
“không phải lúc nào thì quá khứ cũng ám chỉ về thời điểm xảy ra trong quá khứ”, xét các ví dụ dưới đây:
a. You wouldn’t be insured if you had an accident.
b. Excuse me, I was wondering if this was the emergency situation.
Nhận xét: Các cụm động từ được in đậm ở ba ví dụ trên đều không ám chỉ thời gian xảy ra trong quá khứ. Ở câu a, động từ ‘had’ ám chỉ về khả năng của một tai nạn trong tương lai.
Ở cả ví dụ a và b, các dạng thức quá khứ của động từ đều dùng để ám chỉ một mệnh đề mang tính chất tưởng tượng hơn là một sự thật. Trên thực tế, cách dùng của các thì quá khứ để diễn đạt một giả thuyết là vô cùng phổ biến.
Ở ví dụ b, thì quá khứ được dùng để thể hiện sự lịch sự. Cách sử dụng này ít phổ biến hơn và thường được sử dụng với một số cụm thành ngữ cố định như: I wondered …, I was wondering …; I didn’t know…; I wasn’t sure…; I was hoping…’ I had hoped…,
Theo Davewillis (2003), các thì quá khứ được dùng để ám chỉ những thứ gì đó ‘remote’ (xa vời), hơn là ‘past’ (thời điểm quá khứ). Từ ‘remote’ ám chỉ rằng người nói ‘is distanced from a proposition either in time or in seeing it as unreal or unlikely’ (người nói đứng ở một góc độ xa cách so với ý niệm đang nói về mặt thời gian cũng như khả năng). Cụm ‘remote’ cũng mang hàm nghĩa ám chỉ khoảng cách xã hội giữa người với người, nên được dùng để đưa ra các phát ngôn lịch sự.
Như vậy, hệ thống định hướng của động từ đưa ra hai đặc điểm chính về các thì hiện tại và quá khứ như sau:
Thứ nhất, chúng không chỉ đơn thuần về thời điểm hiện tại và quá khứ. Thì hiện tại rất thường xuyên được sử dụng để ám chỉ về tương lai. Thì quá khứ được dùng không chỉ để nói về quá khứ, mà còn về giả thuyết và thể hiện tính lịch sự.
Thứ hai, các sự khái quát hóa này mang tính hệ thống và đúng với tất cả thì hiện tại và quá khứ. Cụ thể, tất cả các thì bao gồm hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành và hiện tại hoàn thành tiếp diễn đều có thể sử dụng để nói về một sự việc, hiện tượng xảy ra trong tương lai.
Đọc thêm: Phân biệt giữa nội động từ và ngoại động từ
Tống kết
Như vậy, trong phần 1 bài viết đã mô tả hệ thống định hướng động từ ở thì hiện tại và quá khứ. Vậy hệ thông định hướng động từ trong thì tương lai và hình thức phân từ thì sao? Theo dõi tiếp phần sau “Verb orientation là gì và ứng dụng vào hiểu vai trò của các thì tiếng Anh” để biết thêm chi tiết bạn nhé!
Trần Thị Tuyết Trâm
Từ khóa » Sự định Hướng Tiếng Anh Là Gì
-
Sự định Hướng In English - Vietnamese-English Dictionary | Glosbe
-
Sự định Hướng - Phép Tịnh Tiến Thành Tiếng Anh, Ví Dụ | Glosbe
-
Định Hướng Trong Tiếng Anh Là Gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
-
Ý Nghĩa Của Orientation Trong Tiếng Anh - Cambridge Dictionary
-
ĐỊNH HƯỚNG - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
CÓ ĐỊNH HƯỚNG Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
"sự định Hướng Sản Phẩm" Tiếng Anh Là Gì? - EnglishTestStore
-
Định Hướng Tiếng Anh Là Gì ? Sự Định Hướng Theo Khách Hàng ...
-
Định Hướng Tiếng Anh Là Gì
-
Từ điển Việt Anh "sự định Hướng Sản Phẩm" - Là Gì?
-
Sự định Hướng Tiếng Trung Là Gì? - Từ điển Số
-
Học Tiếng Anh Cho Người Mới Bắt đầu - British Council
-
ĐỊNH HƯỚNG - Translation In English
-
Chuyển đổi Số Là Gì Và Quan Trọng Như Thế Nào Trong Thời đại Ngày ...