Định Nghĩa Về Lực Ma Sát, Lực Ma Sát Trượt, Ma Sát Nghỉ Trong Vật Lý

0 (0)

Định nghĩa lực ma sát – Lực ma sát là lực cản trở chuyển động của vật này so với vật khác. Lực ma sát xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của hai vật và phụ thuộc v… Cùng theo dõi thêm qua bài viết bên dưới nhé!

Định nghĩa lực ma sát

Lực ma sát là lực cản trở chuyển động của vật này so với vật khác. Lực ma sát xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của hai vật và phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc, độ lớn của áp lực, không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

Lực ma sát trượt

Lực ma sát trượt là lực ma sát sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên một bề mặt, thì bề mặt tác dụng lên vật tại chỗ tiếp xúc một lực ma sát trượt, cản trở chuyển động của vật trên bề mặt đó.

Đặc điểm của lực ma sát trượt

  • Điểm đặt lên vật sát bề mặt tiếp xúc.
  • Phương song song với bề mặt tiếp xúc.
  • Chiều ngược chiều với chiều chuyển động tương đối so với bề mặt tiếp xúc.

Độ lớn(F_{mst}=mu N)

Trong đó:

  • (F_{mst}): độ lớn của lực ma sát trượt (N)
  • (mu): hệ số ma sát trượt
  • N: Độ lớn áp lực (phản lực) (N)
Định nghĩa lực ma sát
Định nghĩa lực ma sát

Định nghĩa về lực ma sát nghỉ

Lực ma sát nghỉ là lực ma sát xuất hiện khi một vật nằm yên trên bề mặt vật khác.

Đặc điểm của lực ma sát nghỉ

  • Điểm đặt lên vật sát bề mặt tiếp xúc.
  • Phương: song song với bề mặt tiếp xúc.
  • Chiều: ngược chiều với lực (hợp lực) của ngoại lực(các ngoại lực và thành phần của ngoại lực song song với bề mặt tiếp xúc (overrightarrow{F}_{t}) hoặc xu hướng chuyển động của vật.
  • Độ lớn của lực ma sát nghỉ : (F_{msn})

Trong đó:

  • (F_{t}): độ lớn của ngoại lực (thành phần ngoại lực) song song với bề mặt tiếp xúc (mu _{n})
  • (F_{msn}): Độ lớn lực ma sát nghỉ (N)

Lực ma sát nghỉ cực đại

(F_{msn Max}=mu _{n}N) ((mu _{n}>mu _{t}))

Trong đó:

  • (F_{msn Max}): lực ma sát cực đại (N)
  • (mu _{n}): hệ số ma sát nghỉ
  • (mu _{t}): hệ số ma sát trượt

Chú ý:

Trường hợp nhiều lực tác dụng lên vật thì (F_{t}) là độ lớn của hợp lực các ngoại lực và thành phần của ngoại lực song song với bề mặt tiếp xúc.

(vec{F_{t}}=sum_{i=1}^{n} vec{F_{it}})

Định nghĩa về lực ma sát nghỉ
Định nghĩa về lực ma sát nghỉ

Lực nội ma sát của chất lỏng

Lực nội ma sát của chất lỏng là lực cản trở giữa những lớp chuyển động của một chất lỏng, nó còn được gọi là lực nhớt.

Chất lỏng càng nhớt thì càng đặc. Vì thế mật ong có lực ma sát nhớt lớn hơn nước.

Công thức tính lực ma sát nhớt:

(F=eta frac{dv}{dx}Delta S)

Trong đó:

  • (eta) là hệ số ma sát nhớt hay độ nhớt của chất lỏng, phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng và nhiệt độ.
  • v là vận tốc chuyển động của lớp chất lưu chuyển (m/s)
  • x là quãng đường chuyển động của lớp chất lưu chuyển(m)
  • (Delta S) là diện tích của hai lớp chất lỏng sát nhau ((m^{2}))
Lực nội ma sát của chất lỏng
Lực nội ma sát của chất lỏng

Xem thêm:

  • Định nghĩa lực là gì? Lực hấp dẫn, lực đàn hồi, lực ma sát trong vật lý
  • Định nghĩa lực hướng tâm, ly tâm, lực quán tính ly tâm
  • Định luật 1 Newton: Nội dung, Công thức và Ý nghĩa

Trên đây là bài viết về Định nghĩa về lực ma sát, lực ma sát trượt, ma sát nghỉ trong vật lý. Nếu có bất kì thắc mắc hay ý kiến đóng góp các bạn để lại bình luận bên dưới nha. Cảm ơn các bạn ^^ Nếu thấy hay thì chia sẻ nhé <3

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Gửi đánh giá

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Từ khóa » Hệ Số Nội Ma Sát Là Gì