Lực Ma Sát Là Gì? ứng Dụng Của Lực Ma Sát Trong Cuộc Sống

Lực ma sát là gì? Có mấy loại lực ma sát? Lực ma sát có những tác động ra sao và ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào? Nếu bạn còn đang thắc mắc hay chưa hiểu lực ma sát là gì thì hãy cùng Wisevietnam tìm hiểu qua bài viết này nhé.

  1. 1. Lực ma sát là gì?
    1. 1.1. Ma sát là gì?
    2. 1.2. Lực ma sát là gì?
  2. 2. Có mấy loại lực ma sát
    1. 2.1. Lực ma sát trượt
    2. 2.2. Lực ma sát nghỉ
    3. 2.3. Lực ma sát lăn
    4. 2.4. Lực ma sát nhớt
  3. 3. Vai trò của lực ma sát trong đời sống
  4. 4. Làm sao để giảm tiếp xúc của lực ma sát?
  5. 5. Ứng dụng của lực ma sát

1. Lực ma sát là gì?

Lực ma sát là gì? Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ma sát là gì nhé. 

Lực ma sát là gì

1.1. Ma sát là gì?

Theo thuyết về vật lý, thì ma sát là một lực cản và nó xuất hiện ở giữa các bề mặt của vật chất.

Ma sát là một lực cản cản trở các chuyển động của vật được tạo ra bởi những vật tiếp xúc trực tiếp.

1.2. Lực ma sát là gì?

Hiểu đơn giản, lực ma sát là các lực cản trở chuyển động được sinh ra khi mà giữa các vật có sự tiếp xúc và cọ xát với nhau.

Khi giữa bề mặt các vật tiếp xúc và tạo ra chuyển động thì lực ma sát sẽ làm chuyển hoá động năng của các vật này thành năng lượng ở dạng khác.

Việc chuyển hoá này thường diễn ra do sự va chạm phân tử giữa các bề mặt và gây ra các chuyển động thế năng hoặc nhiệt năng trong biến dạng của các chuyển động electron và được tích luỹ thành một phần quang năng hoặc điện năng.

Trong thực tế, đa số các trường hợp thì động năng được chuyển hoá chủ yếu là thành nhiệt năng.

2. Có mấy loại lực ma sát

Lực ma sát là gì và có mấy loại lực ma sát?

Có mấy loại lực ma sát

2.1. Lực ma sát trượt

Lực ma sát trượt là lực được sinh ra khi vật chuyển động trượt trên một bề mặt tiếp xúc nào đó, khi đó bề mặt này sẽ tác dụng lên vật tại điểm tiếp xúc một lực là lực ma sát trượt, đồng thời gây ra các cản trở chuyển động của vật trên bề mặt.

Lực ma sát trượt có đặc điểm:

  • Điểm đặt lên một vật sẽ sát với bề mặt tiếp xúc.
  • Phương của vật sẽ song song với bề mặt tiếp xúc.
  • Chiều của lực ma sát trượt ngược với chiều chuyển động tương đối khi so sánh với bề mặt tiếp xúc.

2.2. Lực ma sát nghỉ

Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi 2 vật tiếp xúc với nhau. Khi có ngoại lực, bề mặt tiếp xúc sẽ tác dụng lên vật và tạo một ngoại lực làm cho vật tương đối đứng yên trên bề mặt hoặc thành phần của ngoại lực.

Khi bề mặt tiếp xúc tác dụng lên vật sẽ làm vật có xu hướng chuyển động.

Lực ma sát nghỉ có đặc điểm:

  • Điểm đặt lên vật sẽ sát với bề mặt tiếp xúc.
  • Với phương song song với bề mặt tiếp xúc.
  • Chiều ngược với lực của ngoại lực.

2.3. Lực ma sát lăn

Lực ma sát lăn là lực cản trở chuyển động lăn của các vật có hình tròn, có độ lớn lực ma sát lăn < hơn các lực ma sát động khác.

Khi vật này lăn trên bề mặt tiếp xúc của vật khác, lực ma sát xuất hiện nơi tiếp xúc và cản trở chuyển động lăn, có đặc điểm giống với lực ma sát trượt.

2.4. Lực ma sát nhớt

Lực nội ma sát của chất lỏng là lực cản trở giữa các lớp chuyển động của chất lỏng, hay còn được gọi là lực nhớt.

Khi chất lỏng càng nhớt thì lại càng đặc. Ví dụ như mật ong sẽ có lực nhớt lớn hơn nước.

3. Vai trò của lực ma sát trong đời sống

Lực ma sát là gì và có vai trò gì trong cuộc sống?

Vai trò của lực ma sát trong đời sống

Lực ma sát giúp cố định các vật thể trong không gian: giúp con người cầm nắm được các vật thể, giúp đinh giữ được trên tường,..

Lực ma sát giúp cho các vật thể khi đi qua những chỗ cua sẽ không bị trượt bánh, té ngã,.. Nếu lực ma sát quá nhỏ có thể khiến cho người, vật di chuyển bị trơn ngã.

4. Làm sao để giảm tiếp xúc của lực ma sát?

Lực ma sát là gì và làm sao để giảm sự tiếp xúc của lực ma sát?

Làm sao để giảm tiếp xúc của lực ma sát

Lực ma sát tuy có nhiều vai trò trong cuộc sống nhưng cũng đem đến những tác hại nhất định.

Việc các vật tiếp xúc và ma sát lẫn nhau lâu ngày có thể gây ra hao mòn và phát sinh nhiệt trong thời gian dài sử dụng.

Để giảm sự tiếp xúc của lực ma sát, bạn có thể chuyển lực ma sát trượt thành ma sát lăn, hoặc giảm ma sát tĩnh.

Ví dụ: Một đoàn tàu hoả khi mới khởi động, đầu tàu sẽ thường bị giật lùi và kéo từng toa đi theo, chúng chỉ chống lực ma sát tĩnh ở từng toa chứ không chống ma sát tĩnh của cả đoàn tàu.

Ví dụ: Sử dụng các chất làm trơn như dầu, mỡ với các bề mặt rắn, giúp giảm hệ số ma sát từ đó giảm thiểu khả năng bị mài mòn.

5. Ứng dụng của lực ma sát

Lực ma sát là gì và chúng ứng dụng ra sao trong cuộc sống? 

Ứng dụng của lực ma sát

Từ thời xa xưa, nhiệt năng của lực ma sát được ứng dụng làm công cụ đánh lửa, tạo ra diêm, hộp quẹt,..

Lực ma sát được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, ví dụ như sơn mài, đánh bóng,..

Nhờ vào lực ma sát, chúng ta có thể giữ được đinh trên tường, bắt vít và ốc không bị tuột, con người cầm nắm được đồ vật, xe cộ có thể di chuyển, con người có thể đi lại,..

Các phanh xe đạp, máy, ô tô cũng là những ứng dụng của lực ma sát trượt hay lực ma sát lăn.

4.3 / 5 ( 75 bình chọn )

Từ khóa » Hệ Số Nội Ma Sát Là Gì