Độ Bóng Bề Mặt Là Gì? Tiêu Chuẩn Và Các Cấp độ Bóng Bề Mặt

Rất nhiều câu hỏi liên quan đến chủ đề độ bóng hay độ nhám bề mặt của vật liệu. Hôm nay trong bài viết này, hãy cùng Inox Đại Dương tìm hiểu khái niệm, tiêu chuẩn, cách phân biệt ký hiệu và phương pháp đo độ bóng bề mặt mới nhất.

Nội dung chính

  • Độ bóng bề mặt là gì
  • Tiêu chuẩn – Cách phân biệt ký hiệu và các cấp độ của độ bóng bề mặt
    • Phương pháp đo độ nhám bề mặt
    • Biết độ bóng bề mặt để làm gì?

Độ bóng bề mặt là gì

Độ bóng bề mặt là mức độ bằng phẳng của bề mặt vật liệu sau khi qua các bước xử lý gia công như cắt gọt, tiện, phay CNC. Thông thường, khi chúng ta nhìn bằng mắt sẽ không thể nhận biết được các mô gồ ghề nhấp nhô trên bề mặt.

Nguyên nhân sự xuất hiện của bề mặt nhấp nhô như vậy là do quá trình chuyển động trong gia công cơ khí hoặc do ma sát của dao cụ… làm biến dạng lớp trên cùng của bề mặt.Sau khi qua các bước xử lý gia công như cắt gọt, tiện, phay CNC

Độ nhám là gì? độ bóng bề mặt cũng còn được gọi là độ nhám bề mặt. Tiêu chí độ nhẵn bóng bề mặt là một trong những phần quan trọng của việc đánh giá chất lượng sản phẩm.

Tiêu chuẩn – Cách phân biệt ký hiệu và các cấp độ của độ bóng bề mặt

Để trả lời được câu hỏi có bao nhiêu cấp độ nhám? Đầu tiên để đánh giá cấp độ độ nhám bề mặt, chúng ta căn cứ vào 2 tiêu chí “sai lệch trung bình” và “chiều cao nhấp nhô” và 14 cấp độ. Trong đó:

  • Sai lệch trung bình (Kí hiệu là Ra – đơn vị đo là µm): là đơn vị đo bề mặt phổ biến, dựa vào số liệu về số học được tính trung bình dựa trên những điểm có giá trị cao nhất và thấp nhất trong một chiều dài nhất định.
  • Chiều cao nhấp nhô (Kí hiệu là Rz – đơn vị đo là µm): là số liệu trung bình cộng của chiều cao tính từ điểm cao nhất đến thấp nhất trong một chiều dài nhất định.

"Tiêu

Dựa vào 2 tiêu chí trên, tiêu chuẩn độ nhám bề mặt được chia thành 14 cấp độ, được thể hiện chi tiết từ thô nhất đến nhẵn bóng nhất qua bảng sau:

Thô Bán thô Tinh Siêu tinh
Cấp độ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Ra 80 40 20 10 5 2.5 1.25 0.63 0.32 0.16 0.08 0.04 0.02 0.01
Rz 320 160 80 40 20 10 6.3 3.2 1.6 0.8 0.4 0.2 0.08 0.05
Chiều dài L 8mm 2.5mm 0.25mm 0.08mm

Trong đó, người ta thường dùng tiêu chí Ra để đánh giá độ bán thô – tinh (từ cấp 5 – 11) và tiêu chí Rz để đánh giá độ thô – siêu tinh (từ cấp 1- 4 và cấp 12 – 14)

Có thể bạn chưa biết: Hướng dẫn kỹ thuật sơn màu, sơn bóng 2K cho inox

Các phương pháp gia công khác nhau sẽ đáp ứng mức độ chính xác và cấp độ nhẵn bóng bề mặt khác nhau. Phân loại theo:

  • Cấp chính xác cao: Từ 1 – 5
  • Cấp chính xác thường (trung bình): Từ 6 – 11
  • Cấp chính xác thấp: Từ 12 – 18
Phương pháp gia công Cấp chính xác Cấp độ bóng
Tiện Tiện ngoài, tiện trong, bào thô 5 1-3
Tiện ngoài, tiện trong, bào bán tinh 4 4-7
Tiện ngoài, tiện trong, bào tinh 3 7-9
Phay Phay thô 4 1-3
Phay tinh 3 4-5
Khoan/ khoét Khoan, khoét 5 4-6
Doa Doa thô 3 5-7
Doa tinh 2 8-9
Chuốt Chuốt thô 2a 6-8
Chuốt tinh 2 9-10
Mài Mài thô 3a 6-7
Mài bán tinh 2 8-9
Mài tinh 1 9-10
Mài khôn thô 2 10-12
Mài khôn tinh 1 13-14
Nghiền Nghiền thô 2 6-8
Nghiền bán tinh 1 8-9
Nghiền tinh 1 9-11
Xọc/ phay Xọc răng, phay răng thô 4 5-6
Xọc răng, phay răng tinh 2 6-7
Cà răng 2 8

Trong xác định độ bóng bề mặt có những thuật ngữ dễ bị nhầm lẫn với nhau đó là độ nhẵn và độ bóng.

Các phương pháp gia công khác nhau sẽ đáp ứng mức độ chính xác

Độ nhẵn là độ nhấp nhô của bề mặt trong khi độ bóng là mức độ sáng bóng của bề mặt. Trước khi làm bóng bề mặt vật liệu, cần phải làm nhẵn chúng trước thì mới đạt được mức sáng bóng như hoàn hảo.

Nếu không qua công đoạn mài nhẵn mà tiến hành làm bóng, bề mặt sẽ dễ xuất hiện những vết xước.

Nên xem: Cách làm sạch đồ dùng inox sáng bóng tại nhà

Phương pháp đo độ nhám bề mặt

Có thể đo mức độ nhẵn bóng thông qua phương pháp bằng mắt (so sánh mẫu) hoặc bằng máy như:

Phương pháp đo độ nhám bề mặt

  • So sánh mẫu: So sánh bề mặt của vật và bề mặt của mẫu bằng mắt thường với điều kiện cả hai đều sử dụng phương pháp gia công và vật liệu như nhau. Với phương pháp này, có thể sử dụng mắt thường hoặc kính lúp, điều chỉnh góc chiếu sáng phù hợp cho việc xác định độ nhám bề mặt được chính xác nhất.
  • Thiết bị đo độ nhám: dùng máy và các thiết bị chuyên dụng để đo độ nhám của bề mặt. Bằng hoạt động của con trượt, đầu dò dịch chuyển và đo biên dạng của bề mặt, thiết bị dò chuẩn giúp xác định được chính xác Ra, Rz của bề mặt.

Biết độ bóng bề mặt để làm gì?

Nhận biết độ bóng bề mặt hoặc độ nhám bề mặt là tiêu chí vô cùng quan trọng trong ngành gia công cơ khí vì chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự lắp ráp của các chi tiết.

Ngoài ra, đối với các sản phẩm yêu cầu thẩm mỹ, thông qua tiêu chí Ra, Rz có thể nhận biết độ bóng để có phương pháp xử lý gia công thích hợp.

Trong ngành thực phẩm, độ bóng bề mặt thường yêu cầu Ra < 0.4µm. Biết được điều này, người sản xuất dễ dàng tạo ra những sản phẩm bếp và đồ dùng dụng cụ đạt tiêu chuẩn, vệ sinh và thẩm mỹ.

Ống inox trang trí do nhà máy Inox Đại Dương sản xuất theo công nghệ độc quyền mang lại độ bóng hoàn hảo
Ống inox trang trí do nhà máy Inox Đại Dương sản xuất theo công nghệ độc quyền mang lại độ bóng hoàn hảo

Mức độ nhám/ bóng của bề mặt cũng liên quan đến khả năng bám bụi bẩn, vi khuẩn. Vì thế, nhận biết được chúng và các thông số cụ thể sẽ giúp cho sản phẩm ngành y tế đảm bảo vệ sinh, không bị gỉ, an toàn với sức khỏe.

Bài viết cùng chủ đề: Các loại độ bóng của thép không gỉ và ứng dụng

Ban biên tập: Inox Đại Dương

5 / 5 ( 1 vote )

Từ khóa » Cách Tính Rz