TIÊU CHUẨN VỀ ĐỘ NHẴN BÓNG Ra, Rz VÀ CẤP CHÍNH XÁC
Có thể bạn quan tâm
Chuyển đến nội dung chính
Các chữ số đậm, đỏ được khuyến cáo nên dùng trong khi kiểm tra Độ chính xác gia công: là mức độ chính xác đạt được khi gia công so với yêu cầu thiết kế. Trong thực tế độ chính xác gia công được biểu thị bằng các sai số về kích thước, sai lệch về hình dáng hình học, sai lệch về vị trí tương đối giữa các yếu tố hình học của chi tiết được biểu thị bằng dung sai. Độ chính xác gia công còn phần nào được thể hiện ở hình dáng hình học lớp tế vi bề mặt. Đó là độ bóng hay độ nhẵn bề mặt, còn gọi là độ nhám. Cấp chính xác: Cấp chính xác được qui định theo trị số từ nhỏ đến lớn theo mức độ chính xác kích thước. TCVN và ISO chia ra 20 cấp chính xác đánh số theo thứ tự độ chính xác giảm dần là 01, 0, 1, 2, …15, 16, 17, 18. Trong đó: – Cấp 01 ÷ cấp 1 là các cấp siêu chính xác. – Cấp 1 ÷ cấp 5 là các cấp chính xác cao, cho các chi tiết chính xác, dụng cụ đo. – Cấp 6 ÷ cấp 11 là các cấp chính xác thường, áp dụng cho các mối lắp ghép. – Cấp 12 ÷ cấp 18 là các cấp chính xác thấp, dùng cho các kích thước tự do (không lắp ghép). Bảng quy đổi giữa cấp chính xác, cấp độ bóng và Rz, Ra: Chú ý: Cần phân biệt độ nhẵn, độ nhẵn bóng với độ bóng… độ nhẵn là độ nhấp nhô trên bề mặt, còn độ bóng là độ sáng của bề mặt, nếu bạn không mài kỹ để cho nhẵn thì sau khi đánh bóng sẽ lộ hết các vết sước trên bề mặt khi đó bề mặt có bóng nhưng không nhẵn.
TIÊU CHUẨN VỀ ĐỘ NHẴN BÓNG Ra, Rz VÀ CẤP CHÍNH XÁC
Độ nhẵn bóng bề mặt (nhám): được đánh giá qua 2 chỉ tiêu: Sai lệch trung bình Ra và chiều cao nhấp nhô Rz + Sai lệch trung bình số học của prôfil Ra, được đo bằng µm. Là trung bình số học các giá trị tuyệt đối của prôfil (hi) trong khoảng chiều dài chuẩn (L). Chỉ tiêu Ra thường dùng để đánh giá độ nhám bề mặt cấp 5 đến cấp 11. + Chiều cao trung bình của prôfil Rz, µm. Là trị số trung bình của tống các giá trị tuyệt đối của chiêu cao 5 đỉnh cao nhất (ti) và chiều sâu của 5 đáy thấp nhất (ki) của prôfil trong khoảng chiều dài chuẩn (L). Chỉ tiêu Rz thường dùng để đánh giá độ nhám bề mặt cấp 1 đến cấp 5 và cấp 13, 14. Tiêu chuẩn Việt Nam chia độ nhẵn bề mặt ra làm 14 cấp độ như bảng 1 dưới đây, trong đó cấp 14 là cao nhất (bề mặt nhẵn bóng nhất). Bảng 1: Các cấp độ nhẵn bề mặtChất lượng bề mặt | Cấp độ nhẵn | Ra (µm) | Rz (µm) | Chiều dài chuẩn L |
Thô | 1 2 3 4 | 80 40 20 10 | 320 160 80 40 | 82,5 |
Bán tinh | 5 6 7 | 5 2,5 1,25 | 20 10 6,3 | 250,8 |
Tinh | 8 9 10 11 | 0,63 0,32 0,16 0,08 | 3,2 1,6 0,8 0,4 | 0,25 |
Siêu tinh | 12 13 14 | 0,04 0,02 0,01 | 0,2 0,08 0,05 | 0,08 |
Nhận xét
Đăng nhận xét
Bài đăng phổ biến từ blog này
CÁC GÓC CÔN TIÊU CHUẨN
CÁC GÓC CÔN TIÊU CHUẨN Góc côn Góc nghiêng Côn tiêu chuẩn 0 o 17’11’’ 0 o 08’36’’ 1:200 0 o 34’23’’ 0 o 17’11’’ 1:100 1 o 08’45’’ 0 o 34’23’’ 1:50 1 o 54’35’’ 0 o 57’17’’ 1:30 2 o 51’51’’ 1 o 25’56’’ 1:20 3 o 49’06’’ 1 o 54’33’’ 1:15 4 o 46’19’’ 2 o 23’09’’ 1:12 5 o 43’29’’ 2 o 51’45’’ 1:10 7 o 09’10’’ 3 o 34’35’’ 1:8 8 o 10’16’’ 4 o 05’08’’ 1:7 11 o 25’16’’ 5 o 42’38’’ 1:5 18 o 55’29’’ 9 o 27’44’’ 1:3 30 o ... Đọc thêmBẢNG TRA KÍCH THƯỚC PHE GÀI
Định nghĩa: Phe gài là cái khóa dùng để giữ chi tiết không di chuyển dọc trục. Khi gài vào, phần tiếp xúc sẽ hoạt động như là cái vai để định vị chi tiết hoặc cụm. Phe cài thường được làm từ thép cacbon, thép không rỉ hoặc đồng Beri để chống lại sự ăn mòn tùy theo môi trường mà chúng được sử dụng. Ở Việt Nam ta thường dùng phe gài lỗ (C-Type retaining ring internal ) và phe gài trục (C-Type retaining external) theo tiêu chuẩn KS B 1336. Để dễ dàng lựa chọn phe gài cho lỗ hoặc trục khi thiết kế và gia công ta chỉ cần dựa vào đường kính của trục và tìm được đường kính của rãnh và độ dày của phe theo bảng sau: 1. Phe gài lỗ: (C-Type retaining ring internal) Hướng dẫn tra: D1: Đường kính lỗ D2: Đường kính rãnh. T: Độ dày phe. Đơn vị : mm D1 D2 T D1 D2 T 10 10.7 1 52 56.2 2 11 11.8 1 55 59.2 2 12 13 1 ... Đọc thêm Bonnie Truy cập hồ sơTHƯ MỤC GỐC
- 2023 1
- tháng 2 1
- 2022 1
- tháng 5 1
- 2021 4
- tháng 11 1
- tháng 10 1
- tháng 7 2
- 2019 1
- tháng 4 1
- 2018 1
- tháng 11 1
- 2017 13
- tháng 12 2
- tháng 9 4
- TIÊU CHUẨN VỀ ĐỘ NHẴN BÓNG Ra, Rz VÀ CẤP CHÍNH XÁC
- CÁC GÓC CÔN TIÊU CHUẨN
- BẢNG QUY ĐỔI TIÊU CHUẨN ỐNG TỪ HỆ INCH SANG HỆ MÉT
- QUY TẮC SỬ DỤNG KÍCH THỦY LỰC, CON ĐỘI THỦY LỰC
- tháng 6 1
- tháng 4 2
- tháng 2 4
Báo cáo vi phạm
Từ khóa » Cách Tính Rz
-
Độ Bóng Bề Mặt Là Gì? Và Những Điểm Cần Lưu Ý
-
Cách Phân Biệt Cấp độ Nhẵn Bóng Bề Mặt Rz Và Ra
-
Tiêu Chuẩn độ Nhám Bề Mặt
-
Các Tiêu Chuẩn Và Cấp độ Của độ Nhám Bề Mặt
-
Công Thức Tính độ Nhám Bề Mặt - định-cư.vn | Năm 2022
-
Ký Hiệu độ Nhám Bề Mặt - Máy Phay, Tiện CNC
-
Cách Ghi Và ý Nghĩa Của Các Thông Số độ Nhám Bề Mặt (表状).
-
Độ Bóng Bề Mặt Là Gì? Tiêu Chuẩn Và Các Cấp độ Bóng Bề Mặt
-
ĐỘ NHÁM BỀ MẶT - V
-
Cách Phân Biệt Cấp Độ Nhẵn Bóng Bề Mặt Rz Là Gì, Độ Nhám Bề ...
-
Độ Nhám Bề Mặt Tiêu Chuẩn Cần Biết - BKMech Máy CNC
-
Độ Bóng Bề Mặt Là Gì? Và Những Điểm Cần Lưu Ý | Cốp Pha Việt
-
Thông Số Chất Lượng Bề Mặt Và Cách Kiểm Tra