Độ (chỉ Số) PH Là Gì ? Ảnh Hưởng Của PH Tới Sức Khỏe Con Người

Độ pH là gì?

Độ pH là một chỉ số hiển thị mức tính chất hóa học của nước và dung dịch để xác định tính axit hay bazo của chúng. Độ pH của nguồn nước hoặc đất đai được tính theo thang pH có chỉ số từ 0 - 14.Theo lý thuyết, nước có độ pH = 7 (môi trường trung hòa), pH > 7 (Môi trường kiềm, tính bazo cao) còn pH < 7 (môi trường axit)Dựa vào một số nghiên cứu, độ pH của nước sinh hoạt là 6.0 - 8.5, nước ăn uống là 6.5 - 8.5 còn cơ thể con người có độ pH khoảng 7.3 - 7.4 Độ pH 7.3 - 7.4 là nồng độ tốt để các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường, nhưng do chế độ ăn uống không khoa học, kèm theo ô nhiễm mỗi trường, thực phẩm bản tràn lan...vv, nên cơ thể của chúng ta mất đi tính kiềm tự nhiên mà chuyển sang tính axit.Mức axit dư thừa nhiều trong cơ thể, chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh mãn tính nguy hiểm đối với cơ thể như ung thư, tiểu đường các bệnh về đường ruột và hô hấp,...

Ngoài độ pH trong nước, bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết Các chỉ số BOD, COD, TSS, DO trong nước để hiểu rõ hơn về các chất và chỉ số có trong nước

Công dụng của Độ pH?

Công dụng của độ pH trong cuộc sống
Công dụng của độ pH trong cuộc sống

Độ pH có ảnh hưởng lớn tới nguồn nước mà gia đình bạn đang sử dụng và đây cũng là một trong nhưng nguyên nhân làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Cụ thể hơn là khi pH của cơ thể quá cao hoặc quá thấp sẽ gây ảnh hưởng tới các tế bào trong cơ thể, các bệnh tim mạch, thần kinh, dị ứng thậm chí là ung thưVì vậy, chúng ta nên ăn khoảng 60% đến 80% thực phẩm tạo kiềm (VD: Bơ, Chanh, Cần Tây, Dưa chuột..vv) và khoảng 20%-40% thực phẩm tạo axit (VD: Đường, Sữa, Ngũ Cốc...vv).

Độ pH có ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Trong nước uống, hầu như pH ít ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên tính axit (hay tính ăn mòn) của nước, có thể làm gia tăng các ion kim loại từ các vật chứa, gián tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đồng thời khi sử dụng nguồn nước này một thời gian dài sẽ làm cho men răng của chúng ta hỏng.Chỉ số pH cũng một phần phản ánh sức khỏe ở trong cơ thể của chúng ta, để đảm bảo cho sự sống phát triển khỏe mạnh trong cơ thể con người bên trong cần có tính kiềm nhẹ, giúp các tế bảo vận hành tốt, hệ thông tuần hoàn máu lưu thông, làm giảm nhẹ đi gánh nặng cho các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể, nhất là gan, từ đó có hệ miễn dịch tốt ít sinh bệnh, cơ thể khỏe mạnh bình thường.

Tầm quan trong của pH đối với sức khỏe con người
Tầm quan trong của pH đối với sức khỏe con người

Vậy nên, nhiệm vụ quan trọng của chúng ta là duy trì được độ pH của chất lỏng bên trong chúng ta, việc dư thừa kiềm hay axit hay kiềm có thể làm mất cân bằng pH của cơ thể bị phá vỡ.Bởi vì, cơ thể chúng ta liên tục làm việc để xử lý các tạp chất, chất thải có tính axit trong đó để duy trì môi trường bên trong cân bằng pH, qua trình này được thực hiên bằng cách trung hòa tạp chất, chất thải có tính axit bằng các chất kiềm ( từ thực phẩm, nước uống ) và loại bỏ thải độc bằng đường tiểu tiện, vê sinh, mồ hôi và hơi thở.Còn nếu, cơ thể có độ pH ở dưới mực trung bình thì hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy ra, tính axit sẽ từ từ bảo mòm các tế bào, làm suy giảm các chức năng bài tiết trong cơ thể, cứ thế tích tụ lâu dài gây ảnh hưởng quá trình chuyển hóa của Gan và Thận, làm cơ thể mệt mỏi và kéo theo nhiều tình trạng nguy hiểm và bệnh tât gây lão hóa sớm.

Độ pH cũng là một trong những nguyên nhân khiến nước giếng khoan bị nhiễm phèn. Nếu nước nhà bạn bị nhiễm phèn, bạn có thể xem bài viết https://activatedcarbon.vn/cach-loc-nuoc-nhiem-phen-tai-nha.htm để có cách xử lý tốt nhất nhé.

Ứng dụng và ảnh hưởng của pH đến môi trường nuôi trồng.

Vụ mùa thu hoạch tôm của người dân nhờ pH giữ ở mức ổn định
Chất lượng tôm gia tăng nhờ cân bằng pH trong nước 
 

Ứng dụng vào nuôi trồng, thủy sản phải chú ý làm sao để có thể cân bằng được độ pH ở trong nước, chú ý làm sao cho phù hợp với từng loài thủy sản, hạn chế được nhưng rủi ro và làm tăng được năng suất nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện nguồn nước sinh sống của thủy sản làm tăng chất lượng thủy sản và sản lượng nuôi trồng. Vì ảnh hưởng từ yếu tố thời tiết, nhưỡng thổ, tảo và vi sinh vật nên độ pH có thể thay đổi liên tục, nên việc kiểm soát độ pH là rất quan trọng với việc nuôi thủy canh, bị ảnh hưởng cả từ yếu tố đất và nước để có thể đạt được năng xuất chất lương tốt, thì việc cân bằng độ pH là cực kì quan trọng.Trước khi, bắt đầu canh tác để kiểm chứng xem mô đất có thể đưa vào canh tác, trồng trọt có đảm bảo được sản lượng và chất lượt tăng trưởng của cây trồng thì yếu tố đầu tiên mà ta cần xem xét đến đó là độ pH của mô đất đó.Nếu độ pH nhỏ hơn > 7 tức là đất chua và cần bón vôi bột để cải tạo đất đai, cần bằng độ pH, làm tăng dinh dưỡng phì nhiêu của đất thường được làm trước khi mùa vụ gieo cấy lúa, bắt đầu bà con thường bón vôi bột cho đất trồng. Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH thường có giá trị số từ 3 - 9, căn cứ vào từng vị trí số người ta chia đất thành 3 loại là : Đất chua, Đất kiềm, Đất trung tính để có kế hoạch cải tạo và sử dụng khi thác tối đa tài nguyên màu mỡ.

Cách đo độ pH.

Có rất nhiều cách để đo độ pH của của nước, đất thực tế thì bạn có thể sử dụng bất kỳ cách nào mà bạn thích, đơn giản chúng ta có thể sử dụng VD:
  • Giấy quỳ tím
  • Bút điện đo độ pH
  • Máy đo độ pH

Mỗi cách đo đều có công dụng tiện lợi và nhược điểm riêng nên bạn hay chọn cách nào phù hợp với lĩnh vực cộng việc của mình nhé.

1. Cách cân bằng độ pH của nước

Giả dụ bạn muốn cân bằng độ pH trong nước để nuôi cá hoặc sinh vật, với độ pH trung bình môi trường ở trung tính có pH = 7Trước tiên ta sẽ phải kiểm tra xem nguồn nước có độ pH cao hay thấp để dễ dàng điều chỉnh.Nếu nước có độ pH thấp ta có thể tăng độ pH lên bằng rất nhiều cách, như dùng san hô biển tự nhiên, bạn có thể mua tùy theo số lượng mà bạn cần để cân bằng lượng pH trong nước hoặc sử dụng thiết bị sử lý nước, dây chuyền lọc nước để có thể cân bằng được độ pH tốt nhất.

Còn đối với những nguồn nước mang tính kiềm nhiều và cần giảm độ pH trong nước, ta có thể sử dụng bằng hệ thống lọc nước RO bởi một trong nhưng nguyên nhân làm nước của bạn có độ pH cao là do nước bị nhiễm kim loại nặng. Với hệ thống lọc RO sẽ loại bỏ các kim loại có trong nước, điều này sẽ làm giảm độ pH trong nước xuống một cách đáng kể. Hoặc ta có thể sử dụng nhưng cách tự nhiên như sử dụng gỗ lụa, rêu bùn, lá bàng khô, đó là nhưng cách tự nhiên hiệu quả và ít tốn kém

2. Cách cân bằng độ pH của đất

Trước tiên ta cần phải xác định, vùng đất cần canh tác hay nuôi trồng để có thể đo nồng độ pH, từ đó có thể biết được tình trạng đất cần giảm hay tăng pH để có thể phù hợp với nhu cầu.Đầu tiên ta cần phải tiến hành thử độ pH của đất, có thể sử dụng máy đo pH hoặc giấy quỳ, sau đó tùy từng loại cây trồng mà bà con định canh tác sẽ có hướng xử lý đất cho phù hợp.Với vùng đất có độ pH thấp do đất có nhiều tính axit, có thể là do đặc tính của đất tự nhiên hay mưa axit làm ảnh hưởng tới chất lượng đất.Ta có thể làm tăng độ pH của đất lên cho phù hợp nhờ ‘’nước vôi trong”, bởi tính hòa tan của vôi là tương đối thấp, nếu sử dụng vôi nông nghiệp thì chỉ làm tăng được độ pH của bề mặt chứ không tác động được xuống các tầng đất dưới.

Trường hợp đất khô thì thường xuyên tưới nước sẽ làm kích hoạt vôi ngấm vào đất, tùy vào diện tích đất và độ ẩm, mà ta có thể điều chỉnh tưới cho hợp lý để các khoảng chất trong đất sẽ không bị trôi đi nếu bạn tưới quá nhiều.Do ảnh hưởng từ thiện nhiên và tùy vào từng vùng đất có sự khác nhau, nên việc cân bằng độ pH là một điều rất cần thiết trong nuôi trồng. Để giảm độ pH một cách hợp lý nhất trước tiên ta cần phải xác định xem lượng kiềm có trong đất, từ đó có thể sử dụng nhưng cách khắc phục làm giảm độ pH hợp lý tùy vào từng nhu cầu của người canh tác.Ta có thể sử dụng các chất hữu cơ, như lá cây, phân bón hoặc chuồng để có thể làm giảm độ pH có trong đất, tuy nhiên phương pháp nay chỉ nên áp dụng với các mục tiêu dài hạn bởi quá trình phân hủy tương đối lâu thâm chí có thể mất nhiều năm nên đây là phương pháp lựa chọn tốt cho làm vườn hữu cơ.Lựa chọn tiếp đó là ta có thể sử dụng Sắt sunfat, ta sẽ kết hợp IRON SULFATE lên bề mặt đất, sắt sunfat được sử dụng để axit hóa và bổ sung thêm một lượng sắt không nhiều và làm giảm độ pH của đất giúp cần bằng được độ pH có trong đất.Tùy vào diện tích đất mà ta có thể trộn từng chất phụ gia có tính axit làm giảm pH của đất khác như:

  • Phốt phát
  • Ferric sulfate
  • Than bùn
  • Nitrat amoni

Các hợp chất này có thể làm lập tức đất có tính axit cao hơn do phản ứng hóa học, vì vậy nó sẽ làm thay đổi độ pH rất nhanh, nên việc kiểm soát độ chua của đất có thể khó khăn hơn. Bạn có thể mua hầu hết các hợp chất làm giảm pH của đất tại các cửa hàng nhà vườn.Hy vọng qua bài viết trên đây các bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về độ pH và tầm quan trong của pH trong sức khỏe cũng như đời sống cũng như những ảnh hưởng của độ pH tới đời sống của con người.Vì vậy, hãy kiểm tra lại các chỉ số, độ pH ở trong nước sinh hoạt, trong gia đình mình để có hướng giải quyết thích hợp nhất nhé!

Từ khóa » Nồng độ Ph Tiếng Anh Là Gì